Phân tán rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 94)

Để hạn chế thấp nhất những rủi ro xảy ra và đồng thời đạt được mục tiêu lợi nhuận, phân tán rủi ro là một giải pháp có tính chủ động và ngăn ngừa tích cực những hậu quả lớn có thể xảy ra đối với hoạt động của Ngân hàng.

Việc phân tán rủi ro được thực hiện qua phân tán dư nợ và cộng đồng tài trợ. Cụ thể:

Phân tán dư nợ, đa dạng hóa danh mục đầu tư

Đây là biện pháp chủ động nhất và tốt nhất trong việc phân tán rủi ro tín dụng. Ngân hàng cần chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tư tín dụng, nhiều ngành nghề khác nhau cũng như nhiều khách hàng ở những địa bàn khác nhau. Điều này vừa mở rộng được phạm vi cũng như quy mô hoạt động, vừa tạo một chỗ đứng trong địa bàn tỉnh mà còn đạt được mục đích phân tán rủi ro. Để thực hiện được Ngân hàng cần vạch ra các chiến lược kinh doanh thích hợp trên cơ sở quán triệt một số vấn đề cụ thể:

 Đầu tư vào nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau để tránh được sự cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn tỉnh trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng như tránh gặp rủi ro do những chính sách của Nhà nước trong việc cơ cấu lại một số ngành kinh tế với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nhất định

 Đầu tư vào nhiều đối tượng sản xuất kinh doanh, nhiều loại hàng hóa khác nhau trên thị trường, tránh tập trung vào cho vay sản xuất một số loại sản phẩm nhất định, nhất là các sản phẩm mà Nhà nước không khuyến khích phát triển cũng như các sản phẩm không cần thiết nhiều trong đời sống xã hội.

 Cho vay nhiều loại thời hạn khác nhau đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh những rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trường.

 PGD nên mở rộng đầu tư trên nhiều địa bàn khác nhau, đầu tư phân tán vốn vay tới nhiều vùng để có thể tránh dồn vốn cho một vùng để hạn chế những rủi ro tìm ẩn như thiên tai, dịch bệnh.

82

 Xây dựng phương án cơ cấu lại tín dụng, giảm mức độ tập trung tín dụng vào khách hàng lớn, cân đối hợp lý trên tinh thần sử dụng hết hạn mức tín dụng trung và dài hạn để phục vụ nhu cầu chính đáng của khách hàng.

 Tiếp tục nghiên cứu triển khai gói sản phẩm tín dụng dựa trên các chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả và tiết giảm chi phí như: Cho vay chuỗi người nuôi – thu mua – chế biến – xuất khẩu; cho vay liên kết giữa nhà cung ứng vật nguyên vật liệu đầu vào – nhà sản xuất với người tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Liên kết, cho vay đồng tài trợ

Cho vay hợp vốn hay còn gọi là cho vay đồng tài trợ là việc mà một doanh nghiệp cần một số vốn rất lớn nhưng Ngân hàng không thể đáp ứng được, đó thường là nhu cầu đầu tư cho những dự án có quy mô và khó xác định được mức rủi ro có thể xảy ra. Do đó, các ngân hàng liên kết với nhau trong công tác thẩm định, cho vay và chia sẻ rủi ro đảm bảo quyền lợi mỗi bên thông qua việc ký với nhau một hợp đồng tài trợ. Để thực hiện có hiệu quả hình thức tín dụng này, các ngân hàng phải có ý thức hợp tác, đồng thời cần phải có một ngân hàng chủ trì cho việc thỏa hiệp giữa họ, vai trò này có thể giao cho Ngân hàng Nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc thành phố thực hiện.

Bảo hiểm tín dụng

Bảo hiểm là một khái niệm thường gặp dùng để chỉ một trong những biện pháp hữu hiệu để phân tán rủi ro với mục đích san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay,… Trong quá trình hoạt động tín dụng của Ngân hàng, dù là các khách hàng tiềm năng thì cũng khó tránh khỏi được những rủi ro không thể lường trước như thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn lao động,… Do đó việc mua bảo hiểm sẽ giúp Ngân hàng giảm thiểu tối đa những thiệt hại bởi những rủi ro đó sẽ chuyển sang cho cơ quan Bảo hiểm và Ngân hàng sẽ nhận được một số tiền bù đắp khoản nợ khi rủi ro xảy ra không thu được nợ của khách hàng. Do đó việc mua Bảo hiểm là một trong những biện pháp phòng chống rủi ro tín dụng an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)