Phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 49)

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại, bởi tính chất cơ bản của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Việc huy động được một lượng lớn nguồn vốn nhàn rỗi là một vấn đề cấp thiết mà hầu hết các Ngân hàng đều đặt ra một mục tiêu cụ thể để đảm bảo cho quá trình hoạt động. Vốn huy động luôn là một bộ phận quan trọng cấu thành nên nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng. Nhận thấy được tầm quan trọng đó nên ban lãnh đạo của Ngân hàng luôn chú trọng vào công tác thẩm định và huy động nguồn vốn nhàn rỗi lành mạnh góp phần giúp Ngân hàng hoạt động ổn định và liên tục.

Nguồn vốn là yếu tố quyết định hàng đầu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nếu kinh doanh mà không đủ nguồn vốn hay yếu kém thì doanh nghiệp cũng sẽ gặp không ít khó khăn trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của mình. Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp thì đòi hỏi Ngân hàng cần phải có một lượng lớn nguồn vốn. Ngoài ra nếu có nguồn vốn dồi dào, Ngân hàng sẽ chủ động hơn trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động đầu tư tín dụng, đa dạng hóa đối tượng khách hàng, phù hợp với định hướng và phát triển của Ngân hàng.

Đứng trước những vấn đề cấp thiết đó, PGD Khánh Hưng – NHNo & PTNT tỉnh Sóc Trăng với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo cùng đội ngũ cán bộ đã có những nỗ lực trong công tác tìm kiếm những nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh của mình cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để hiểu hơn về quá trình huy động vốn của Ngân hàng, chúng ta đi vào phân tích cụ thể thông qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn của PGD Khánh Hưng.

37

Bảng 4.1 Tình hình nguồn vốn huy động của PGD trong giai đoạn 2011 – 2013 và 06 tháng đầu năm 2014

Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Tổ tín dụng – PGD Khánh Hưng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 06 tháng 2013 06 tháng 2014 2012/2011 2013/2012 6th2014/6th2013 số tiền % số tiền % số tiền %

Vốn HĐ KKH 4.981 6.100 10.251 10.211 5.394 1.119 22,47 4.151 68,05 (4.817) (47,17) * Tiền gửi KKH 4.802 5.963 6.155 6.115 2.143 1.161 24,18 192 3,22 (3.972) (64,96) * TGTK KKH 179 137 4.096 4.096 3.251 (42) (23,46) 3.959 2889,78 (845) (20,63) Vốn HĐ ngắn hạn 29.989 30.513 17.757 15.665 30.629 524 1,75 (12.756) (41,81) 14.964 95,53 * TG có kỳ hạn < 12 tháng 3.000 3.000 3.065 3.065 18.513 0 0,00 65 2,17 15.448 504,01 * TGTK có kỳ hạn < 12 tháng 26.989 27.513 14.692 12.600 12.116 524 1,94 (12.821) (46,60) (484) (3,84) Vốn HĐ trung và dài hạn 2.724 3.334 14.215 16.302 7.947 610 22,39 10.881 326,36 (8.355) (51,25) TGTK có kỳ hạn >12 tháng 2.724 3.334 14.215 16.302 7.947 610 22,39 10.881 326,36 (8.355) (51,25) Phát hành GTCG 500 2.556 3.344 1.795 2.150 2.056 411,20 788 30,83 355 19,78 Tổng vốn HĐ 38.194 42.503 45.567 43.973 46.120 4.309 11,28 3.064 7,21 2.147 4,88

38

Qua bảng số liệu, ta thấy tổng nguồn vốn huy động của PGD Khánh Hưng – NHNo& PTNT tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 3 năm 2011 – 2013 và 06 tháng đầu năm 2014 tăng dần qua các năm, đảm bảo cho hoạt động cho vay của Ngân hàng và đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho người dân trên địa bàn tỉnh. Tổng nguồn vốn của Ngân hàng trong năm 2011 là 38.194 triệu đồng. Bước qua năm 2012, đây là một năm mà nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của nền kinh tế thế giới do cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công Châu Âu chưa được giải quyết triệt để nên các tổ chức doanh nghiệp trong nước còn hạn chế trong quá trình mở rộng quy mô hoạt động. Nhưng nhờ toàn thể cán bộ của phòng trong việc thẳng thắn nhìn nhận và chỉ ra những yếu kém trong nội tại nền kinh tế, đồng thời phân tích những cơ hội và thách thức đã giúp cho Ngân hàng thu được nguồn vốn tương đối hiệu quả. Cùng với việc triển khai thành công các chương trình tiết kiệm dự thưởng tronh toàn tỉnh, cụ thể như chương trình HĐV tiết kiệm dự thưởng chào mừng 61 năm ngày thành lập ngành Ngân hàng; chương trình cho mùa vàng bội thu; triển khai thực hiện nghiêm túc tinh thần văn bản 1255/HĐTV – KHTH về việc giao chỉ tiêu HĐV trong hệ thống Agribank;... đã giúp nguồn vốn Ngân hàng thu về được là 42.503 triệu đồng, tăng 11,28% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2013 nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn và biến động phức tạp, cuộc khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công chưa hoàn toàn chấm dứt. Trước tình hình đó, chính phủ đã kịp thời ban hành hai nghị quyết số 01/NQ- CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013 và nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu cùng với việc tiếp tục thực hiện nghiêm túc theo tinh thần văn bản 1255/HĐTV-KHTH. Nhờ đó mà Ngân hàng cũng đưa ra những chính sách để nâng cao tình hình HĐV. Do đó nguồn vốn huy động có tăng lên nhưng không nhiều, đạt 45.567 triệu đồng, tăng lên 7,21% so với cùng kỳ năm 2012. Trong giai đoạn 06 tháng đầu năm 2014 với sự ổn định trở lại của nền kinh tế trong và ngoài nước. Đời sống người dân dần được cải thiện, nguồn tiền nhàn rỗi ngày càng tăng cao nhưng lại không có kinh nghiệm trong đầu tư kinh doanh nên có xu hướng gửi tiền vào Ngân hàng, làm cho nguồn vốn huy động trong thời kỳ này tăng lên. Cùng với việc Ngân hàng mở rộng các chính sách ưu đãi và tri ân khách hàng giúp cho nguồn vốn của Ngân hàng tăng 2.147 triệu đồng, và tăng 4,88% so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2013. Nguồn vốn huy động của ngân hàng có tăng nhưng bên trong vẫn có nhiều biến động thông qua nguồn vốn huy động không kỳ hạn, có kỳ hạn và phát hành giấy tờ có giá.

39

4.1.1.1 Nguồn vốn huy động không kỳ hạn

Vốn huy động chiếm tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động, bởi đối với nguồn vốn này ngân hàng cần linh hoạt trong quá trình sử dụng vốn và cần dự trữ một khoản vốn để thanh toán kịp thời cho khách hàng khi có nhu cầu rút vốn. Trong giai đoạn 3 năm 2011 – 2013 thì nguồn vốn huy động không kỳ hạn có chiều hướng tăng lên. Cụ thể trong năm 2011 nguồn vốn này đạt 4.981 triệu đồng, chiếm 13,04% trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Trong năm 2012 thì nguồn vốn này tăng lên 1.119 triệu đồng, tăng 22,47% so với năm 2011. Để thuận tiện cho việc thanh toán cũng như sử dụng tiền cho hoạt động kinh doanh của mình thì các doanh nghiệp thường mở các khoản tiền gửi không kỳ hạn trong Ngân hàng. Tuy khoản tiền này với mức lãi suất thấp nhưng giúp cho doanh nghiệp không tốn các khoản chi phí giao dịch khác. Ngoài ra, Ngân hàng luôn duy trì tốt một khoản tiền thanh toán để chi trả kịp thời khi khách hàng rút vốn. Do đó ngân hàng rất chú trọng công tác marketing và thuyết phục các cá nhân tổ chức hưởng ứng tích cực việc thanh toán từ những tiện ích mà Ngân hàng mang lại. Và cũng nhờ đó mà trong năm 2013, khoản vốn này tăng lên đáng kể và đạt được 10.251 triệu đồng, tương đương tăng 68,05% so với năm 2012. Chính sách từ việc khắc phục những sai lầm và bổ sung những chỉ tiêu mới đã giúp Ngân hàng tăng việc huy động từ nguồn vốn này. Ngân hàng đã giúp nhiều doanh nghiệp, cá nhân hiểu ra được sự thiết yếu của các dịch vụ thanh toán, từ đó giúp vốn huy động không kỳ hạn tăng nhanh. Tuy nhiên, trên địa bàn hiện nay có nhiều NHTM khác được hình thành và cũng mở rộng các mô hình dịch vụ thanh toán tương tự. Cùng với nền kinh tế còn nhiều bất cập, sự phát triển hạn chế của các doanh nghiệp, việc sử dụng các dịch vụ thanh toán giảm xuống nên trong 06 tháng đầu năm 2014 nguồn vốn này giảm xuống và chỉ còn đạt 5.394 triệu đồng, tương đương giảm 47,17% so với cùng kỳ 06 tháng đầu năm 2013.

4.1.1.2 Nguồn vốn huy động ngắn hạn

Một khoản nguồn vốn mà Ngân hàng lúc nào cũng quan tâm hàng đầu đó là nguồn huy động vốn ngắn hạn. Bởi với mức lãi suất huy động không quá cao mà Ngân hàng lại chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn này hơn, đem lại nhiều hiệu quả kinh tế cho Ngân hàng. Nguồn vốn này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Trong năm 2011 Ngân hàng đã huy động được 29.989 triệu đồng, chiếm một tỷ trong khá lớn, đạt 78,52% trong cơ cấu vốn huy động của ngân hàng. Bước qua năm 2012, nhờ có sự nỗ lực của toàn thể cán bộ PGD trong việc tìm kiếm nguồn vốn từ các doanh nghiệp tổ chức cùng với những khuyến mãi dự thưởng như phát hành Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng mừng Xuân Nhâm Thìn; phát hành

40

Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng Agribank – Mùa vàng trên quê hương,... đã khiến mức huy động này có phần tăng lên. Do đó trong năm 2012 Ngân hàng đã đạt được khoản vốn huy động ngắn hạn là 30.513 triệu đồng, tăng 524 triệu đồng, tương đương tăng 1,75% so với năm 2011. Cũng trong năm 2013, do chịu nhiều ảnh hưởng của NHNN trong việc điều tiết lãi suất huy động, hạ mức lãi suất trần nên không thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp và người dân. Mặt khác nhận thấy việc huy động vốn ngắn hạn trong thời điểm này không mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng nên trong năm 2013 nguồn vốn này chỉ đạt được 17.757 triệu đồng, giảm 41,81% so với năm 2012. Đây là mức giảm mạnh nhất của vốn huy động ngắn hạn trong giai đoạn phân tích. Tuy nhiên bước qua giai đoạn 06 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn huy động ngắn hạn tăng mạnh trở lại và đạt được 30.629 triệu đồng, tăng tới 95,53% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một bước tiến khả quan trong cơ cấu vốn của Ngân hàng. Nguồn tăng chủ yếu trong tổng vốn huy động ngắn hạn này là từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Trong khi các năm trước chỉ dao động với mức khoảng 3.000 triệu đồng thì trong thời gian này lại tăng lên tới 18.513 triệu đồng tăng tới 504,01% so với cùng kỳ năm trước. Việc có mức tăng như vậy là do Ngân hàng triển khai tốt các kế hoạch thu hút vốn từ các tổ chức được đánh giá là hoạt động có hiệu quả tốt.

4.1.1.3 Nguồn vốn huy động trung và dài hạn

Ngân hàng luôn mong muốn khách hàng gửi tiền càng lâu thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh lâu dài, nên nguồn vốn huy động trung và dài hạn cũng được Ngân hàng chú trọng. Tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua nền kinh tế nước ta luôn chịu nhiều ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm lãi suất của NHNN. Ngân hàng không thể nâng cao mức lãi để thu hút khách hàng do đó nguồn vốn này chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng nguồn vốn này vẫn tăng qua các năm. Trong năm 2011 thì Ngân hàng chỉ huy động được 2.724 triệu đồng, chiếm khoảng 7,13% trong tổng nguồn vốn huy động. Đến năm 2012 để đạt được chỉ tiêu được giao thì nguồn vốn này tăng lên đạt 3.344 triệu đồng, tăng 22,39% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2013 thì do Ngân hàng nhận thấy việc huy động vốn ngắn hạn gặp nhiều khó khăn và không mang lại hiệu quả kinh tế cao nên ban lãnh đạo đã điều chỉnh kế hoạch huy động vốn trong Ngân hàng, tăng chỉ tiêu huy động vốn dài hạn. Với sự nỗ lực trong công tác tìm kiếm nguồn vốn nhàn rỗi của người dân và các doanh nghiệp đã mang lại kết quả khả quan trong nguồn vốn trung và dài hạn cho Ngân hàng. Những nỗ lực đó được đánh giá qua kết quả trong năm 2013, lượng vốn huy động trung và dài hạn tăng mạnh lên đến

41

14.215 triệu đồng, tăng 10.881 triệu đồng tương đương tăng 326,36% so với năm 2012. Các khoản tiền huy động chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm từ các doanh nghiệp cũng như người dân trên địa bàn tỉnh, vì ngại rủi ro trong kinh doanh và đầu tư nên việc gửi vào Ngân hàng khoản thời gian dài sẽ mang lại sự an tâm cũng như có thể sinh lãi tốt cho khoản tiền của khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng còn mang đến cho khách hàng nhiều chính sách ưu đãi như chính sách ưu đãi khi sử dụng thẻ của Ngân hàng, chăm sóc khách hàng,... mang đến cho khách hàng cảm giác họ thật sự như người tri ân của Ngân hàng. Tuy nhiên đến 06 tháng đầu năm 2014 thì nguồn vốn này giảm đáng kể, còn 7.947 triệu đồng, tương ứng với mức giảm 51,25% so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm trên một phần cũng là do yếu tố cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên cùng địa bàn. Mặt khác là do trong giai đoạn này Ngân hàng đẩy mạnh thu hút vốn huy động ngắn hạn để linh hoạt hơn trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình. Bởi nếu Ngân hàng chỉ tập trung vào các khoản vay trung và dài hạn thì phải trả một khoản lãi lớn hơn các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên Ngân hàng sẽ cố gắng khắc phục và đưa ra những chính sách mới để mang lại sự ổn định trong cơ cấu nguồn vốn trên.

4.1.1.4 Phát hành giấy tờ có giá

Phát hành giấy tờ có giá là một trong những công cụ huy động vốn khá hiệu quả của Ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ. Lượng tiền huy động từ việc phát hành giấy tờ có giá trong những năm qua biến động tăng nhưng không đều. Trong năm 2011, ngân hàng huy động được 500 triệu đồng từ việc phát hành giấy tờ có giá, vì huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá không mấy khả quan do lượng vốn huy động từ tiền gửi đã đủ lớn. Mặt khác người dân chưa am hiểu rõ các loại giấy tờ có giá nên Ngân hàng hạn chế huy động vốn từ hình thức này. Tuy nhiên bước sang năm 2012 thì mức huy động từ nguồn này tăng mạnh đáng kể và đạt được 2.566 triệu đồng, tăng lên tới 411,20% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là trong năm này NHNN giảm lãi suất huy động làm cho người dân có xu hướng đầu tư vào các kênh khác có lợi nhuận hấp dẫn hơn như vàng, bất động sản, chứng khoán. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tỉnh gặp không ít khó khăn nên việc các doanh nghiệp gửi tiền phục vụ cho việc thanh toán cũng hạn chế. Do đó, Ngân hàng cần phải chọn một hình thức huy động vốn khả quan hơn đó là phát hành giấy tờ có giá. Đây là hình thức khá phổ biến khi lãi suất thị trường giảm bởi khi đầu tư vào các giấy tờ có giá này sẽ mang lại hiệu quả về lợi nhuận cao hơn. Bước sang năm 2013 thì nguồn vốn huy động từ phát hành giấy tờ có giá tăng lên 30,83% so với năm 2012 và đạt được 3.344 triệu đồng. Việc NHNN tiếp tục hạ mức lãi suất khiến Ngân hàng phải phát hành thêm các

42

loại giấy tờ có giá để huy động vốn. Và cũng trong 06 tháng đầu năm 2014, nguồn vốn này cũng tăng lên 2.150 triệu đồng, tăng 19,78% so với cùng kỳ năm trước. Người dân dần hiểu hơn lợi ích của các loại giấy tờ có giá cùng với sự nỗ lực của Ngân hàng đã mang đến nguồn vốn huy động từ hoạt động này ngày càng khả quan hơn và giúp cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)