- Cán bộ thẩm định phải là những cán bộ có đủ trình độ, năng lực, chuyên môn, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao và cân nhắc năng lực, thế mạnh của từng người mà phân công hợp lý. Phải bố trí các cán bộ thẩm định sao cho hợp lý và tránh sự chồng chéo. Nên phân công cho mỗi cán bộ
83
quản lý một ngành nghề khác nhau và tập trung vào tìm hiểu kỹ lưỡng loại hình kinh doanh trong ngành nghề đó.
- Tìm hiểu và nắm vững địa bàn hoạt động để tiết kiệm thời gian và chi phí hơn trong công tác thu thập thông tin khách hàng tại địa bàn.
- Cần tạo dựng mối quan hệ với các ban ngành, cấp, cán bộ địa phương tại nơi địa bàn mình phụ trách để có thể thu thập được thông tin về khách hàng một cách đáng tin cậy và xét xem tính trung thực của khách hàng trong việc khai báo.
- Tuân thủ đúng nguyên tắc và tiến trình thẩm định, thẩm định trước trong và sau khi cho vay, không nên bỏ qua hay nhảy bước sẽ không kiểm soát được khoản nợ khi có phát sinh rủi ro.
- Nội dung thẩm định khách hàng cần chặt chẽ hơn, tránh việc đơn giản hóa quy trình thẩm định hoặc do ý thức trách nhiệm chưa cao của cán bộ tín dụng mà bỏ qua nhiều chỉ tiêu đánh giá, dẫn đến thẩm định lỏng lẽo, qua loa làm tăng rủi ro tín dụng.
- Thẩm định triển vọng ngành mà khách hàng kinh doanh để biết được chu kì tăng trưởng của ngành đang ở giai đoạn nào, mức độ cạnh tranh, sức ép của sản phẩm thay thế cao hay thấp.
- Kiểm tra, kiểm soát là việc hết sức cần thiết và quan trọng giúp đề phòng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những yếu kém có thể dẫn đến rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Việc kiểm tra, kiểm soát phải kịp thời, thường xuyên, đánh giá sự việc một cách mau lẹ và đưa ra kết luận chính xác.