Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 80)

Nợ xấu tăng cao sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng bởi phải thực hiện trích lập dự phòng cho các nhóm nợ tăng lên, mặt khác nó còn làm giảm đi uy tín của Ngân hàng. Tuy nhiên khi Ngân hàng mở rộng cho vay đối với

68

nhiều đối tượng thì nợ xấu tăng lên là điều không tránh khỏi, vì vậy Ngân hàng phải chịu rủi ro khi mở rộng việc cho vay này.

Bảng 4.16 Nợ xấu theo thành phần kinh tế trong giai đoạn 2011 – 2013 và 06 thàng đầu năm 2014 Đơn vị: Triệu đồng CHỈ TIÊU 2011 2012 2013 06 tháng 2013 06 tháng 2014 số tiền TT (%) số tiền TT (%) số tiền TT (%) số tiền TT (%) số tiền TT (%) DN 60 0,57 300 4,15 400 5,69 640 9,33 640 9,00 Hộ gia đình, cá nhân 8.218 77,73 4.425 61,19 4.393 62,44 4.107 59,89 3.739 52,57 Hộ sản xuất 2.294 21,70 2.506 34,66 2.243 31,87 2.111 30,78 2.733 38,43 Tổng nợ xấu 10.572 100,0 7.231 100,0 7.036 100,0 6.858 100,0 7.112 100,0 Nguồn: Tổ tín dụng – PGD Khánh Hưng

Qua bảng số liệu trên, thành phần chiếm tỷ trọng nợ xấu cao nhất là Hộ gia đình, cá nhân. Điều này cũng dễ hiểu bởi vì lượng cho vay đối với thành phần này là rất lớn, chính vì vậy lượng dư nợ cũng rất cao và có các khoản nợ quá hạn cũng rất cao, kéo theo nợ xấu tăng cao là điều tất nhiên. Tình hình nợ xấu trong năm vừa qua của Hộ gia đình, cá nhân có xu hướng giảm dần qua các năm. Trong năm 2011 nợ xấu thành phần này đạt 8.218 triệu đồng, chiếm tới 77,73% trong tổng nợ xấu. Sang năm 2012 còn 4.425 triệu đồng, giảm tới 3.793 triệu đồng, tương đương giảm 46,15% so với năm 2011. Có sự giảm mạnh như vậy là trong năm ngân hàng giảm cho vay trong ngành này xuống đáng kể vì gặp khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng cho vay. Đến năm 2013 thì nợ xấu tiếp tục giảm còn 4.393 triệu đồng, giảm 32 triệu so với kỳ trước. Trong 06 tháng đầu năm 2014 thì công tác thu nợ của Ngân hàng tương đối tốt trong khi doanh số cho vay kỳ này cao hơn kỳ trước, làm cho dư nợ kỳ này giảm kéo theo nợ xấu cũng giảm còn 3.739 triệu đồng, giảm 368 triệu, tương đương giảm 8,96% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên việc nợ xấu tồn tại ở đối tượng này là do các khoản vay không cao nhưng lại chiếm một số lượng nhiều gây khó khăn trong việc kiểm tra quá trình sử dụng vốn của khách hàng. Trong quá trình làm việc khách hàng cũng gặp nhiều rủi ro như thất nghiệp, tại nạn lao động dẫn đến mất khả năng lao động, thu nhập không đủ để chi trả lãi cho ngân hàng nên dẫn đến món nợ dần chuyển sang nợ xấu.

Đối tượng chiếm tỷ trọng nợ xấu cao thứ hai đó là hộ sản xuất. Tình hình nợ xấu trong nhóm đối tượng này tuy có giảm trong năm 2013 nhưng đa phần có xu hướng tăng lên. Năm 2011 đạt mức 2.294 triệu đồng, tương đương

69

chiếm 21,70% trong tổng cơ cấu nợ xấu. Qua năm 2012 tăng lên 2.506 triệu đồng, tăng lên tới 212 triệu đồng so với năm trước. Mức tăng này là do trong năm nền kinh tế khó khăn, việc sản xuất chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai dịch bệnh, làm cho nguồn thu giảm mạnh không đủ để chi trả nợ cho Ngân hàng. Sang năm 2013 thì mức nợ xấu trong ngành này giảm xuống còn 2.243 triệu đồng, giảm 263 triệu đồng so với năm 2012. Nguyên nhân do ngân hàng thắt chặt trong việc thẩm định món vay, doanh số cho vay trong kỳ này giảm cùng với việc Ngân hàng đưa ra các giải pháp tăng cường thu hồi nợ xấu nên phần nợ xấu cũng giảm theo. Tuy nhiên qua 06 tháng đầu năm 2014, khi các khoản vay ngắn hạn mà Ngân hàng thu về không đủ để bù đắp các khoản cho vay này làm cho dư nợ tăng cao, kéo theo sự xuất hiện các khoản nợ xấu cũng cao, đạt 2.733 triệu đồng, tăng 29,46% so với 06 tháng đầu năm 2013.

Đối với thành phần doanh nghiệp thì nợ xấu có xu hướng tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nợ xấu, không quá 10%. Ngân hàng hạn chế cho vay dài hạn đối với đối tượng này vì rủi ro tín dụng xảy ra là khá lớn, các khoản nợ xấu phát sinh chủ yếu là đối với cho vay ngắn hạn. Nhưng xét về doanh số cho vay ngắn hạn cũng không nhiều nên nợ xấu phát sinh cũng ít hơn các thành phần khác. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu chủ yếu ở đối tượng này là do doanh nghiệp chưa sử dụng hợp lý các nguồn vốn đi vay, nền kinh tế cũng gặp không ít khó khăn dẫn đến nguồn thu nhập cũng giảm không đủ để trả nợ cho Ngân hàng.

Nhìn chung các khoản nợ xấu tuy có phát sinh nhưng xét về cơ cấu đều phù hợp với các khoản vay của Ngân hàng và tình hình nợ xấu nhìn chung đều có xu hướng giảm, đây là cả một quá trình nỗ lực của tập thể cán bộ trong công tác thẩm định, kiểm tra đối tượng cho vay và thực hiện đúng, hiệu quả các biện pháp xử lý nợ xấu. Từ đó mang lại hiệu quả cao trong quá trình phát triển của Ngân hàng, thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)