Những dấu hiệu nhận dạng rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 28)

2.4.6.1 Nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ từ phía khách với

ngân hàng

- Trì hoãn hoặc gây khó khăn trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tài chính và hoạt động kinh doanh mà không có sự giải thích minh bạch.

- Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn tín dụng, đây là lúc khách hàng không có khả năng trả nợ đúng hạn hoặc khách hàng không có thiện chí trả nợ.

- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu mà không có sự giải thích.

- Sự sụt giảm bất thường trong số dư tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng; chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn; thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ.

- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả cho ngân hàng; mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.

2.4.6.2 Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, khả

năng tài chính và hoạt động kinh doanh của khách hàng

- Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dùng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng.

- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.

- Thay đổi thường xuyên tổ chức của Ban điều hành và Hội đồng quản trị. - Thay đổi cơ cấu hoạt động, cơ cấu tổ chức. Chuẩn bị có sự thay đổi hình thức như sở hữu cổ phần hóa, chia tách, sáp nhập, bán hoặc thay đổi chủ sở hữu.

- Phát sinh nhiều khoản chi phí bất hợp lý trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

2.4.6.3 Nhóm các dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng ngân

hàng

- Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng.

16

- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp.

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ theo qui định hiện hành về phê duyệt tín dụng.

- Các ngân hàng canh tranh gay gắt với nhau dẫn đến lãi suất cho vay sụt giảm, lợi nhuận ngân hàng thu được cũng giảm theo.

- Thay đổi chiến lược kinh doanh, tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh mới không phải là thế mạnh của doanh nghiệp. Mở rộng hoạt động kinh doanh vượt quá năng lực quản lý.

2.4.7Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động và rủi ro tín dụng

Đánh giá hiệu quả hoạt động và RRTD của ngân hàng là một việc làm khá phức tạp và đòi hỏi phải có nhiều nguồn thông tin chính xác. Việc đánh giá phải dựa trên nhiều chỉ tiêu để đưa ra quyết định đúng đắn để có những biện pháp phòng ngừa phù hợp, vì vậy các nhà phân tích dùng các chỉ số sau để đo lường RRTD:

2.4.7.1 Tổng dư nợ trên tổng nguồn vốn huy động (%, lần)

(2.1)

Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy Ngân hàng đã sử dụng vốn huy động không hiệu quả.

2.4.7.2 Tổng dư nợ trên tổng tài sản (%, lần)

(2.2)

Đây là chỉ số tính toán mức độ đầu tư vào nghiệp vụ tín dụng của NHTM hay nói cách khác là chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định quy mô tín dụng của ngân hàng, tỷ lệ này càng lớn thì càng tốt.

2.4.7.3 Tỷ lệ nợ xấu (%, lần) (2.3)

17

Chỉ số này cho biết được nợ xấu chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ, góp phần đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Chỉ số này thấp cũng có ý nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng cao.

2.4.7.4 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng (%, lần)

(2.4)

Trong đó dư nợ bình quân được xác định bằng công thức sau:

(2.5)

Chỉ số này cho biết bao nhiêu % dư nợ được trích lập dự phòng, nếu chỉ số này thấp thì có thể phản ánh chất lượng cải thiện của các khoản nợ, hoặc có thể do các khoản dự phòng chưa được trích lập đủ theo quy định.

2.4.7.5 Hệ số khả năng mất vốn (%, lần)

(2.6)

Chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng, phản ánh tỷ lệ nợ nhóm 5 so với dư nợ. Chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng NH không thu hồi được vốn và mất vốn là rất cao, dẫn đến rủi ro cao.

2.4.7.6 Hệ số thu nợ (%, lần)

(2.7)

Chỉ tiêu này phản ánh công tác thu hồi nợ của NH. Cho biết trong thời kỳ nào đó ứng với doanh số cho vay NH sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn.

2.4.7.7 Vòng quay vốn tín dụng (%, lần)

(2.8)

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi vốn nhanh hay chậm của NH.

B – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU

Đề tài được thực hiện dựa trên việc thu thập số liệu thứ cấp từ Phòng giao dịch Khánh Hưng – Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh

18

Sóc Trăng qua các năm 2011, 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Cụ thể qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; bảng cân đối kế toán; bảng báo cáo về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn.

Đồng thời các thông tin thu thập qua sách báo, tạp chí, internet và tạp chí chuyên ngành ngân hàng. Trao đổi kinh nghiệm, ghi nhận ý kiến đóng góp của cán bộ tín dụng tại đơn vị và giáo viên hướng dẫn.

2.6 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

Đối với mục tiêu 1: Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, so sánh

số tương đối, tuyệt đối và phương pháp phân tích tổng quát, chi tiết sự biến động trong hoạt động tín dụng.

Đối với mục tiêu 2: Sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân

tích tỷ trọng kết hợp với các chỉ tiêu đo lường hoạt động và rủi ro tín dụng để phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại NH.

Đối với mục tiêu 3: Dựa vào kết quả phân tích được ở mục tiêu 1 và

mục tiêu 2 kết hợp với tình hình thực tế để tìm ra những thuận lợi và khó khăn, từ đó tìm ra các nguyên nhân để đưa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro phù hợp.

2.6.1Phương pháp phân tích tổng quát

Đưa ra các nhận xét chung về vấn đề hoạt động tín dụng trong cho vay của ngân hàng nhằm đánh giá một cách khái quát vấn đề nghiên cứu.

2.6.2Phương pháp phân tích chi tiết

Từ các phân tích tổng quát trên ta đi sâu vào làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu, đánh giá các mặt yếu mạnh của từng vấn đề, từ đó tìm hiểu rõ nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phù hợp.

2.6.3Phương pháp phân tích tỷ trọng từng khoản mục

Đây là phương pháp xác định phầm trăm của từng yếu tố chiếm được trong tổng thể các yếu tố đang xem xét. Đây là phương pháp dùng để đánh giá mức độ phù hợp trong cơ cấu từng khoản mục để đưa ra cách điều chỉnh cho phù hợp.

2.6.4Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng và mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích qua các năm, từ đó đề ra những giải pháp phù hợp.

19

2.6.4.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối

So sánh mức độ chênh lệch về giá trị tuyệt đối từ kết quả của phép trừ giữa trị số kì phân tích với kì gốc của chỉ tiêu nền kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu của năm cần tính với số liệu năm trước liền kề của cùng một chỉ tiêu xem có biến động hay không, từ đó tìm ra các nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục.

Công thức tính: y = y1 – y0 Trong đó:

y0 : chỉ tiêu kỳ trước y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích

y : phần chênh lệch tăng giảm của các chỉ tiêu kinh tế

2.6.4.2 Phương pháp so sánh tương đối

Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Từ phương pháp này, ta có thể thấy rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian nào đó.

Dựa vào việc so sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu để tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp khắc phục. Công thức tính: 1 0 *100% 100% y y y    Trong đó: y0 : chỉ tiêu kỳ trước y1 : chỉ tiêu kỳ phân tích

y : Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu nền kinh tế.

2.6.5Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu rõ vấn đề và đưa ra quyết định đúng đắn, cần nắm rõ các phương pháp cơ bản của mô tả dữ liệu như:

20

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu.

21

CHƯƠNG 3

SƠ LƯỢC VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH SÓC TRĂNG - PHÒNG GIAO DỊCH

KHÁNH HƯNG

3.1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014 GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

3.1.1Điều kiện tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển nằm ở phía Nam cửa sông Hậu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km và cách Cần Thơ 62 km. Là khu vực nằm ở hạ nguồn của sông Hậu, nơi dòng sông đổ ra biển Đông tại ba cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nằm cạnh cửa sông Hậu ở vào vị trí trung độ của dải ven biển khu vực ĐBSCL với đường bờ biển chạy dài 72 km, Sóc Trăng rất thuận lợi cả về giao thông bộ lẫn giao thông thủy.

Tổng diện tích đất tự nhiên là 331.176,29 ha với đất đai có độ màu mỡ cao thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, các loại cây công nghiệp ngắn hạn, các loại rau màu và các loại trái cây. Mặc dù còn một số hạn chế về điều kiện tự nhiên như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành các khu du lịch sinh thái phong phú. Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với một lượng mưa và độ ẩm phù hợp thuận lợi cho cây lúa và các loại hoa màu phát triển. Ngoài ra, Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa có hai mùa khô và mùa mưa rõ rệt cùng với lượng mưa và độ ẩm trung bình càng thuận lợi hơn cho việc phát triển nền kinh tế lúa nước và các loại cây trồng khác.

Với hệ thống kênh rạch chằng chịt và là nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng không những có đủ điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế biển mà còn khai thác tốt du lịch sinh thái tự nhiên. Tỉnh Sóc Trăng có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển giao thông đường thuỷ nội địa và quốc tế nhờ có hệ thống sông và cửa biển lớn có thể phục vụ cho các tàu trọng tải lớn và là một cửa mở ra biển của khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Với một địa điểm thuận lợi về tự nhiên, Sóc Trăng ngày càng dần đổi mới, hoàn thiện trong mọi lĩnh vực, và dần là một trong những vùng kinh tế phát triển của ĐBSCL.

22

3.1.2Tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Sóc Trăng

Tình hình kinh tế - xã hội của Sóc Trăng trong những năm vừa qua có nhiều phát triển mạnh mẽ nhưng song song đó còn tồn tại nhiều trở ngại. Tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ở trong nước, nền kinh tế vĩ mô vẫn chưa thực sự ổn định, kết quả kiềm chế lạm phát chưa vững chắc, tình hình doanh nghiệp còn nhiều khó khăn. Riêng đối với tỉnh Sóc Trăng còn phải đối mặt với vấn đề dịch bệnh gây thiệt hại trong nuôi tôm chưa có giải pháp hiệu quả để khắc phục, ảnh hưởng đến sản xuất công nghiệp và xuất khẩu hàng hóa; dịch bệnh chăn nuôi và dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp; thị trường tiêu thụ nông sản chưa ổn định; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu kém, vốn đầu tư phát triển hạn hẹp,... Tuy đứng trước những khó khăn đó nhưng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh cũng có những chuyển biến tích cực.

Trong giai đoạn 2011-2013 và 06 tháng 2014 thì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh là 9,39%. Trong đó, khu vực nông – lâm – ngư nghiệp tăng trung bình 4,47%, công nghiệp – dịch vụ tăng 5,36% và dịch vụ tăng 19,24%. Cơ cấu chuyển dịch trong năm 2013 có xu hướng giảm tỷ trọng khu vực I và tăng tỷ trong khu vực III; cụ thể khu vực I chiếm 42,5% ( giảm 1,65%), khu vực II chiếm 14,38% (giảm 0,68%), khu vực III chiếm 43,12%( tăng 2,32%).

Thu nhập bình quân đầu người tăng dần qua các năm, 2011 đạt 26,7 triệu đồng/ năm, 2012 đạt 26,9 triệu đồng/ năm và 2013 đạt 30 triệu đồng/ năm. Các lĩnh vực văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, các chính sách an sinh xã hội được triển khai tích cực, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được đảm bảo.

3.1.3Tình hình hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh

Tình hình hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định và an toàn, phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đã chứng kiến sự trưởng thành và lớn mạnh của nhiều thương hiệu Ngân hàng là đối thủ cạnh tranh của Agribank. Tính đến cuối năm 2012 thì trên địa bàn tỉnh có 18 NHTM đang hoạt động, cạnh tranh quyết liệt với nhau. Các Ngân hàng đang ra sức cũng cố thị phần, xây mới trụ sở giao dịch, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đẩy mạnh hoạt động Marketing. Tất cả đều chung một mục tiêu là chia sẻ thị phần của Agribank vốn chiếm lĩnh thị trường trong những năm qua. Đặc biệt về huy động vốn, một số NHTM bằng nhiều cách thức khác nhau đã liên tục áp dụng lãi suất huy động vượt trần quy định của NHNN đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huy động vốn của toàn ngành.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 28)