- Phân tích các khoản nợ xấu, nợ còn tồn đọng trong PGD Khánh Hưng từ đó đánh giá khả năng thu hồi nợ và ấn định mức thu hồi nợ cần đạt được cho các CBTD trong Ngân hàng.
- Tích cực thu hồi và xử lý các khoản nợ xấu, nợ còn tồn đọng năm trước. Giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro cho PGD Khánh Hưng. Đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định việc chi lương kinh doanh đối với các đơn vị.
- Tăng cường công tác quản trị nợ xấu, nợ quá hạn. Thành lập các tổ phân tích nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đến từng khách hàng vay do lãnh đạo phụ trách kinh doanh làm tổ trưởng, trên cơ sở phân tích từng khoản nợ khó đòi đòi có thể dẫn đến nợ xấu.
- Theo quyết định 445/QĐ-NHN0-PC của Tổng Giám Đốc tiếp tục chỉ đạo giám sát và xử lý kịp thời các vướng mắc đối với các đơn vị yếu kém, nợ xấu cao, âm quỹ thu nhập.
- Sớm ban hành đồng bộ hệ thống các giải pháp như cơ cấu nợ, cho vay mới, giảm lãi, mua lại tài sản hình thành từ vốn vay để tháo gỡ khó khăn cho các khách hàng truyền thống của Agribank.
- Chủ động phân loại nợ theo tính chất, khả năng thu hồi nợ của khoản vay để hạn chế tối đa việc chuyển nhớm nợ từ tốt sang xấu, tránh tình trạng phát sinh nợ xấu mà không biết.
- Hoàn thiện hồ sơ để bán nợ cho VAMC, xử lý rủi ro theo qui định. Trích lập các khoản dự phòng rủi ro thích hợp, sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro được thay đổi theo trình tự: sử dụng dự phòng cụ thể, dự phòng chung và sau cùng là phát mãi tài sản đảm bảo để phù hợp với thông lệ quốc tế. Khi xử lý xong cần hạch toán ngoại bảng để theo dõi.
86
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, do đó rủi ro trong loại hình kinh doanh này cũng rất đặc biệt vì nó rất đa dạng về loại hình hoạt động và có thể xảy ra thường xuyên. Hoạt động tín dụng là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất trong hoạt động của Ngân hàng. Trong đó rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra thường xuyên nhất, quy mô và phạm vi rủi ro tín dụng cũng thường là lớn nhất và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự phá sản của các NHTM nói chung và PGD Khánh Hưng nói riêng. Do vậy quản lý và giám sát các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng luôn được ưu tiên hàng đầu.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay rủi ro tín dụng có thể xảy ra với bất cứ Ngân hàng nào và với PGD Khánh Hưng cũng không ngoại lệ. Việc nâng cao hiệu quả và chất lượng trong hoạt động kinh doanh tín dụng để phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra là một bài toán khó đối với nhà quản trị kinh doanh phải giải quyết. Trong thời gian qua, Ngân hàng NHNo& PTNT tỉnh Sóc Trăng – PGD Khánh Hưng đã tiến hành nhiều biện pháp hữu hiệu cộng với sự nỗ lực, quyết tâm cao của tập thể cán bộ đã mang lại được những kết quả đang khích lệ trong việc phòng ngừa và hạn chế tối đa những rủi ro tín dụng, góp phần đưa những hoạt động của Ngân hàng đi vào ổn định và bền vững trong quá trình hoạt động kinh doanh và phát triển mạnh mẽ trên thị trường. Mặc dù vậy, nợ xấu vẫn còn ở mức cao, mang lại nhiều hậu quả lớn và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động Ngân hàng nhưng nhìn chung có nhiều chuyển biến tích cực và giảm dần qua các năm.
Nhận thức được vấn đề này, bài viết đã đi sâu vào tìm hiểu và phân tích trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học và các phương pháp nghiên cứu, bám sát các mục tiêu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu, luận văn đã đạt được các mục tiêu như sau:
Thứ nhất là hệ thống và làm rõ được các khái niệm, những vấn đề cơ bản về tín dụng, rủi ro tín dụng, phân loại nợ trong hoạt động cho vay của PGD Khánh Hưng.
Thứ hai là đi vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của PGD Khánh Hưng để nắm bắt được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Thứ ba là đề ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cũng như giảm thiểu rủi ro trong những năm hoạt động tiếp theo và định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới giúp PGD Khánh Hưng hoạt động tốt hơn và ngày càng phát triển hơn.
87
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin tín dụng (Trung tâm CIC – Ngân hàng Nhà nước): Hiện nay Việt Nam chỉ có một trung tâm thông tin tín dụng, đây là một tổ chức chuyên cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình vay vốn, tài sản đảm bảo và tình hình tài chính của Khách hàng để Ngân hàng có cơ sở đánh giá khách hàng đi vay, từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không một khách hàng. Tuy nhiên chất lượng thông tin tín dụng chưa cao, không cập nhật kịp thời các thông tin mới. Do đó Ngân hàng cần phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa trang thiết bị để việc thu thập thông tin được thông suốt, kịp thời và đào tạo đội ngũ có chuyên môn cao trong việc phân tích thông tin, tổng hợp và đưa ra những nhận định cảnh báo chính xác thay vì chỉ đưa ra những số liệu.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám soát các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Hướng dẫn ngân hàng thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng, chấp hành đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra việc thực hiện báo cáo định kì theo quy định của NHNN đối với các TCTD, có phản hồi bằng văn bản đối với các TCTD thực hiện không đúng thời gian và nội dung của báo cáo.
- Ban hành các biện pháp xử lý sai phạm trong ngân hàng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng với nhau. Nếu phát hiện những sai phạm cần phải xử lý nghiêm theo hướng công bằng đặt lên hàng đầu.
- Điều chỉnh, hệ thống lại các văn bản pháp luật mang tính pháp lý cao, tránh các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ.
6.2.2Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thôn
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng bằng cách hoàn thiện phần mềm chấm điểm khách hàng tự động thông qua các thông số được cập nhật trên hệ thống. Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng để xác định việc cấp tín dụng cho khách hàng, đánh giá khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay, quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.
- Ngân hàng cần phải trích lập đúng và đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng theo từng nhóm nợ riêng biệt để xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu. Tích cực mở rộng liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để cùng xử lý nợ xấu. Ngoài ra khi nền kinh tế còn trong giai đoạn phục hồi thì ngân hàng cần có
88
những công tác chuẩn bị trong hoạt động tín dụng, các chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện chung của nền kinh tế.
- Cần xây dựng chính sách, chương trình đạo tạo nghiệp vụ đối với nhân viên mới, cập nhật kiến thức và đào tạo nâng cao thường xuyên đối với nhân viên cũ, có chính sách đãi ngộ và khen thưởng hợp lý.
- Thường xuyên đổi mới trang thiết bị trong hoạt động tín dụng, đầu tư vào các cơ sở hạ tầng mang tính quốc tế để hoạt động Ngân hàng diễn ra tốt hơn, đảm bảo theo kịp xu hướng thị trường.
6.2.3Kiến nghị đối với chính quyền địa phương và các bên liên quan
- Chính quyền địa phương cần hợp tác với Ngân hàng trong công tác công chứng hồ sơ, hợp tác mở các lớp huấn luyện cho từng nhân viên Ngân hàng biết rõ quy trình về công chứng để họ có thể hướng dẫn khách hàng của mình thực hiện một cách nhanh chóng.
- Phân rõ các phòng để công chứng cho công tác làm hồ sơ vay vốn, để có thể rút ngắn thời gian của người dân khi có nhu cầu vay vốn.
- Tòa án các cấp xét xử các vụ án ngân hàng khởi kiện đúng thời gian quy định nhất là các vụ án lớn nhằm giúp ngân hàng sớm có hướng xử lý nợ phù hợp.
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Quản trị Ngân hàng thương mại. Cần Thơ: Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.
3. Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010. Tiền tệ - Ngân hàng. Đại học Cần Thơ: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh.
4. Tổng cục thống kê, 2013. Tình hình kinh tế - xã hội 2013, [online]
<http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2013>. [Ngày
truy cập: 12 tháng 9 năm 2014].
5. Tạp chí tài chính, 2014. Bức tranh nợ xấu giai đoạn 2011 – 2013,[online]<http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Buc-tranh-
no-xau-giai-doan-2011-2013/39689.tctc >. [Ngày truy cập: 15 tháng 9 năm
2014].
6. Website của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam<:http://www.sbv.gov.vn> 7. Website của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam <http://agribank.com.vn/default.aspx>
8. Luật các tổ chức tín dụng, 2010. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. 9. Quyết định 493/QĐ-NHNN, ngày 22/04/2005. Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tín dụng.