Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 100)

Ngân hàng Nhà nước): Hiện nay Việt Nam chỉ có một trung tâm thông tin tín dụng, đây là một tổ chức chuyên cung cấp thông tin tổng hợp về tình hình vay vốn, tài sản đảm bảo và tình hình tài chính của Khách hàng để Ngân hàng có cơ sở đánh giá khách hàng đi vay, từ đó đưa ra quyết định cho vay hay không một khách hàng. Tuy nhiên chất lượng thông tin tín dụng chưa cao, không cập nhật kịp thời các thông tin mới. Do đó Ngân hàng cần phải chú trọng đổi mới và hiện đại hóa trang thiết bị để việc thu thập thông tin được thông suốt, kịp thời và đào tạo đội ngũ có chuyên môn cao trong việc phân tích thông tin, tổng hợp và đưa ra những nhận định cảnh báo chính xác thay vì chỉ đưa ra những số liệu.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám soát các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Hướng dẫn ngân hàng thực hiện đúng nhiệm vụ, chức năng, chấp hành đúng quy định của pháp luật. Kiểm tra việc thực hiện báo cáo định kì theo quy định của NHNN đối với các TCTD, có phản hồi bằng văn bản đối với các TCTD thực hiện không đúng thời gian và nội dung của báo cáo.

- Ban hành các biện pháp xử lý sai phạm trong ngân hàng nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng với nhau. Nếu phát hiện những sai phạm cần phải xử lý nghiêm theo hướng công bằng đặt lên hàng đầu.

- Điều chỉnh, hệ thống lại các văn bản pháp luật mang tính pháp lý cao, tránh các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ.

6.2.2Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thôn

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng bằng cách hoàn thiện phần mềm chấm điểm khách hàng tự động thông qua các thông số được cập nhật trên hệ thống. Kết quả chấm điểm và xếp hạng tín dụng để xác định việc cấp tín dụng cho khách hàng, đánh giá khách hàng trong quá trình theo dõi vốn vay, quản lý danh mục tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.

- Ngân hàng cần phải trích lập đúng và đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng theo từng nhóm nợ riêng biệt để xử lý hiệu quả các khoản nợ xấu. Tích cực mở rộng liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài để cùng xử lý nợ xấu. Ngoài ra khi nền kinh tế còn trong giai đoạn phục hồi thì ngân hàng cần có

88

những công tác chuẩn bị trong hoạt động tín dụng, các chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện chung của nền kinh tế.

- Cần xây dựng chính sách, chương trình đạo tạo nghiệp vụ đối với nhân viên mới, cập nhật kiến thức và đào tạo nâng cao thường xuyên đối với nhân viên cũ, có chính sách đãi ngộ và khen thưởng hợp lý.

- Thường xuyên đổi mới trang thiết bị trong hoạt động tín dụng, đầu tư vào các cơ sở hạ tầng mang tính quốc tế để hoạt động Ngân hàng diễn ra tốt hơn, đảm bảo theo kịp xu hướng thị trường.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam tỉnh sóc trăng phòng giao dịch khánh hưng (Trang 100)