5. Kết cấu luận văn
3.2.4.2 Gắn kết quản trị nguồn nhân lực với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào mọi lĩnh vực đều mang lại sự phát triển vƣợt trội. Nó thực sự thúc đẩy doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, hiệu quả hơn và chính xác hơn. Vì công tác quản lý ngày càng đƣợc nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm nên việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật của công nghệ thông tin không ngừng phát triển. Quy mô, tính phức tạp của công việc ngày nay càng cao nên xây dựng hệ thống thông tin quản lý không chỉ là việc lập trình đơn giản mà phải xây dựng một cách hệ thống. Chính vì vậy hầu hết các doanh nghiệp điều cần có một công nghệ quản lý về mọi mặt trong công ty, trong đó không thể thiếu quản lý nhân sự.
Hệ thống thông tin quản lý nhân sự là một bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí các chức năng quản trị nhân sự nhƣ là hoạch định, mô tả công việc, tuyển dụng, đào tạo, trả công khen thƣởng vào một hệ thống duy nhất, có thể tự động hoá các quy trình quản lý, điều hành.
Cần định hƣớng tích hợp các module chức năng của hệ thống vào một cơ sở dữ liệu chung và duy nhất, sau đó dữ liệu sẽ tự tìm đƣờng đi để có mặt trong các bƣớc xử lý tiếp theo ở những bộ phận liên quan, cũng nhƣ trên các báo cáo và quản trị. Nói một cách khác, không có dữ liệu nào cần phải nhập vào hai lần trong toàn bộ hệ thống này, là điều khó tránh khi doanh nghiệp sử dụng nhiều hệ thống chức năng riêng lẽ trƣớc kia.
3.2.4.2 Gắn kết quản trị nguồn nhân lực với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. nghiệp.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự phối hợp hài hòa các yếu tố môi trƣờng và xã hội trong các quyết định và hoạt động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp quản lý hiệu quả những lợi ích khác nhau của các cá nhân, doanh nghiệp và xã hội. (Nguyễn Ngọc Thắng, 2010). Theo Carroll (1999), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp còn có phạm vi lớn hơn: “ là tất cả các vấn đề kinh tế, pháp lý, đạo đức và những lĩnh vực khác mà xã hội trông đợi ở doanh nghiệp trong mỗi thời điểm nhất định”. Bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua hoạt động nâng cao
chất lƣợng đời sống ngƣời lao động, cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho doanh nghiệp và cả sự phát triển chung của xã hội.
Các lợi ích lâu dài của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp phải tốn nhiều chi phí để thực hiện, là cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng và đối tác, tạo ra ƣu thế cạnh tranh và thuận lợi trong việc kêu gọi đầu tƣ. Các bƣớc thực hiện nhằm thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong doanh nghiệp:
- Tầm nhìn về phát triển chiến lƣợc CSR: Doanh nghiệp chỉ áp dụng thành công CSR khi có sự cam kết, hiểu biết sâu sắc của ban lãnh đạo, biến CSR thành một phần văn hóa doanh nghiệp.
- Xây dựng bảng quy tắc ứng xử nội bộ: là cam kết thực hiện CSR của doanh nghiệp, lồng ghép các giá trị CSR vào văn hóa doanh nghiệp.
- Lồng ghép kế hoạch và tuyển dụng nhân sự vào CSR: việc thực hiện thành công các chƣơng trình CSR bao gồm trả lƣơng thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên có cơ hội đƣợc đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trƣờng làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút, tuyển dụng và giữ đƣợc nhân viên tốt.
- Định hƣớng và lồng ghép các chƣơng trình đào tạo vào CSR: Doanh nghiệp cần cung cấp các chƣơng trình đào tạo CSR cho toàn bộ nhân viên nhƣ đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, sử dụng hiệu quả năng lƣợng, giảm khí thải và ô nhiễm, cách tạo ra môi trƣờng làm việc an toàn.
- Lồng ghép chế độ lƣơng và thƣởng với CSR: thực hiện các cam kết về CSR sẽ thay đổi hệ thống đánh giá nhân viên tƣơng ứng, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện CSR của nhân viên nhằm mục đích khích lệ và trao thƣởng kịp thời những nhân viên có trách nhiệm với xã hội.
- Lồng ghép quản trị sự thay đổi với CSR: Khi thay đổi số lƣợng hoặc cơ cấu lao động cần phải phối hợp với chiến lƣợc kinh doanh cũng nhƣ CSR.
- Đo lƣờng và đánh giá các chƣơng trình CSR: những lợi ích và giá trị tăng thêm từ việc thực hiện CSR cần đƣợc tính vào kết quả hoạt động của doanh
nghiệp. Cần phải đo lƣờng và đánh giá các hoạt động CSR tại doanh nghiệp nhằm điều chỉnh và khích lệ kịp thời cũng nhƣ biểu dƣơng và giới thiệu những hình mẫu đến toàn thể nhân viên.