5. Kết cấu luận văn
2.1.2.2 Hoạt động tài chính
Do là doanh nghiệp nhà nƣớc, nhân viên doanh nghiệp hƣởng lƣơng theo quỹ lƣơng đƣợc phân bố theo kế hoạch của Tập đoàn nên việc tính đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã bị xem nhẹ so với mục tiêu doanh số hằng năm tại đơn vị. Điển hình là tình hình tài chính của doanh nghiệp đã xấu đi rất nhiều vào năm 2011, kết quả của việc chạy theo doanh số, từ việc đạt đƣợc lợi nhuận là 3,206 triệu năm 2010, doanh nghiệp đã bị lỗ đến 25,091 triệu vào năm 2011, tƣơng ứng với việc tăng
62% doanh thu từ 300,351 triệu lên 486,393 triệu cho năm 2011. Tác động đã kéo dài qua năm 2012, mặc dù chiến lƣợc kinh doanh đã đƣợc thay đổi, tuy nhiên trong giai đoạn kinh doanh khó khăn nhƣ hiện nay, doanh nghiệp cần có những bƣớc đi có tính toán kỹ lƣỡng để không phạm các sai lầm.
Bảng 2.1: Tình hình tài chính của Viễn thông Bến Tre
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012
I Kết quả hoạt động kinh doanh
1 Doanh thu đƣợc hƣởng Triệu đồng 300,351 486,393 360,375 2 Giá vốn bán hàng Triệu đồng 286,243 498,555 345,669 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp Triệu đồng 10,769 10,330 13,003 4 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
Triệu đồng 3,206 -25,091 -1,820 5 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 574.6 -22,991 -1,744 II Nghĩa vụ với ngân sách
1 Thuế Triệu đồng 11,338 14,723 18,104
Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê tài chính 2.1.2.3 Năng suất lao động bình quân
Năng suất lao động bình quân đƣợc tính trên cơ sở tổng doanh thu và số lao động sử dụng của doanh nghiệp trong 1 năm. Năng suất lao động bình quân là một chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và là công cụ đo lƣờng, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 2.2: Giá trị năng suất lao động bình quân
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Doanh thu (Triệu đồng) 300,351 486,393 360,375
Số lƣợng nhân viên (Ngƣời) 478 467 519
Năng suất lao động bình quân (Triệu\Ngƣời) 628.35 1,041.5 694.36 Nguồn: Phòng Kế toán – Thống kê tài chính
Việc chạy theo chiến lƣợc gia tăng doanh số trong năm 2011 đã làm cho năng suất lao động bình quân của doanh nghiệp tăng lên đột biến từ 628.45 triệu/ngƣời tăng lên 1.041.5 triệu/ ngƣời. Tuy nghiên từ năm 2012, việc tính toán hiệu quả bất chấp chi phí để chạy theo doanh số đã đƣợc thay đổi. Năng suất lao động bình quân của nhân viên tại Viễn thông Bến Tre đã về đúng mức nhƣ trƣớc và có tăng nhẹ so với năm 2010 là 694.36 triệu/ngƣời.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức lao động của doanh nghiệp 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức 2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Bộ máy tổ chức và quản lý của Viễn thông Bến Tre bao gồm một giám đốc, một phó giám đốc và một kế toán trƣởng. Giám đốc là ngƣời đại diện pháp nhân của Viễn thông Bến Tre, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng giám đốc Tập đoàn và pháp luật về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn đơn vị trong phạm vi, quyền hạn và nghĩa vụ đƣợc quy định theo điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Phó giám đốc phụ trách hành chánh và các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một kế toán trƣởng do Tập đoàn bổ nhiệm sẽ chịu trách nhiệm về công tác kế toán, thống kê tài chính, tham mƣu cho ban Giám đốc các phƣơng án về nguồn vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Về phòng ban chức năng, hiện nay Viễn thông Bến Tre có 07 phòng ban, 02 trung tâm và một tổ kiểm toán nội bộ làm bộ máy tham mƣu trực tiếp cho Ban lãnh đạo trong công tác điều hành sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chức năng các phòng ban nhƣ sau:
- Phòng Tổ chức Hành chánh chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, tham mƣu cho Giám đốc trong công tác tổ chức, quản lý, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên.
- Phòng Kế toán Thống kê – Tài chính chịu trách nhiệm về phƣơng hƣớng, biện pháp, xây dựng các quy chế quản lý tài chính, sử dụng các nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh và các loại tài sản của Viễn thông Bến Tre. - Phòng Đầu tƣ – Xây dựng cơ bản tham mƣu cho lãnh đạo đơn vị về lĩnh vực
đầu tƣ, xây dựng, phát triển mạng lƣới viễn thông, công nghệ thông tin và các công trình kiến trúc trong phạm vi cho phép.
- Phòng Kế hoạch Vật tƣ: Hoàn thành công tác kế hoạch và cung ứng vật tƣ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị
- Phòng Mạng và Dịch vụ: Chủ trì quản lý, xây dựng cấu trúc, cấu hình mạng viễn thông, công nghệ thông tin; xây dựng các quy trình khai thác, bảo
dƣỡng, vận hành thiết bị hiện có trên mạng; tổ chức kiểm tra công tác thực hiện nghiệp vụ.
- Phòng kinh doanh: Đề xuất, tham mƣu cho lãnh đạo về chiến lƣợc kinh doanh và trực tiếp tổ chức kinh doanh trên thị trƣờng để thực hiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp
- Phòng Tổng hợp: chịu trách nhiệm các hoạt động về thanh tra, pháp chế, tổng hợp, thi đua, khen thƣởng, công tác truyền thống, bảo vệ nội bộ và phòng chống cháy nổ.
- Tổ kiểm toán nội bộ: kiểm tra, xác nhận, đánh giá tính chính xác và hiệu quả các hoạt động kế toán, thống kê, tài chính tại đơn vị.
- Trung tâm Điều hành viễn thông và Ứng cứu thông tin: Trung tâm không có con dấu riêng, hoạt động theo quy chế của Viễn thông Bến Tre, có chức năng quản lý, vận hành, bảo dƣỡng, sửa chữa, khai thác đài, trạm, truyền dẫn, mạng băng rộng.
- Trung tâm Điều hành kinh doanh: không có con dấu riêng, tham mƣu cho ban lãnh đạo trong việc chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các chính sách phục vụ công tác kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin.
Ngoài ra, Viễn thông Bến Tre con có 08 trung tâm trực thuộc các huyện, thành phố trên toàn tỉnh thực hiện việc tổ chức, quản lý sản xuất, hoạt động kinh doanh trên địa bàn do mình phụ trách.
BAN GIÁM ĐỐC VIỄN THÔNG BẾN TRE Phòng Kế toán - TKTC Phòng Tổ chức - Hành chánh Phòng Mạng và Dịch vụ Phòng Tổng hợp Phòng Kế hoạch - Vật tƣ Phòng Đầu tƣ - XDCB Phòng Kinh doanh Trung tâm Điều hành VT-UCTT Trung tâm Điều hành Kinh doanh Trung tâm Viễn thông Thành phố Bến Tre Trung tâm Viễn thông Mỏ Cày Trung tâm Viễn thông Chợ Lách Trung tâm Viễn thông Thạnh Phú Trung tâm Viễn thông Châu Thành Trung tâm Viễn thông Giồng Trôm Trung tâm Viễn thông Ba Tri Trung tâm Viễn thông Bình Đại
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Bến Tre 2.1.3.2 Cơ cấu lao động
Toàn doanh nghiệp hiện nay có 519 cán bộ, công nhân viên, bao gồm cả hợp đồng dài hạn và ngắn hạn. Do thực hiện chính sách tuyển dụng lâu dài và đƣợc đánh giá là một doanh nghiệp có điều kiện khá tốt so với mặt bằng tại địa phƣơng nên số lƣợng nhân viên gắn bó với doanh nghiệp khá cao, số lƣợng nhân viên làm việc trên 30 năm là 31 ngƣời, trên 10 năm là 278 ngƣời, chiếm tỷ lệ 53.56%, tỷ lệ bỏ việc rất thấp, tuy nhiên những năm gần đây có tăng nhẹ.
Với nguồn lao động ổn định nên doanh nghiệp có nhiều thuận lợi do đội ngũ quản lý và công nhân có nhiều năm kinh nghiệm, năng suất và chất lƣợng lao động ổn định, dễ kiểm soát. Số liệu thâm niên ngƣời lao động tại doanh nghiệp đƣợc trình bày theo bảng sau:
Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực theo năm làm việc
STT Năm làm việc Số ngƣời Tỷ lệ (%)
1 Dƣới 10 năm 241 46.44
2 Từ 10 đến 20 năm 184 35.45
3 Từ 20 đến 30 năm 63 12.14
4 Trên 30 năm 31 5.97
a. Theo giới tính
Do viễn thông là chuyên ngành kỹ thuật, đặc biệt là bộ phận chiếm tỷ lệ lớn là công nhân dây máy, đòi hỏi sức khỏe, lao động chân tay nhiều nên thu hút nhiều lao động nam giới hơn. Thực tế cho thấy tại đơn vị tỉ lệ nam nữ là 417/102 cho thấy nữ giới chỉ chiếm 1/5 tổng lao động tại doanh nghiệp. Hầu hết lao động nữ đang tập trung tại phòng nghiệp vụ kế toán, nhân sự, hành chánh và bộ phận giao dịch viên ở tất cả các trung tâm.
Hình 2.2: Cơ cấu lao động theo giới tính.
Đặc biệt, việc mất cân đối giới tính trong cán bộ quản lý nghiệm trọng hơn khi chỉ có 1 cán bộ nữ trên tổng 41 cán bộ quản lý. Nữ giới chỉ chiếm 2.5% trong khu vực quản lý từ cấp phó, trƣởng phòng trở lên trong doanh nghiệp, điều này sẽ ảnh hƣởng nhiều đến quyền lợi của lao động nữ tại doanh nghiệp.
b. Theo độ tuổi
Độ tuổi bình quân của toàn cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp là 36.6 tuổi. Độ tuổi trung bình của cán bộ quản lý là 45.6 tuổi, độ tuổi lao động quản lý thấp nhất là 37 và cao nhất là 56 tuổi. Điều này thể hiện chính sách tuyển dụng suốt đời của doanh nghiệp còn ảnh hƣởng rất nhiều.
Hiện nhóm tuổi lao động từ 18 đến 30 tuổi là 132 lao động, chiếm 25.43%, nhóm tuổi từ 31 đến 45 tuổi là 293 lao động, chiếm 56.45% và nhóm tuổi từ 45 đến 60 tuổi là 94 lao động, chiếm tỉ lệ 18.12% cho thấy lao động tại doanh nghiệp ổn định và có xu hƣớng đang già đi.
Hình 2.3: Cơ cấu lao động theo độ tuổi. c. Theo trình độ chuyên môn.
Lao động đang chiếm tỉ lệ lớn trong doanh nghiệp là bộ phận công nhân dây máy, đây là bộ phận trực tiếp sản xuất, có nhiệm vụ lắp đặt, sửa chữa các dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp nên trình độ chuyên môn đòi hỏi ở mức trung và sơ cấp là có thể đảm nhận công việc. Hiện lao động trung, sơ cấp là 299 ngƣời, chiếm tỉ lệ là 57.61% toàn doanh nghiệp.
Viễn thông Bến Tre hiện đang có 6 thạc sỹ, đang giữ các chức vụ quản lý tại doanh nghiệp và cũng là nguồn nhân lực đáng quý của doanh nghiệp. Với 100% cán bộ quản lý điều tốt nghiệp đại học trở lên cấu thành một lực lƣợng nòng cốt vững chắc cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp.
Phần lớn lao động tại doanh nghiệp điều tốt nghiệp từ khối các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp kỹ thuật điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin. Nhìn chung trình độ chuyên môn ngƣời lao động phân bố tại doanh nghiệp là hợp lý, công nhân viên điều có ý thức nâng cao trình độ văn hóa và kỹ năng lao động của mình để hoàn thiện bản nhân và đóng góp thêm cho doanh nghiệp.
d. Theo chức năng
Tỉ lệ lao động gián tiếp tại doanh nghiệp là 23.5% trong khi đó tỉ lệ lao động trực tiếp là 76.5% trong toàn bộ cơ cấu lao động tại doanh nghiệp.
Viễn thông Bến Tre có một trụ sở chính và 08 đơn vị cơ sở phân bố tại các huyện, thành phố trong cả tỉnh, việc bố trí nhân sự quản lý một Giám đốc, một Phó Giám đốc kỹ thuật và một Phó Giám đốc kinh doanh trực thuộc các trung tâm viễn thông đƣợc xem là hợp lý và tối ƣu trong công tác quản lý của doanh nghiệp.
Cơ cấu lao động tại Viễn thông Bến Tre đƣợc tổng hợp theo bảng 2.4. Bảng 2.4: Cơ cấu lao động tại Viễn thông Bến Tre
STT Chỉ tiêu Tỉ lệ Nam/ Nữ % Nam Nữ Tổng
I Theo giới tính
80.35/19.65 417 102 519
II Theo chức năng
1 Lao động gián tiếp 23,5 % 95 27 122
1.1 Cán bộ quản lý 33.6% 40 01 41
1.2 Nhân viên nghiệp vụ 66.4% 55 26 81
2 Lao động trực tiếp 76,5 % 322 75 397 III Theo trình độ 1 Trên đại học 1.16 % 06 0 06 2 Đại học, cao đẳng 39.11 % 155 48 203 3 Trung cấp, sơ cấp 57.61 % 255 44 299 4 Lao động phổ thông 2.12 % 01 10 11 IV Theo độ tuổi 1 18-30 tuổi 25.43 % 95 37 132 2 31-45 tuổi 56.45 % 245 48 293 3 45-60 tuổi 18.12 % 77 17 94 V Theo hợp đồng 1 Không xác định thời hạn 86.51 % 388 61 449 2 Xác định thời hạn 9.44 % 26 23 49 3 Ngắn hạn 4.05 % 3 18 21 Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chánh
Lao động trực tiếp chiếm phần lớn trong doanh nghiệp cũng phản ánh đƣợc bản chất hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành nghề của Viễn thông Bến Tre.
Hình 2.5: Cơ cấu lao động theo chức năng
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI VIỄN THÔNG BẾN TRE LỰC TẠI VIỄN THÔNG BẾN TRE
Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu thống kê mô tả để tiến hành phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Viễn thông Bến Tre tập trung vào 03 nhóm chức năng chính của công tác quản trị nguồn nhân lực là thu hút nguồn nhân lực, đào tạo phát triển và duy trì nguồn nhân lực.
Từ bảng câu hỏi đƣợc chuẩn bị trƣớc qua khâu nghiên cứu sơ bộ, tác giả tổ chức khảo sát, thu thập dữ liệu từ lực lƣợng lao động tại doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở nhận định, đánh giá và đƣa ra các giải pháp thực tế nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
2.2.1 Giới thiệu thiết kế nghiên cứu
Công tác chuẩn bị, phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức:
Nghiên cứu sơ bộ thông qua phƣơng pháp chuyên gia với kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp và kết hợp dựa trên các câu hỏi điều tra quan điểm nhân viên trong doanh nghiệp của PGS.TS Trần Kim Dung (2010, Trang 366-370) để xác định và định hình các thành phần, tiêu chí nhằm xây dựng bảng khảo sát hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp. Tác giả đã thảo luận với nhóm bao gồm các cán bộ, chuyên viên trực tiếp đang làm việc trong công tác quản trị nguồn nhân lực, cụ thể là Phòng Tổ chức Hành chánh, các chuyên viên, lãnh đạo phòng ban, ban lãnh đạo và một nhóm
giao dịch viên, công nhân lao động trực tiếp của doanh nghiệp để tìm kiếm, xác định đƣợc các thực tế chính của công tác quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp.
Nghiên cứu chính thức đƣợc thực hiện thông qua phƣơng pháp thống kê mô tả. Bảng câu hỏi đƣợc sử dụng để điều tra, thu thập số liệu các nhân viên trong doanh nghiệp ở tất cả các vị trí. Câu hỏi khảo sát đƣợc thiết kế ở dạng bảng, đƣợc chia theo nhóm chức năng của quản trị nguồn nhân lực. Có 5 mức đánh giá sự đồng ý của ngƣời đƣợc khảo sát từ mức độ “Hoàn toàn không đồng ý” (Mức 1) đến “Hoàn toàn đồng ý” (Mức 5).
Bảng câu hỏi điều tra đƣợc gửi cho khoảng 220 nhân viên doanh nghiệp bao gồm Ban lãnh đạo, phòng ban và anh em công nhân thông qua hệ thống công văn nội bộ của doanh nghiệp, trong đó có khoảng 150 nhân viên lao động trực tiếp bao gồm công nhân dây máy và khối giao dịch viên.
Nội dung và thời gian nghiên cứu
Bảng câu hỏi nghiên cứu có 36 tiêu chí đƣợc phân theo các chức năng của công tác quản trị nguồn nhân lực, cụ thể nhƣ sau:
Nhóm thu hút nguồn nhân lực
- Hoạch định nguồn nhân lực : 4 tiêu chí - Phân tích, mô tả công việc: 4 tiêu chí - Tuyển dụng: 4 tiêu chí
Nhóm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: 5 tiêu chí Nhóm duy trì nguồn nhân lực
- Đánh giá kết quả thực hiện công việc: 4 tiêu chí - Động viên nhân viên: 4 tiêu chí
- Trả công, khen thƣởng: 4 tiêu chí
- Môi trƣờng, điều kiện làm việc 7 tiêu chí
Thời gian tiến hành nghiên cứu đƣợc tác giả tiến hành khảo sát, thu thập số liệu từ đầu tháng 7 năm 2013.