Giọng từng trải, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 102)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Giọng từng trải, chiêm nghiệm

Bùi Ngọc Tấn sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hải Phòng, miền đất hải cảng có nhiều kỉ niệm, với những năm tháng ông lăn lộn ngoài biển khơi, từng làm nhân viên đánh cá ở Liên hiệp đánh cá Hạ Long. Nơi ông đã từng một thời gắn bó, trải nghiệm, cùng sống, cùng hòa mình với biển cả, với những người thủy thủ. Đó cũng chính là không gian biển khơi trong tác phẩm Biển và chim bói cá, với những con chim bói cá lặn lội đêm ngày. Chuyện

kể năm 2000, lại ẩn hiện chân dung của một người tù không án Nguyễn Văn Tuấn, có đôi

nét “gần” với số phận của chính tác giả. Dường như những tác phẩm của nhà văn có dáng dấp một cuốn tự truyện. Từ câu chuyện cuộc đời mình, nhà văn đặt ra những vấn đề có ý nghĩa nhận thức về cuộc đời. Có lẽ vì xuất phát từ những nét trên, mà giọng từng trải, chiêm nghiệm gần như trở thành một giọng điệu chính, chi phối mạch cảm xúc của tác phẩm.

Đây là một trong những giọng điệu thường bắt gặp trong truyện của các nhà văn như Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng,… Đến các tác giả giai đoạn sau, như Lê Lựu

với Thời xa vắng, giọng điệu này càng rõ nét hơn, nó trở thành giọng điệu chính chi phối

toàn bộ mạch truyện. Nhà văn như nhập thân vào nhân vật để bộc lộ những suy tư, những trải nghiệm về cuộc đời. Lê Lựu cũng sinh ra từ vùng quê nghèo đói, cũng có một cuộc đời không bình lặng như Giang Minh Sài. Mượn nhân vật để gửi gắm những suy tư về cuộc đời, về khát vọng của hạnh phúc cá nhân, bản lĩnh sống của con người. Với Bùi Ngọc Tấn, đó cũng chính là những trải nghiệm từ chính cuộc đời ông, đã đi vào tác phẩm một cách thành thật nhất.

Đó là những trải nghiệm của cá nhân, những suy ngẫm về cuộc đời qua nhân vật, hoặc qua người trần thuật. Nhà văn như nhập vào nhân vật để bộc lộ những tâm tình, những trải nghiệm của chính bản thân. Đọc Biển và chim bói cá, người đọc thấy toát lên giọng điệu từng trải, chiệm nghiệm, như nguồn mạch chính của tác phẩm. Có những đoạn, người đọc như hình dung, tác giả không phải kể về nhân vật, mà đang thuật lại, đang nói về chính những nếm trải của bản thân. Ta thử đọc một đoạn từ tác phẩm: “Những người đi tàu, kể cả

101

Bôn là những người sống giản đơn với những gì gần bản năng và cũng là những người lạc hậu. Quanh quẩn trong căn buồng hẹp. Đi trong hành lang hẹp. Rồi xuống buồng máy nếu là thợ máy, đi ra boong lái boong mũi nếu là thủy thủ. Cái boong lái giống như mảnh sân trong một gia đình. Làm việc ở đấy. Gieo trồng ở đấy. Thu hoạch ở đấy. Giữa trưa hè nắng đổ cũng là ở đấy. Mưa dầm gió bấc buốt xương hay trời mưa rào sầm sập trút nước cũng là ở đấy. Và khi trăng lên, nghỉ ngơi cũng là ở đấy. Người thủy thủ phải tranh thủ tất cả vì công việc. “Ăn nhanh lên” hoặc “Rồi hãy ăn! Đó là những câu nói thường nghe thấy trên tàu cá. “Ăn nhanh lên” hoặc “Rồi hãy ăn!” để có lưới đánh, để thả xong mẻ lưới, để cho cá vào khay, để cho cá xuống hầm, để kéo lưới. Đã ăn lưng lửng thì “ăn nhanh lên!” Mới bưng bát cơm lên lùa vài miếng thì “rồi hãy ăn!” Để đến khi về câu lạc bộ, cơm canh nguội ngắt và đã quên hẳn bữa ăn rồi. Cứ như vậy cộng với bài bạc, đánh cờ ăn tiền không thể đánh suông được. Nhạt phèo!. Và nói tục. Tục như tàu cá. Mở miệng là các từ tục tiễu văng ra. Như sắp điên đến nơi, sắp đánh nhau đến nơi. Cuộc sống là tối thiểu. Sợi dây liên hệ với gia đình không còn. Sợi dây liên hệ với xã hội chỉ là chiếc radio…. ” [50, tr. 251-252]. Chỉ với một đoạn văn ngắn, Bùi Ngọc Tấn đã tái hiện một cách sinh động, rõ nét cuộc sống sinh hoạt đầy kham khổ của những người thủy thủ trên những chiếc tàu chật hẹp, long đong giữa trời biển. Một cuộc sống đầy những khó khăn, cuộc sống mà tác giả đã từng chứng kiến, từng nếm trải. Tác phẩm xoay quanh những nỗi vất vả, cơ cực của nghề đánh cá, tâm tình của những con người lấy biển khơi làm nguồn sống chính để gửi gắm những suy ngẫm, những trải nghiệm của nhà văn về cuộc đời, về những năm tháng đã đi qua của chính nhà văn.

Bùi Ngọc Tấn để cho nhân vật tự suy ngẫm, tự nói lên những trải nghiệm của chính mình. Chuyện kể năm 2000, một tác phẩm thể hiện rõ nhất giọng điệu này. Gần như giọng điệu từng trải, chiêm nghiệm là giọng điệu chính trong tác phẩm. Xoay quanh bi kịch của Nguyễn Văn Tuấn, một người tù không án, những nỗi niềm, những trải nghiệm, những đau đớn, được nhân vật tự bộc bạch, từ đó gửi gắm những thông điệp sống. Sau những đắng cay, cực hình trở về với cuộc sống trần thế, nhân vật như thấm thía hết những gì mình vừa trải qua, càng trân trọng những giây phút ở hiện tại, và từ đâu đó, vẫn ánh lên một niềm tin mãnh liệt vào cuộc đời. “Đau khổ có in dấu vết ở đây không? Đắng cay thấm đượm thịt da em. Nhưng như cây vẫn bắt rễ vào đất, cuộc sống sẽ từ đây tiếp tục. Cuộc sống vẫn còn đợi chúng ta. Anh sẽ đền bù lại. Chúng ta vẫn sống. Tiếp tục sống trong hạnh phức. Như những

102

ngày xưa. Giờ đây chúng ta càng hiểu ý nghĩa của sự gần gũi này. Chúng ta đã mong đợi. Chúng ta đã tuyệt vọng. Nhưng chúng ta đã đạt được” [49, 227].

Thế giới chữ của Bùi Ngọc Tấn là một thế giới “càng đắm đuối càng đắng cay, mà càng đắng cay lại càng đắm đuối”. Càng say mê, càng đắm đuối, nó lại đem đến cho ông sự cay đắng, tuổi nhục. Tưởng chừng như sau cái đắng cay, ông sẽ cay cú với cuộc đời, sẽ dừng lại, sẽ quên và từ bỏ. Nhưng không dừng lại ở đó, dường như cái đắng cay lại tiếp thêm cho ông nghị lực. Càng chắp cánh cho những câu chữ của ông bay cao và bay xa hơn. Chính nó làm cho nghệ thuật cất cánh. Thế giới của ông được nhìn bởi một đôi mắt ngây thơ của một cậu bé con, đang chập chững bước vào đời với bao hoài bão, bao sự tin tưởng trọn vẹn. Một thế giới quá hoàn hảo, nhưng đứa trẻ ấy, nhanh chóng bị sóng gió của biển khơi làm cho bừng tỉnh. Cuộc đời đáp trả cho đôi mắt ngây thơ, cho tâm hồn của một đứa trẻ chưa hề vướng bụi trần bằng những đợt sóng ngầm, những cơn say sóng đến chóng mặt. Trở về với cuộc sống thực tại, trở về với đất mẹ, dấu tích của những cơn say sóng vẫn còn hiện hữu. Đời đáp trả lại một chàng thanh niên bước vào đời với bao say mê, sôi nổi, nhiệt huyết của tuổi thanh xuân, trước mắt chàng là cả một chân trời rộng mở của những ước mơ, dấn thân,… là những ngày tháng giam mình nơi chốn lao tù, một mình cô đơn, chống chọi với cái đói và thời gian. Để khi trở về với cuộc sống tại ngoại, nhân vật ấy lại mắc một chứng bệnh mà chỉ có những ai đã từng nếm trải mới thấm thía hết ý nghĩa của những vết lằn xương máu đó, chứng “say tù”. Ông say, say ngay cả khi đang tỉnh, khi không còn bị nó trói buộc. Đó là cái say, là nỗi ám ảnh khủng khiếp mà không thể diễn đạt hết bằng lời. Một sự đền bù và đáp trả thật xứng đáng! Tất cả những trải nghiệm đó, đã được nhà văn đưa vào trang viết, với tất cả tình cảm và sự chân thành từ chính trái tim mình. Nhận xét về giọng văn của ông, Phạm Xuân Nguyên cũng đã cảm nhận: “Giá trị nhà văn của Bùi Ngọc Tấn trước hết là ở giọng điệu văn chương làm cho người đọc hiểu ông, tin ông, đồng cảm với ông, và cùng ông đồng cảm với những phận người, những kiếp bụi nhân sinh” [36].

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)