0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Khắc họa ngoại hình con người bé nhỏ, cô đơn

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT BÙI NGỌC TẤN (Trang 60 -60 )

7. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Khắc họa ngoại hình con người bé nhỏ, cô đơn

Ngoại hình là một khái niệm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện tạo nên dáng vẻ bề ngoài của nhân vật. Đó chính là những nét về diện mạo, hình dáng, trang phục, cử chỉ, tác phong của nhân vật được biểu hiện trong tác phẩm. Không đi sâu vào tái hiện toàn bộ chân dung nhân vật, mà chỉ bằng vài nét bút thoáng qua có tính chất chấm phá, Bùi Ngọc Tấn đã tái hiện, dựng lên chân dung các nhân vật một cách rất rõ nét. Để từ chân dung nhân vật, người đọc có một cái nhìn tổng quan ban đầu, góp phần thấu hiểu một cách trọn vẹn tính cách nhân vật.

Khi khắc họa ngoại hình nhân vật, các nhà văn hiện đại thường hay đặc tả “khuôn mặt” – nơi biểu hiện rõ nhất mọi trạng thái cảm xúc của con người, từ đó ta có thể dễ dàng

59

nắm bắt được tâm lý nhân vật. Nam Cao miêu tả Chí Phèo với “cái đầu trọc lóc, răng cạo trắng hớn, hai mắt gờm gờm trông gớm chết…”. Chỉ bằng vài nét phác họa, Nam Cao đã vẽ ra chân dung một con người đã thay đổi hẳn về nhân hình, làm nền tảng cho những thay đổi về nhân tính của hắn sau này. Nhắc đến nhân vật Chí Phèo, ấn tượng đầu tiên gợi lên trong suy nghĩ của người đọc, hẳn là khuôn mặt với những nét đặc tả rất đặc sắc. Với Nguyễn Ngọc Tư, một trong những nhà văn rất chú trọng đến việc khắc họa rõ nét “khuôn mặt” trong nghệ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật. Bằng cách chấm phá vài nét trên gương mặt, Nguyễn Ngọc Tư đã dựng lên hình ảnh những con người với những nét khắc khổ, lam lũ nhưng giàu nghĩa tình của vùng sông nước Nam Bộ. Trong khi khắc họa khuôn mặt, Nguyễn Ngọc Tư chọn cách đặc tả “đôi mắt” làm điểm nhấn chính. Trong truyện Nhớ sông,

“đôi mắt” của con Thủy “đắm đuối” nhìn “đám học trò túa ra cổng trường, đám học trò áo lem mực, tay kẹp nách cái cặp…”. Và “đôi mắt” “cháy âm âm một nỗi gì đau đáu” [73, 171] của ông Chín khi bắt gặp ánh mắt đó của con Thủy. Đôi mắt ấy đã tự nói lên những nỗi kháo khát của con Thủy, và nỗi đau âm ỉ trong lòng của ông Chín.

Qua khảo sát truyện Bùi Ngọc Tấn chúng tôi nhận thấy ông thường không giống với các tác giả khác về kĩ thuật xây dựng ngoại hình nhân vật. Nếu Nam Cao dồn tất cả những nét xấu nhất của một người phụ nữ để miêu tả Thị Nở “một người đàn bà xấu xí, ngẩn ngơ, dở hơi, ế chồng”, “cái mũi đỏ dị xuống rồi bạnh ra khi chửi”, “cái môi vĩ đại”,… Thì với Bùi Ngọc Tấn, ông dường như né tránh việc đi sâu vào những nét “xấu” của nhân vật. Với ông, việc khắc họa một vài nét diện mạo “xấu”, chỉ là điều “bất đắc dĩ”, cần thiết phải phác họa, làm cái nền để ông nhấn mạnh đến sự cô đơn, nhỏ bé, nỗi lam lũ, vất vả, khắc khổ của nhân vật, mà nó đã hằng ăn sâu vào ngoại hình. Đọc truyện ông, ta có cảm giác, bản thân nhân vật sinh ra rất đẹp, và cái khắc khổ, thảm hại của ngoại hình ở nhân vật là do thời gian, do những mưu sinh, những tác động bên ngoài “bào mòn” vẻ đẹp vốn có. Xét ví dụ, trong truyện ngắn Truyện không tên, khi miêu tả chị Sợi, nhà văn hoàn toàn không dành những trang văn để khắc họa ngoại hình nhân vật. Ta biết được vẻ ngoài kém xinh “làn da đen đủi nhăn nheo, cặp môi tái nhợt” của chị Sợi không phải thông qua những câu văn miêu tả cụ thể về ngoại hình nhân vật, mà qua sự miêu tả đối lập, nhằm nhấn mạnh sự lam lũ vất vả của chị: “… Chị cần tiền. Để nuôi bà mẹ già nằm liệt sáu bảy năm nay. Để có cái và vào miệng. Để có tí phấn son bôi lên mặt, giấu đi làn da đen đủi nhăn nheo, cặp môi tái nhợt của mình.

60

Để có thể mua bộ cánh mới khi bộ cánh chị mặc trên người đã mòn, sờn, bạc, khiến chẳng còn ai muốn nhìn chị” [48, 108].

Hay trong Người mua nhà của bố mẹ tôi, hãy xem ông miêu tả về cô Thoan:“Cô nghèo. Người sắt lại. Khuôn mặt đăm chiêu, rầu rĩ. Cô đi hơi lệch lệch. Như người đi không vững… Chẳng bao giờ thấy cô cười. Họa hoằn lắm cô mới cười thì lại càng thảm hại. Nụ cười như mếu. Cô gầy yếu nhưng làm không chê vào đâu được. Việc hợp tác. Việc nhà. Cuốc đầm. Gánh rạ. Đập lúa. Nuôi lợn. Đắp tường. Lợp nhà ” [48, 27]. Chỉ vài nét phác họa, tác giả đã vẽ nên chân dung một con người với dáng hình gầy gò, khắc khổ, lam lũ, chịu thương chịu khó. Cái dáng xiêu xiêu, gầy gò, gương mặt rầu rĩ, cái tài của nhà văn là không đi sâu vào miêu tả chi tiết, cặn kẽ nhân vật, nhưng với một vài nét chấm phá căn bản, tự khắc thần thái của bức tranh sẽ hiện lên một cách sinh động.

Trong Biển và chim bói cá, có những đoạn nhà văn khắc họa nhân vật rất đặc sắc:

“Bóng dáng Lê Mây ngược sáng như một bức tượng đồng bất động giữa khuôn hình. Lúc những đám mây trên trời vần vụn chạy thẳng xuống, biến mất dưới chân ông, lúc biển nghiêng hẳn dâng cao đẩy bầu trời xô lệch”. Đặc tả “khuôn mặt ông sạm nắng gió và muối mặn, vuông vức, râu ria, mắt dữ dội nhìn thẳng trên một nền trời biển điên đảo phía sau”

[50, 534]. Chân dung một con người, có những nét đặc trưng cho miền biển, “khuôn mặt sạm nắng gió và muối mặn”, “mắt hướng về biển xa”, đó là cái khắc khổ của những người thủy thủ, nửa đời chìm nổi, lao đao trên biển cả.

Ngoài việc khắc họa ngoại hình những con người nhỏ bé, lam lũ, Bùi Ngọc Tấn còn dành những trang văn với “ca từ” đầy lãng mạn để khắc họa ngoại hình nhân vật người phụ nữ với những vẻ đẹp riêng. Trong Chuyện kể năm 2000, ông đã phác họa nhân vật Ngọc với tất cả sự trong trẻo, tinh khôi, cùng những háo hức của tuổi mới lớn: “Nàng lúc đó mới 19 tuổi. Áo ngắn tay bồng vai. Tóc xõa ngang lưng. Dáng đi hơi ngả về phía trước. Tiếng guốc của nàng như tiếng hài pha-lê của Lọ Lem, như tiếng guốc lên thang trong thơ Quang Dũng... Hắn nhìn nghiêng và thấy cánh tay nàng tròn được cái tay áo lụa may bồng lên ôm rất khít. Một ánh đèn màu từ rạp Majestic hắt ra. Gò má nàng, mái tóc nàng, cả người nàng, cả cây cối chung quanh nàng đều nhuộm xanh như không có thực” [49, 120].

61

Đôi khi, nhà văn dành những trang viết khắc họa rất rõ nét chân dung những con người có quyền thế trong xã hội, có quyền xử lý con người. Đối lập với ngoại hình những con người nhỏ bé, cô đơn, những nhân vật thuộc tầng lớp trên được ông đặc tả rất kĩ, đến từng chi tiết nhỏ. Nhà văn rất chú ý ở việc miêu tả gương mặt, và đặc biệt là đôi mắt của nhân vật này. Ta hãy xem nhà văn khắc họa chân dung ông Lan:“Ông Lan cười rất sợ. Ông cười còn đáng sợ hơn khi ông làm mặt nghiêm. Nó giả dối. Nó rờn rợn. Ông Lan mặt ngựa có đôi mắt sắc lạnh. Khi cười đôi mắt ông càng lạnh lẽo. Môi mỏng mím lại uy nghiêm làm phạm nhân thấy không thể giấu một điều gì. Hình như biết cái ưu thế ấy của mình, ông càng nghiêm nghị, cặp mắt lạnh như thép nhìn chăm chăm chăm vào hắn…” [49, 75]. “Ông ta lại cười lạnh lẽo và rờn rợn” [49, 76]. Chỉ bằng vài nét phác họa ở đôi mắt và nụ cười của nhân vật, người đọc đã hình dung được chân dung một người cán bộ đầy những uy quyền, với vẻ mặt đầy sắc lạnh, nghiêm ngặt, có phần hơi dữ tợn.

Khắc họa ngoại hình nhân vật, để thấy rõ tác động của hoàn cảnh, của môi trường vào sự thay đổi ngoại hình của nhân vật. Khi miêu tả chân dung nhân vật, nhà văn như cố giấu một nỗi niềm đau xót, thương cảm dành cho sự nhỏ bé, cô đơn, những tác động của cuộc đời đã “chà đạp” lên nhân vật. Sự thay đổi hẳn về “nhân hình”, chỉ sau một trận cùm tại xà lim của Sáng được nhà văn khắc họa rất tài tình. Từ một cậu bé “nông thôn đẹp trai, trắng trẻo, tròn trĩnh”, thành một người hốc hác, “thon thả, khuôn mặt dài ra, nước da xanh xao”. “Mười ngày xà lim ăn cháo loãng, cùm đủ để thay đổi vóc dáng Sáng. Không như Lê Bá Di phải mất nhiều năm nhai sắn mới có bộ mặt hổ mang bành, Sáng thay đổi rất nhanh. Từ mặt tròn Sáng trở thành mặt dài. Nước da Sáng vốn rất trắng khi ra có màu xanh cớm nắng, thiếu hồng cầu. Người thon hơn. Thế mà chỉ mười hôm trước Sáng còn là một cậu bé nông thôn tầm thước, đẹp trai, trắng trẻo, có khuôn mặt tròn trĩnh, má phính, tóc mượt mà. Đó chỉ là vết nắn lại con người Sáng, vết nắn nhẹ nhàng đầu tiên. Sáng còn được nắn lại nhiều lần nữa” [49, 62].

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT BÙI NGỌC TẤN (Trang 60 -60 )

×