Kết cấu dòng ý thức đan xen kĩ thuật “lồng ghép” truyện

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Kết cấu dòng ý thức đan xen kĩ thuật “lồng ghép” truyện

Kết cấu dòng ý thức là một kiểu kết cấu phổ biến trong văn học hiện đại, lấy những kí ức chắp nối, những dòng tâm trạng của nhân vật làm nền chính để dệt nên truyện. Về kĩ thuật lắp ghép, tức là cách “cắt ghép”, đan xen vào trong truyện, những loại hình nghệ thuật khác như báo chí, điện ảnh,… hay các thể loại khác như thơ, ký,… Lắp ghép nhiều tình tiết tạo cho tác phẩm một sự mới lạ. Còn kĩ thuật lồng truyện là dùng “truyện để nói về truyện”, trong một câu chuyện lớn, có sự đan xen của nhiều câu chuyện nhỏ hơn. Truyện Bùi Ngọc Tấn, thường sử dụng hai kĩ thuật trên, lắp ghép, và lồng truyện trong việc xây dựng kết cấu. Lấy kết cấu dòng ý thức làm kết cấu chủ đạo, xây dựng truyện xung quanh những dòng hồi ức của nhân vật đan xen từ quá khứ đến hiện tại.

Chuyện kể năm 2000 là một tác phẩm được xây dựng theo kĩ thuật dòng ý thức đan

xen kĩ thuật lồng ghép truyện rất rõ. Trong tác phẩm, nhà văn đã để cho nhân vật của mình triền miên theo những dòng hồi ức từ quá khứ đến hiện tại, lồng ghép những câu chuyện, những mảnh đời nhỏ thành những số phận lớn. Tác phẩm không những dựng lên số phận cuộc đời nhân vật Nguyễn Văn Tuấn, mà còn tái hiện những mảnh đời khác như Già Đô, Sáng, Giang,… một cách sinh động. Kết cấu tác phẩm không đơn giản chỉ rạch ròi thành hai phần, phần một – kể chuyện những ngày tháng bị giam cầm. Phần hai – kể chuyện những ngày tháng ngoài tù. Mà là sự liên hệ, đan xen giữa trong và ngoài, giữa quá khứ và hiện tại. Tác phẩm sử dụng kết cấu dòng ý thức, kĩ thuật lồng ghép truyện, đồng hiện thời gian. Ông

56

đã nới rộng không gian nhà tù thành không gian xã hội và ngược lại. Một kết cấu hoàn toàn mới. Chính kĩ thuật này làm cho tác phẩm hiện lên một cách chân thực, sống động, mỗi cảnh đời trong nhà tù, mỗi cảnh đời ngoài xã hội có sự liên hệ, càng trở nên cay đắng, bi thảm và chua chát hơn. Người kể chuyện có thể di chuyển và dịch chuyển điểm nhìn một cách linh hoạt, tạo một cái nhìn vừa khách quan, vừa chủ quan.

Có người cho rằng, truyện của Bùi Ngọc Tấn có kết cấu lỏng lẻo, không theo một bố cục cụ thể, tạo cho mạch văn sự rời rạc, gây khó hiểu với người tiếp nhận. Đó là một nhận định có phần phiến diện, nếu đi sâu vào tiếp cận tác phẩm, xét thấy kết cấu trong tác phẩm của nhà văn được xây dựng theo một kết cấu hoàn toàn thống nhất, logic, mạch lạc. Và có thể, tạo cảm giác lỏng lẻo ngay khi mới tiếp cận tác phẩm là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Khi chúng tôi phỏng vấn nhà văn về kết cấu trong tác phẩm, ông đã nói: “Tôi chỉ muốn viết sao cho sát gần cuộc sống nhất. Không có gì lỏng lẻo mà chặt chẽ như cuộc sống, và quan hệ giữa con người với nhau cũng vừa gắn bó vừa rời rạc”. Về kết cấu trong tiểu thuyết

Biển và chim bói cá, ông nói: “Cuộc sống như chúng ta đang sống, là cuộc sống của những

người bình thường, không phân thành tuyến này, tuyến nọ như trong phim hình sự hay các tác phẩm cổ điển bên này có Javert, bên kia có Jean Val Jean. Thật vậy, cuộc sống phổ biến của những người lao động ngày hôm nay không rạch ròi tuyến tính. Nó nhờ nhờ, nó co giãn, những con người khao khát một cuộc sống tối thiểu, thụ động quanh quéo cò con để có thể tồn tại, để có thể nhích lên một vài centimet và chờ đợi… Điều gắn bó là cùng một mẫu số chung. Và rời rạc vì ai cũng loay hoay, bằng lòng với kết quả xoay xỏa của mình. Lỏng lẻo mà chặt chẽ cũng là thế”.

Trong bài viết “Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới”, Phan Cự Đệ cũng đã từng viết: “Không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, “dòng ý thức”, “nghệ thuật đồng hiện”… (nghệ thuật đồng hiện có thể giúp các nhà văn kết hợp dòng suy nghĩ và tâm lý của nhân vật dường như là một hiện tượng phổ biến trong tiểu thuyết thời kì đổi mới) với những sự kiện mang tính chất sử thi (dường như phổ biến trong thời kì chiến tranh” [71, 551].

Kết cấu dòng ý thức còn được vận dụng ở hầu hết các truyện ngắn. Với tiểu thuyết, kết cấu được triển khai trên diện rộng, truyện được tái hiện theo dòng hồi ức đan xen liên tục từ quá khứ đến hiện tại, phức hợp của nhiều mẩu chuyện, nhiều cảnh đời. Ở truyện ngắn

57

với dung lượng đặc trưng, kết cấu truyện thường được xây dựng theo một dòng ý thức nhất định, “lát cắt” về một khoảnh khắc, một dòng suy nghĩ miên man của nhân vật, kết cấu thường chỉ tái hiện một chiều suy nghĩ, không lặp đi lặp lại. “Kết cấu truyện ngắn thường không gồm nhiều tầng, nhiều tuyến mà thường được dựng theo kiểu tương phản hoặc liên tưởng” [3, 346]. Lấy ví dụ về truyện ngắn, Người ở cực bên kia là cách phân mảnh lắp ghép, lồng truyện trong truyện từ quá khứ đến hiện tại theo kết cấu dòng ý thức về cuộc đời của nhân vật hắn: “Hắn coi họ là người ở hành tinh khác không nói cùng một ngôn ngữ. Đi qua những chỗ ấy, hắn cảm thấy đúng là một thế giới khác, thế giới ấy không phải của hắn, không phải dành cho hắn, và hắn đi nhanh chẳng gợi một ý niệm gì”. Bữa tiệc của ngày hội trường làm cho hắn nhớ về quá khứ: “Những năm tươi đẹp nhất của hắn, tuổi trẻ của hắn ở trường H-T”. “Hắn là một người học giỏi nhất trường, lại có nhiều tài văn nghệ, làm bích báo hay… Thầy quý, bạn yêu…” [48]. Một người giàu tự trọng và nhạy cảm. Thất cơ lỡ vận. Hắn luôn tự cho mình là hắn thuộc về một thế hệ khác. Gặp lại những người bạn một thời, làm hắn sống lại những kỉ niệm ngày xưa. Liên kết các khoảnh khắc bằng một điểm nhìn. Hắn đứng từ hiện tại để nhớ về bốn mươi năm trước. Hắn sống lại với những kỉ niệm, sống lại với một thời đẹp nhất. Hắn say theo những giấc mơ thời tuổi học trò ấy. Hắn là một cậu học trò giỏi nhất lớp, đa tài, đáng lẽ ra hắn phải có một cuộc sống hạnh phúc, nhưng sự thật phũ phàng. Suy nghĩ lặp đi lặp lại như một sự mạc định về địa vị của Hắn là người ở cực bên kia.

Với kĩ thuật lắp ghép, truyện lồng trong truyện, Bùi Ngọc Tấn tạo ra những truyện ngắn liên hoàn, truyện ngắn trong truyện ngắn. Bằng cách lắp ghép các truyện, có thể khác nhau về chủ đề và nhân vật chính, nhưng khi đặt cạnh nhau sẽ tạo nên một bức tranh chung về xã hội. Truyện ngắn của nhà văn giống như những “lát cắt” vỡ vụn về cuộc đời một con người, về những cảnh đời chung của cả một xã hội.

Kết cấu dòng ý thức trong truyện của nhà văn kết hợp chặt chẽ với kết cấu tâm lí. Gần giống với kết cấu dòng ý thức, kết cấu tâm lý lấy quá trình vận động bên trong của nhân vật, những phản ứng tâm lý của nhân vật đối với sự kiện và những diễn biến tâm trạng của nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác làm cơ sở để tổ chức tác phẩm. Kết cấu trong truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn được xây dựng theo kết cấu dòng ý thức, mạch truyện phát triển theo tâm lý nhân vật, với kĩ thuật lồng ghép, truyện trong truyện. Phù hợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm, được tái hiện bởi những hồi ức của nhân vật về những năm tháng đã

58

qua, và những dấu ấn khó phai của nó đến hiện tại. Kết cấu dòng ý thức có vai trò quan trọng trong việc thực hiện sự thống nhất chặt chẽ giữa chủ đề tư tưởng với tính cách nhân vật.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)