Người kể chuyện mang hình bóng tác giả, tính tự thuật, tự truyện

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 81)

7. Kết cấu của luận văn

2.4.3.Người kể chuyện mang hình bóng tác giả, tính tự thuật, tự truyện

Trước hết, về hình tượng người kể chuyện, đó là nhân tố trung tâm của tác phẩm tự sự. Trong văn học giai đoạn trước, khái niệm về “người kể chuyện” hầu như không được nhắc đến, hay thường đồng nhất với tác giả. Khi nghiên cứu về một tác phẩm người ta thường chú ý đến những yếu tố khác như nhân vật, cốt truyện, tình huống, ngôn ngữ,… Tuy nhiên, những năm gần đây, khái niệm này rất được quan tâm, việc tìm hiểu hình tượng “người kể chuyện” là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, khi tiếp cận phân tích tác phẩm. Trong những sự tác động qua lại giữa hình tượng “người kể chuyện” và các yếu tố trong tác phẩm, thì mối liên hệ giữa người kể chuyện với tác giả là điều đáng quan tâm nhất. “Là phần thiết yếu, để người đọc hiểu sâu hơn về ý nghĩa, tư tưởng của nhà văn. Điều đó có thể bắt nguồn từ sự ý thức về chủ thể của văn học, vai trò chi phối của người kể chuyện, và phần nào mối quan hệ giữa tác giả và người kể chuyện trong tác phẩm. Người kể chuyện không chỉ là một yếu tố trong truyện kể mà nó tồn tại với tư cách là một phạm trù – một phương tiện để nhận thức thế giới nghệ thuật, có những đặc điểm riêng, có quy luật phát triển và có mối quan hệ qua lại với các yếu tố khác” [23]. Qua khảo sát về hình tượng người kể chuyện trong truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn, người viết nhận thấy, hình tượng này, phảng phất hình bóng tác giả, mang tính tự thuật, tự truyện, như những cuốn hồi ký về cuộc đời nhà văn.

Nhận định trên là hoàn toàn có cơ sở, xuất phát đầu tiên từ sự tương đồng giữa cuộc đời nhà văn và nhân vật trong tác phẩm. Như một tất yếu, khi viết về những nhân vật mang dáng dấp chính mình, người kể chuyện trong tác phẩm có “cố gắng xóa nhòa” sự tương đồng này, thì cũng không thể “lấp hết” được những khe hở đó, người đọc tinh mắt sẽ dễ dàng nhận ra. Người kể chuyện trong truyện Bùi Ngọc Tấn luôn là người thấu hiểu hết tất cả những ý định, những lời nói tâm tư của nhân vật. Khảo sát mối quan hệ giữa giữa người kể chuyện và tác giả trong tác phẩm Bùi Ngọc Tấn, điều đầu tiên ta nhận thấy là sự chi phối của tác giả đối với người kể chuyện. Lẽ thường tình, nhà văn là người tạo ra tác phẩm, người kể chuyện cũng là một trong những thành phần cấu tạo nên tác phẩm, giống như những thành phần khác, nó được nhà văn sáng tạo nên, với những ý đồ nghệ thuật riêng. Bùi Ngọc Tấn đã tạo ra người kể chuyện, và cung cấp cho nó những quyền kiểm soát và chi phối riêng.

80

Trong truyện Bùi Ngọc Tấn, có những truyện người kể đóng vai trò giấu mặt, song điểm nhìn có sự chuyển hóa liên tục từ người kể sang nhân vật. Trần thuật trong truyện Bùi Ngọc Tấn, thể hiện sinh động ngay trong sự cảm nhận, trong tâm tình của nhân vật. Cách trần thuật của nhà văn, giúp ông khai thác sâu hơn vào thế giới tâm tư của nhân vật. Điều đáng chú ý là trong mạch trần thuật Bùi Ngọc Tấn, thường xuất hiện những lời trữ tình ngoại đề đi chệch cốt truyện. Người kể chuyện muốn tạo ra, tận dụng cơ hội rẽ ngang tâm sự với người đọc về những điều sâu xa hơn trong cuộc sống. Đây là những đoạn mà hình bóng tác giả xuất hiện rõ nhất, những tư tưởng, suy ngẫm về cuộc đời phát biểu thông qua nhân vật người kể chuyện. Xét ở những đoạn này, truyện Bùi Ngọc Tấn, có những nét gần với truyện truyền thống, tuy nhiên, nhà văn có những cách sáng tạo riêng có sự kết hợp yếu tố vừa truyền thống vừa hiện đại trong trần thuật.

Một điểm đáng lưu ý là nhân vật người kể chuyện trong truyện Bùi Ngọc Tấn mang dáng dấp một người nghệ sĩ, một lối tư duy “nghệ sĩ”, từ cách cảm, cách nghĩ. Và đó là lối tư duy của chính tác giả nhà báo, nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Điều này được Lê Minh Hà khẳng định, về nhân vật người kể chuyện trong truyện Bùi Ngọc Tấn.“Cần phải nhấn mạnh nhân vật người kể chuyện có tiểu sử là trí thức nghệ sĩ, trí thức thì bao giờ cũng muốn đạt tới lối tư duy riêng; nghệ sĩ thì muốn tìm một lối cảm riêng, không thể dễ dàng từ bỏ, mà cũng không thế lực nào có thể dễ dàng trục xuất lối cảm lối nghĩ đó, để nói tiếp rằng như thế, những nhục nhằn thống khổ, cũng như nhân ái thâm trầm kia cao hơn mức bình thường rất nhiều [12].

Người kể chuyện không ngần ngại bộc lộ những cảm xúc dâng trào, không kìm nén, những giây phút ngọt ngào không thể quên của nhân vật. Như một cuốn phim quay chậm, với những đoạn trần thuật “rất đẹp, rất lãng mạn”, người kể chuyện như dẫn bạn đọc vào một thế giới cổ tích, với cái lung linh huyền ảo, cái đẹp của tạo vật và con người. Ở Chuyện

kể năm 2000, là đoạn văn trần thuật về giây phút say đắm giữa nhân vật hắn và vợ trong

một đêm trăng đầy thơ mộng. “Hắn bước tới, nhẹ như không có trọng lượng. Sân gạch sạch và mát rượi sau cơn mưa. Hắn quỳ xuống, vòng tay về phía sau đỡ lấy nàng. Nàng đứng run rẩy như sắp ngã. Hắn áp má vào người nàng vẫn đang mát lạnh. Ở đó những giọt trăng vàng li ti còn đọng rối bời làm hắn choáng ngợp. Và bỗng thấy mình lạc giữa mênh mông. Một mênh mông xoai xoải lớn dần lên không còn trời và đất. Một mênh mông im lặng chờ đón hắn và dù có tới đó cả nghìn lần thì đây vẫn là lần đi tới đầu tiên. Như trở về hang

81

động sơ khai. Như mưa xuân mịn màng một thời thơ ấu. Như lạc giữa một khu rừng nguyên sinh, những cây cao hoang vu ẩm ướt vút lên, khe suối êm đềm chảy và khúc ngoặt sau suối hứa hẹn một thảm cỏ xanh rờn, trên đó là lâu đài cổ tích. Không còn nữa trời đêm, cánh đồng, sân gạch vằng vặc. Chỉ mát rượi nơi má, nơi cánh tay vòng ôm đỡ nàng, mà họng thì khô khát” [49,180]. Người kể như nhập thân vào nhân vật, là nhân vật, trực tiếp nhìn, “cảm” được vẻ đẹp của thiên nhiên, và con người.

Qua mỗi lời kể của tác phẩm Bùi Ngọc Tấn đều phảng phất bóng hình tác giả, nhưng đó không phải là một tác giả thật hoàn toàn, mà mang một “cái tôi thứ hai”. “Tất cả các cuốn tiểu thuyết thành công đều khiến chúng ta tin vào một tác giả mà người ta giải thích như một dạng của cái tôi thứ hai. Cái tôi thứ hai này trình bày thường xuyên nhất một văn bản về con người cực kỳ tinh tế và được thanh lọc, sáng suốt hơn, dễ cảm xúc hơn, dễ cảm thụ hơn là trong hiện thực” [23]. Nghĩa là người kể chuyện đôi lúc độc lập với tác giả, hay phảng phất một cái tôi, nhưng đó không phải là cái tôi của tác giả. Đúng vậy, đằng sau hình tượng người kể chuyện là hình bóng tác giả. Nhưng có thể đó là “tác giả hàm ẩn”. Tức là tác giả ẩn đằng sau trang chữ, theo một quan niệm khác của người đọc, tác giả “hàm ẩn” không hoàn toàn trùng khít với tác giả thật. “Tác giả hàm ẩn không được thể hiện ở văn bản nghệ thuật, mà chỉ được người đọc tái tạo trong quá trình đọc, như một hình tượng tác giả ngấm ngầm, ẩn tàng” [23]. Truyện Bùi Ngọc Tấn ẩn chứa một “tác giả hàm ẩn”, tác giả hàm ẩn này có quan hệ rất gần với người kể chuyện và tác giả thật.

Người kể chuyện trong tác phẩm mang hình bóng tác giả, bởi chủ ý của tác giả với người kể chuyện có tính nhất quán. Đọc truyện của nhà văn, ta có cảm giác tác giả có ý định bộc lộ trực tiếp tư tưởng thông qua người kể chuyện. Chọn ngôi kể thứ nhất “nhân vật xưng tôi”, hay ngôi kể thứ ba, người kể đều dẫn dắt truyện một cách nhất quán, mạch truyện triển khai gần giống nhau, tư tưởng phản ánh cùng hướng đến một quan niệm chung. Trong nhiều truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn, chủ thể kể chuyện được đặt ở ngoài câu chuyện. Câu chuyện đời sống được diễn ra tự nhiên qua lời kể của người kể chuyện. Chủ thể kể chuyện trong truyện ông, có thể là người đứng ngoài cốt truyện, nhưng lại đóng vai trò như một người biết hết, dẫn dắt người đọc vào thế giới nhân vật, sự kiện trong tác phẩm. Là đối tượng do nhà văn sáng tạo nên nhưng đôi khi lại vượt khỏi sự mong muốn và ý định của tác giả. Khi đã lựa chọn ngôi kể, chọn một phương thức trần thuật, tác giả đôi khi phải theo mạch logic phải

82

hướng tư tưởng của mình theo ý đồ đã chọn. Truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn có những đoạn trần thuật cho ta thấy tác giả dường như bị phụ thuộc vào người kể chuyện.

Chuyện kể năm 2000, là tiểu thuyết thể hiện rõ nhất mối quan hệ của người kể chuyện và tác giả, trần thuật trong tác phẩm mang tính tự thuật, tự truyện.“Tác phẩm tự truyện thường có thiên hướng lý giải cuộc sống đã qua như một chỉnh thể, tạo ra những đường nét mạch lạc cho cuộc sống kinh nghiệm của mình” [1, 363]. Tác phẩm được viết dưới dạng cuốn nhật kí tự thuật về chính cuộc đời tác giả. Tác phẩm được tái hiện như một cuốn nhật kí viết về những trải nghiệm cay đắng mà chính tác giả đã trải qua, nên tác phẩm được viết một cách chân thật và sâu sắc nhất. Bộc lộ rõ những suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về cuộc sống, con người và thế giới. Người kể chuyện tuy đứng ở ngôi thứ ba, xưng “hắn”, kể về cuộc đời của một người tù không án Nguyễn Văn Tuấn. Toàn bộ tác phẩm hơn năm trăm trang giấy, là cách dẫn dắt đầy tự nhiên, như để chính diễn biến, tình tiết truyện tự tuôn trào. Người kể chuyện mang hình bóng tác giả rất rõ. Trước hết là ở sự tương đồng về số phận cuộc đời nhà văn và nhân vật trong tác phẩm (như đã trình bày ở chương một). Tiểu thuyết mang tính tự thuật, tự truyện, người kể chuyện là chính tác giả đang tâm tình lại những biến cố trong cuộc đời mình. Tuy nhiên, bởi người kể chuyện không phải hiện lên một cách đơn thuần, tách biệt, mà gắn liền với ngôn ngữ, tình huống,… các yếu tố khác của truyện, nó luôn được đặt trong hệ thống, cho nên mỗi người đọc sẽ có cách tiếp cận khác nhau. Quan niệm về ranh giới giữa người kể chuyện và tác giả trong truyện Bùi Ngọc Tấn cũng phụ thuộc vào cách cảm nhận của từng độc giả.

Trong Chuyện kể năm 2000, người kể chuyện bị “ám ảnh” bởi “đói” và “thời gian”. Hai khái niệm được người kể chuyện nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Như một sự thấu hiểu về sự tra tấn dành cho nhân vật, và cũng như một “người vô hình” lạnh lùng, cứ nhắc đi nhắc lại, kể đi kể lại, càng làm cho số phận của nhân vật, những con người nơi chốn tù đày trở nên tội nghiệp hơn. Điểm nhìn hướng nội đi sâu vào mọi ngõ ngách trong tâm hồn nhân vật, truyện hiện lên không chỉ là những hồi ức của nhân vật hắn, mà còn là những trải nghiệm của chính nhân vật – người kể chuyện tác giả.

Đọc Người chăn kiến, chuyện kể ở ngôi ba, một cái nhìn đầy khách quan của người

kể chuyện khi dẫn dắt người đọc đến với câu chuyện của ông giám đốc M, nhưng nếu theo sát từng “bước chân” của người kể chuyện, ta lại có cảm giác như tác giả đang kể về chính

83

mình. Cách kể chuyện tưởng rất dửng dưng, nhưng lại ẩn chứa nhiều suy tư, tác giả như muốn nhảy vào trong truyện, “tranh” vị trí của người kể chuyện để mà nói về chuyện của mình.

Bùi Ngọc Tấn không chỉ đơn giản tạo ra một con người bình thường, một nhân vật bình thường, một con người nói chung, mà nhân vật luôn mang một ngụ ý, bản thân tác giả. Tác phẩm của ông, sở dĩ có quan hệ gần gũi ở người kể chuyện và tác giả một phần xuất phát từ quan niệm viết văn là viết về những sự thật của ông, viết về những gì “ông từng nếm trải”, biết chính xác về nó. Bùi Ngọc Tấn thường chọn những đề tài mà ông hiểu rõ, viết về những con người mà ông đã từng quen, từng gặp, từng đi qua trong cuộc đời ông. Trong truyện Bùi Ngọc Tấn, ranh giới giữa người kể chuyện và tác giả nhiều khi có sự trùng khít, tác giả mượn người kể chuyện để nói về những suy nghĩ, những quan điểm tư tưởng của mình. Chẳng hạn trong tác phẩm Biển và chim bói cá, có những đoạn trữ tình, người kể chuyện kể về tâm trạng của cậu bé Phong lúc nhận thức được những mặt ngang trái của cuộc đời, đánh dấu thời điểm cậu đã trưởng thành. Ở đoạn này, ta thấy người kể chuyện như chính là tác giả nhập thân vào để “cảm” cùng nhân vật, mượn lời kể để đưa ra những nhận thức riêng về sự thay đổi, về cái nhìn đa diện đối với cuộc đời.

Tự truyện làm sống lại những giai đoạn ám ảnh nhất, khó quên nhất trong cuộc đời. Nói về Chuyện kể năm 2000, Trần Độ cũng đã nhận định đây là một cuốn tiểu thuyết tự truyện: “Mọi người đọc dễ dàng nhận thấy đây là một tiểu thuyết tự truyện, tác giả viết về cuộc đời mình mà không xưng tôi. Vì thế tác giả tự do tưởng tượng và hư cấu những chi tiết “như thật” rất tự nhiên và hấp dẫn. Chính vì vậy cuốn tiểu thuyết có sức hấp dẫn rất lớn và xúc động người đọc sâu xa. Là chuyện kể về một người nhưng người đó có quan hệ với rất nhiều người” [81]. Dù tác phẩm có chất chứa rất nhiều chi tiết tương tự như cuộc đời của tác giả, đây không phải là hồi ký mà là tiểu thuyết. Với dạng tiểu thuyết tác giả có thể sáng tạo linh động hơn, không cần phải chính xác với từng chi tiết nhỏ, ông có thể thêm vào một nhân vật là hiện thân của hai hay nhiều nhân vật khác có thật trong đời sống.

Bàn về vấn đề “người kể chuyện mang hình bóng tác giả”, người viết khẳng định tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, mang tính chất tự thuật, tự truyện. Vậy câu hỏi đặt ra: “Tại sao Bùi Ngọc Tấn, không viết hồi ký Chuyện kể năm 2000, mà lại viết tiểu thuyết Chuyện kể

năm 2000?”. Ta nên xét ở khía cạnh chọn thể loại khi viết, điều này có ảnh hưởng tới mối

84

trong một khuôn khổ nhất định, đó là mảnh đất của cái tôi chủ quan, nên khó tìm được chỗ đứng cho những sáng tạo nghệ thuật. Ở thể loại tiểu thuyết, nhà văn có thể tung hoành, sống với nhiều cái tôi, đứng trên muôn vàn khía cạnh để rọi những lăng kính khác vào cuộc đời. Khi được hỏi ông về vấn đề này, ông đã trả lời:“Theo tôi hiểu, hồi ký là một thể loại mà các nhân vật phải có địa chỉ cụ thể, con người cụ thể. Các sự việc phải chính xác mà không thể hư cấu. Chuyện kể năm 2000 là một quyển tiểu thuyết mang đậm chất tự sự. Nó in dấu ấn cuộc đời tác giả tức là tôi, gần như không thêm bớt, nhưng nhiều nhân vật trong đó là tổng hợp của các mẫu người khác nhau. Chẳng hạn như Già Đô, một nhân vật khá thành công của tôi là tổng hợp của nhiều ông già trong tù và ngoài đời, trong đó có cả triết gia Trần Đức Thảo. Tuy nhiên khi viết tôi vẫn phải giữ nguyên tên Già Đô, một ông già có thật trong tù, khi được tha đã đến thăm tôi với tất cả tài sản khoác trên vai như tôi đã viết trong Chuyện kể năm 2000” [81].

Về vấn đề này, Lê Minh Hà cũng đã nhận định về Chuyện kể năm 2000: “Cuốn tiểu

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 81)