Ngôn ngữ nghệ thuật

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 87)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.Ngôn ngữ nghệ thuật

“Ngôn ngữ là “chất liệu”, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không thể có có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện của chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện” [10, 148]. Đúng vậy, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm, cũng là yếu tố tiếp cận đầu tiên, khi người đọc tiếp xúc với tác phẩm. “Là “cái vỏ của tư duy”, ngôn ngữ văn học liên quan mật thiết với ý thức văn học, phản ánh một cách cụ thể, chính xác, sinh động những biến đổi của tư duy văn học”. “Mặt khác, ngôn ngữ cũng là một hiện tượng xã hội, vận động không ngừng theo sự biến đổi của đời sống và chính sự phát triển của ngôn ngữ thời đại cũng góp phần chi phối tư duy văn học” [5, 108]. Sự phát triển ngôn ngữ trong văn học là cả một quá trình dài. Ngôn ngữ văn học trong giai đoạn trước, vẫn nghiêng về tính quy phạm, bị “gò” theo một số quy định, giới hạn, và chịu ảnh hưởng của nội dung, tư tưởng thời đại. Tiểu thuyết

Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách như đặt nền móng cho một chặng đường văn học mới, mở

ra một hướng tư duy mới trong quá trình sáng tạo ngôn ngữ, văn học được “kéo” về gần đời sống hơn. Tiếp theo là các tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam,… cũng góp thêm một tiếng nói vào quá trình đổi mới ngôn ngữ, không còn là những ngôn ngữ “chuẩn mực” như giai đoạn trước. Thế hệ các nhà văn cũ như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao,… là thế hệ những nhà văn có “sự chuyển mình”, với những đóng góp không nhỏ vào quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học. Đưa ngôn ngữ “bác học” thành ngôn ngữ “bình dân”, ngôn ngữ văn chương thành ngôn ngữ đời thường. Và văn học giai đoạn sau 1975, một giai đoạn thật sự đem lại nhiều dấu ấn, với sự xuất hiện hàng loạt các nhà văn đầy tâm huyết như Nguyễn Huy Thiệp, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ,… Chưa bao giờ ngôn ngữ văn chương lại gần sát với cuộc sống như thế. Ngôn ngữ đã thực sự trở thành đối tượng miêu tả của văn chương, vừa là yếu tố hình thức với ý nghĩa là phương tiện, chất liệu của hình tượng, vừa là nội dung với ý nghĩa là cá tính, cảm quan tư tưởng của nhà văn, cùng với sự vận động tích cực của tư duy văn học, ngôn ngữ văn xuôi ngày càng linh hoạt, sinh động và giàu chất đời thường hơn.

86

Hòa mình vào dòng chảy văn học, Bùi Ngọc Tấn cũng đã có những đóng góp mới về ngôn ngữ trong sáng tạo nghệ thuật. Nhưng điểm khác biệt của ông so với các nhà văn khác, có lẽ là ở sự “mộc mạc”, bình bị của ngôn từ, một ngôn ngữ tự nhiên, và hết sức “đời thường. Khi phỏng vấn ông về vấn đề này, nhà văn đã nói rất thành thật: “Tôi đã để ngôn từ đi vào tác phẩm một cách tự nhiên nhất như những gì nó vốn có”. Thật vậy, dường như Bùi Ngọc Tấn không muốn sáng tạo một thế giới ngôn từ xa lạ, mà tất cả những gì là lời ăn tiếng nói hằng ngày, được nhà văn đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên như chính “cuộc đời”. Chữ cứ tự nhiên mà tuôn trào, dường như đó là lời tâm tình, thủ thỉ của những con người mà ta gặp đâu đó trong cuộc sống. Nhà phê bình Thụy Khuê đã từng nói: “Người miền Bắc thì thiên về viết văn, còn người miền Nam thì thiên về kể chuyện”. Thật vậy, lối văn xuôi ở miền Bắc thiên về việc trau chuốt ngôn từ. Còn lối văn của miền Nam thì lại hiện lên trong sự bình dị, mộc mạc của câu từ. Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, ta thấy khác với truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, chất “mộc mạc, dân giã, chân chất” của người Nam Bộ. Bùi Ngọc Tấn mặc dù là người miền Bắc, nhưng dường như ông lại một phần chịu ảnh hưởng của lối văn miền Nam. Ta thấy trong tác phẩm của ông có một sự gần gũi với văn học miền Nam. Ngôn từ nhẹ nhàng, đôi chỗ xen vào những từ mang tính “khẩu ngữ”, bình dị, mộc mạc, không hề trau chuốt. Ta cảm nhận như nhà văn đang cố tình để cho nhân vật nói, nhân vật kể, nhân vật tâm tình, và rồi tất cả những suy nghĩ của nhân vật, tính cách và con người hiện lên một cách rõ ràng từ những câu từ đó.

Phần dưới đây, người viết sẽ đi vào bốn nội dung chính, để khảo sát kĩ hơn về những đóng góp của nhà văn trong công cuộc hiện đại hóa ngôn ngữ: Sự kết hợp tự nhiên, hiệu quả giữa diễn ngôn của người kể chuyện và diễn ngôn nhân vật, sự “lạ hóa” ngôn từ đầy

ý vị, cách đặt tên tác phẩm đầy dụng ý, lời ăn tiếng nói đậm chất khẩu ngữ tự nhiên của

vùng hải cảng, nhưng vẫn mực thước, mềm mại, sang trọng.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 87)