7. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Cảm hứng nghệ thuật
Cảm hứng là trạng thái tâm lý then chốt và bao trùm trong sáng tác của nhà văn. Cảm hứng được biểu hiện rõ nhất khi nhà văn bắt đầu viết, và hiện hữu trong hầu hết các khâu của quá trình sáng tác. “Cảm hứng cũng có thể có trong tất cả các ngành sản xuất khác khi mà con người lao động hoàn toàn tự nguyện theo những mục đích hoàn toàn phù hợp với lý tưởng và khả năng của mình. Nhưng khác với thành phẩm của tất cả các ngành lao động khác, tác phẩm văn học nghệ thuật còn chứa đựng tình cảm chủ quan của chủ thể sáng tạo, cho nên cảm hứng sáng tạo của văn nghệ sĩ vốn phải mãnh liệt” [27, 210].
Cảm hứng có thể đến bất chợt, cũng có thể được tích lũy qua một thời gian dài, nhưng sáng tác văn học nghệ thuật không thể không có cảm hứng. “Viết văn là gan ruột, tâm huyết chỉ bộc lộ những gì đã tràn đầy trong lòng, không thể cho ra những sản phẩm của một tâm hồn bằng lặng, vô vị và miễn cưỡng” [27, 210].
Cảm hứng là một trạng thái tâm lý căng thẳng nhưng say mê khác thường. Sự căng thẳng của ý chí và trí tuệ, sự dồi dào về cảm xúc, khi đã đạt đến sự hài hòa, kết tinh, sẽ cháy bùng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, dẫn dắt họ đến những mục tiêu da diết bằng con đường gần như trực giác, bản năng. Cảm hứng chỉ có thể là kết quả bất ngờ của việc thai nghén dài lâu, suy tư, cấu tứ, tưởng tượng trước đó. “Cảm hứng là nghị lực, là sự phấn khởi mang tính chất trí tuệ và là khả năng nương giữ các sức mạnh trong trạng thái kích thích” - – Bôđơle(Dẫn theo Phương Lựu) [27, 211].
Sáng tác của Bùi Ngọc Tấn là cả một quá trình thai nghén rất lâu, được ấp ủ hơn nửa cuộc đời. Ông đã dồn hết những trí tuệ, hồi ức, cảm xúc của bản thân, để ghi lại chân thực những gì đã đi qua, đã chứng kiến, và đã trưởng thành. Cảm hứng trong sáng tác của nhà văn bắt nguồn từ hiện thực cuộc đời, và những trải nghiệm.
1.1.3.1. Cảm hứng từ hiện thực cuộc sống
Không phải là hồi ký, nhưng truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn có lẫn một chút tự truyện. Nhân vật trong tác phẩm sống với những đoạn đời mà nhà văn đã từng nếm trải. Với tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000, không phải ông bê nguyên hiện thực của những năm tháng ông đã từng bị bắt đi cải tạo vào nhân vật hắn, Nguyễn Văn Tuấn. Nhưng thực tế,
27
chính từ những năm tháng bị giam cầm nơi tù ngục, ông mới biết, mới hiểu, và có thể viết về nhân vật một cách sâu sắc và tự nhiên đến thế. Một phần từ hiện thực nhà tù, những cảm nhận từ ngày tháng bản thân ông phải chịu những đau đớn đã giúp nhân vật trong tác phẩm có bước đi rõ ràng. Cảnh tượng nơi giam cầm hiện lên một cách sinh động, cụ thể. Nếu một tác giả chỉ đứng trên cái nhìn bề ngoài để nhìn vào đối tượng thì những nhận thức rút ra sẽ chỉ đơn giản là bề nổi. Phải trải nghiệm, phải thâm nhập vào đối tượng, phải là một phần của đối tượng, nhà văn mới có thể viết hay, viết sâu. Hiện thực từ bối cảnh nhà giam, cùng những con người, những cảnh ngộ trong cuộc sống nơi chốn cải tạo, một phần đã giúp ông viết nên tác phẩm Chuyện kể năm 2000. Xã hội giai đoạn trước với một chế độ nhà tù hà khắc, luôn ám ảnh cuộc đời của những con người bị tù oan ức, những người tù không án, tù mà không biết chính xác ngày về thật làm con người ta lo lắng và vô cùng sợ hãi.
Như trên đã nói, hai tiểu thuyết tiêu biểu gắn với hai chặng đường đời của nhà văn, còn truyện ngắn đa phần là những lát cắt từ dung lượng đồ sộ của tiểu thuyết. Nếu Chuyện
kể năm 2000, lấy một phần cảm hứng từ hiện thực của chốn lao tù trong những năm tác giả
bị bắt đi cải tạo, thì Biển và chim bói cá là kết quả từ những năm tháng lăn lộn nơi biển khơi. Là một tế bào của Liên hiệp đánh cá, đã từng là một con chim bói cá cùng với những chú chim bói cá khác cặm cụi ngày đêm vật lộn nơi đại dương. Hai mươi năm, một khoảng thời gian đủ để nhà văn tích lũy cho mình những trải nghiệm xương máu, giọt nước mắt, niềm vui trước những thành công và thất bại nơi biển cả mênh mông. Phải là người con của đất Hải Phòng, phải là một thành viên từng tham gia vào liên hiệp đánh cá ấy, ông mới có thể có những cảm nhận, miêu tả hết sức tự nhiên và tinh tế về những con người này.
Đó còn là hiện thực về hoàn cảnh đáng thương của con người trong xã hội đương thời, xã hội thời kì những năm 1960 với bao sự thay đổi, sự trở về của những con người sau chiến tranh, sự xuất hiện của lối sống hiện đại, sự lạc lõng của một thế hệ đã qua trước ngưỡng cửa mới của cuộc đời.
Hiện thực cuộc sống luôn là nguồn cảm hứng vô tận của mỗi người nghệ sĩ. Bùi Ngọc Tấn không nằm ngoài quy luật đó, và đặc biệt với ông, hơn ai hết, ông tôn trọng hiện thực đến từng “khoảnh khắc nhỏ”.
28
1.1.3.2. Cảm hứng từ chính cuộc đời nhà văn
Ngoài cảm hứng từ hiện thực cuộc sống, một phần những năm tháng nhà văn đã sống và chiêm nghiệm là nguồn cảm hứng lớn nhất đi vào tác phẩm của ông. Ông đã sống gần trọn một kiếp người, một khoảng thời gian dài, gần ba mươi năm không cầm bút, như đã phải dừng hẳn nghiệp văn. Nhưng không, ông vẫn đang là một người nghệ sĩ, ông vẫn đang viết, cần mẫn tích lũy và thu lượm những mảnh vụn của cuộc đời, những trang văn chưa thành chữ. Ông nói, “những năm tháng gian lao của cuộc đời, là một giai đoạn thai nghén, chuẩn bị tất cả những nguyên liệu, sẵn sàng cho một sản phẩm mới ra lò”. Chuyện kể năm 2000, được viết trong vòng một năm, nhưng đó không phải là thời gian chính xác. Thật sự, để có một tác phẩm trải đời đến chừng ấy, nhà văn đã phải trả giá bằng chính cuộc đời mình. Khâu chuẩn bị nguyên liệu cho “món ăn tuyệt vời” này đã mất trọn hơn nửa đời người. Một năm trời còn lại chỉ là khâu “chế biến, xào nấu”. Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã cho rằng cảm hứng sáng tác của Bùi Ngọc Tấn là “đi tìm thời gian đã mất”.
Đúng, ông đi tìm lại những năm tháng đã qua của cuộc đời. Những năm tháng ông đã phải đánh đổi, phải hi sinh, “nhảy vào lò lửa để cảm nhận được độ nóng”, làm thể xác con người ta đau đớn đến bao nhiêu. Để rồi, khi may mắn được thoát ra khỏi đám lửa ghê rợn kia. Ông mới nhìn lại, mới thấm thía về nỗi đau không diễn tả thành lời mà “đám lửa” kia để lại. Và cứ thế, những năm tháng đã qua của cuộc đời, thôi thúc ông phải ghi lại, phải viết, viết một cách chân thực, chân thành nhất. Viết để thế hệ sau hiểu mình, hiểu thế hệ cha anh trước đã sống như thế nào. Viết để gửi gắm những thông điệp về quyền sống của con người, về cách thận trọng khi xử lý con người. Về sức mạnh của tình yêu thương, sự bao bọc của những con người dưới đáy sâu của xã hội. Và những năm tháng bị giam cầm, là những giọt nước mắt được tích tụ lại, cùng cái nhìn đôn hậu, thứ tha đầy yêu thương dành cho cuộc đời, là nguồn cảm hứng lớn nhất để ông sáng tác nên những truyện ngắn, tiểu thuyết. Các tác phẩm được xem như những cuốn tự truyện về cuộc đời ông.
Ông đã từng là nhân viên Quốc doanh đánh cá Hạ Long (1975 đến năm 1991). Những ngày tháng được trải nghiệm, nếm mùi mặn chát của biển là cảm hứng chính thôi thúc ông viết Biển và chim bói cá.Cùng viết về những năm tháng đã qua. Cùng lưu giữ lại những kí ức dân tộc.