Tình huống tâm trạng, bộc lộ bi kịch

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 47)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tình huống tâm trạng, bộc lộ bi kịch

Tình huống truyện là những sự kiện có ý nghĩa thử thách đối với số phận, đối với những đặc điểm bản chất của tính cách, ở đó tính cách buộc phải hành động, phải phơi bày diễn biến tâm lý của nó, phải bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của nó đối với các tính cách khác. Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, đặc biệt là trong truyện ngắn, việc tạo tình huống như

46

thế nào cho độc đáo là một trong những yếu tố quan trọng góp phần khẳng định tài năng và phong cách riêng của nhà văn. Xây dựng một tình huống truyện độc đáo giúp làm rõ bản chất, tính cách, bộc lộ những tâm trạng của nhân vật. Ngoài ra việc xây dựng và tổ chức tình huống trong truyện thể hiện quan điểm, tư tưởng, cái nhìn riêng, của từng nhà văn về hiện thực cuộc sống.

Tình huống trong truyện Bùi Ngọc Tấn chủ yếu là tình huống tâm trạng. Ông đưa nhân vật vào trong những va chạm bình thường hằng ngày, những tình thế giao tiếp nằm trong tâm trạng, qua đó bộc lộ tính cách. Việc xây dựng tình huống tâm trạng thống nhất với kĩ thuật dựng truyện “phi cốt truyện”, lấy diễn biến tâm trạng của nhân vật làm mạch chính triển khai truyện. Tình huống tâm trạng trong truyện ngắn của nhà văn đôi khi rất khó nhận biết.

Bùi Ngọc Tấn rất khéo trong việc tìm một “cái cớ”, nắm bắt một khoảnh khắc tâm trạng, khoảnh khắc thời gian, mà ở đó tính cách nhân vật hiện lên một cách “đậm đặc” nhất, bộc lộ rõ nhất những phần sâu kín nhất, ẩn giấu trong tâm hồn. Ông không tạo những tình huống mâu thuẫn gay gắt mang tính kịch, mà vẽ nên những tình huống tâm trạng, nhận thức nhẹ nhàng mà đầy dụng ý, ở đó cốt truyện, và nhân vật bổ sung cho nhau, nhằm thể hiện hiệu quả nhất chủ đề, tư tưởng, ý định của tác giả. Ông đã vận dụng hết những suy nghĩ, vốn sống, cho nhân vật tham gia triệt để vào những suy nghĩ và nhận thức của mình, để chọn ra những tình huống đắt nhất. Biển và chim bói cálà một tiểu thuyết trữ tình, sâu lắng với việc xây dựng thành công nhiều tình huống tâm trạng. Nguyễn Xuân Phong, một cậu bé mới chập chững bước vào đời, lần đầu tiên được phiêu lưu cùng với những đợt sóng của biển cả. Trong đôi mắt ngây thơ của cậu, thế giới ngoài kia là một thiên đường hoàn hảo, tràn ngập sắc hồng lung linh. Bùi Ngọc Tấn không cài vào tác phẩm những tình huống kịch tính mà nhẹ nhàng, theo dòng tâm trạng nhân vật. Phong ngưỡng mộ bố – người mà với cậu, mẹ và em gái là một ông thánh sống, cậu đặt vào bố tất cả những điều tốt đẹp nhất, sự hi sinh, gồng gánh cho cả một gia đình với chừng ấy con người. Lòng dũng cảm, quyết đoán đầy quyền uy và trách nhiệm của một người thuyền trưởng chèo chống cả một con thuyền với chừng ấy thuyền viên, những con chim bói cá cần mẫn ngoài biển khơi. Tình huống truyện gợi mở khi cậu nhìn thấy cảnh đổi chát, mua bán lén lút trên thuyền. Cậu dần nghi ngờ, dần cảm thấy “choáng” khi nhận ra sự thật về “góc khuất” cần phải có của cuộc sống. Và rồi tình huống tâm trạng đã tạo nên một “cú nổ” trong nhận thức của nhân vật. Nếu trước đây

47

cậu chỉ nghi ngờ, sự ngưỡng mộ bố có phần vơi dần, nhưng vẫn còn le lói, vẫn mong chờ đó không phải là sự thật, thì chính tình huống này đã làm cho nhân vật tỉnh ngộ. Phong trở về và nhìn thấy có một người đàn bà đang nằm trên giường của bố mình. “Một cảnh tượng không ngờ được, không tưởng tượng bày ra trước mắt: Ngọn đèn ngủ trên đầu giường bố tôi tỏa sáng yếu ớt màu xanh lơ. Và chính ngọn đèn ấy mà tôi trông thấy một người nằm trên giường bố tôi. Một người đàn bà mặc bộ đồ màu tím nhạt đang nằm dũi dài trên giường bố. Thấy cửa mở người ấy quay ra, và giật mình ngồi dậy… ” [50, 234].

Nhưng rồi tấm màn nhung kia dần dần được kéo lên. Cuộc sống trần trụi hiện lên với những gì là nó, là chính nó, mà cậu cần phải hiểu, phải nhận thức. Tác giả đặt nhân vật vào một tình thế, cái khoảnh khắc giúp nhân vật nhận ra một điều gì đó về cuộc đời. Cậu nhận ra tất cả. “Nằm dài trên chiếc chiếu giải trên boong thượng, tôi không cựa mình, cố giữ sao cho không một tiếng động. Tôi sợ gặp bố… Tôi khóc. Để mặc nước mắt chảy trên má, tôi mở to mắt nhìn trời. Tôi thương tôi, thương cái Ngàn và nhất là tôi thương mẹ. Bố không như chúng mình vẫn tưởng đâu. Mẹ ơi. Mẹ đã ngủ chưa. Mẹ đang làm gì. Mẹ có biết những gì đã đến với mẹ không? Mẹ có biết mẹ bị phản bội không?... Trong mấy ngày dưới tàu tôi đã biết được nhiều chuyện, học được nhiều điều. Tôi biết người ta có thể làm những việc không thể tưởng tượng được. Nhưng tôi vẫn hi vọng, vẫn nghĩ rằng đó là chuyện của mọi người, tất cả, trừ bố. Thế là mọi chuyện sụp đổ. Bố không còn là thần tượng của tôi nữa… Quá thất vọng, tôi tự nhủ: Có lẽ phải quan niệm lại: Thế nào là bố chăng?” [50, 235]. Tình huống có ý nghĩa quan trọng trong sự thay đổi nhận thức của nhân vật.

Chuyện kể năm 2000, tình huống truyện xoay quanh những tâm trạng của nhân

vật Nguyễn Văn Tuấn. Tình huống lớn nhất của tiểu thuyết là việc Nguyễn Văn Tuấn, một nhà văn, nhà báo đầy nhiệt huyết, đang trong những ngày tháng với sức viết “khỏe” nhất, sức cống hiến tràn trề nhất, lại bị bắt giam với nghi án, có tư tưởng sai lệch về chính trị. Thời gian giam cầm, cải tạo năm năm, với muôn vàn những cay đắng, tủi nhục, xảy đến với nhân vật và với cả gia đình. Tình huống bị bắt giam, kéo theo hàng loạt những biến cố trong cuộc đời. Một cuộc sống tại ngoại, nhưng là “tù ngoại trú”. Nhân vật không còn là chính mình, ông sống trong hiện tại, không trói buộc, ông được tự do, nhưng để tìm được ý nghĩa đích thực của từ tự do như những ngày trước. Tự do trong chính con người ông, điều đó là vô nghĩa. Nhân vật sống trong nỗi ám ảnh day dứt đến “khô người” giữa quá khứ và hiện tại. Tình huống trong Chuyện kể năm 2000, là một tình huống có tính chất then chốt, biến

48

cố có tính chất quyết định, giống như một “nhát dao” cắt hẳn cuộc đời của nhân vật thành hai phần. Tạo một vết sẹo dài, không thể lành lặn. Xen lẫn vào tình huống chính của tiểu thuyết, nhà văn khéo léo sắp xếp đan xen những tình huống tâm trạng, hành động nhỏ, liên tiếp, giúp bộc lộ rõ bi kịch của nhân vật.

Đối với truyện ngắn, tình huống giữ vai trò là hạt nhân của cấu trúc thể loại, một hoàn cảnh riêng, được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt, khiến cho tại đó cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng bộc lộ sắc nét nhất. Trong truyện Cún, một chú chó nhỏ trung thành, thương chủ, Cún sống với gia đình anh Trung, như một đứa con – như một con người. Cún “gần gũi”, “chia sẻ, tâm sự” với anh Trung trong những ngày tháng anh thất nghiệp, đang trong diện tình nghi. Cún là một người bạn duy nhất, không bỏ anh, không xa lánh anh, làm anh vơi bớt nỗi cô đơn và tuyệt vọng. Nhưng rồi tình huống bất ngờ xảy ra, anh ra đi và không bao giờ trở về. Chị Thanh đi tìm anh, Cún cũng bỏ đi tìm anh. Cún quay về, và rồi Cún cũng phải bỏ chị Thanh mà đi, chị đã mất hết tất cả. Tình huống tâm trạng xuất hiện, khi anh Trung bị tình nghi có vấn đề về chính trị, khi anh không còn ai là bạn, khi anh cô đơn nhất, Cún đã đến với anh. Và rồi, anh đột ngột ra đi, không về. Cuộc vui ngắn ngủi giữa anh và Cún, sự ra đi của anh, dẫn đến “nỗi buồn” của Cún, và sự kết thúc, chấm hết cho tất cả của chị Thanh. Tình huống tâm trạng giúp khắc họa rõ nét tính cách nhân vật, làm rõ nội dung truyện.

Trong truyện ngắn, có ba loại tình huống phổ biến nhất: Tình huống hành động, tình huống tâm trạng, tình huống nhận thức. Tình huống hành động, nhằm hướng tới hành động có tính bước ngoặc của nhân vật. Tình huống tâm trạng, chủ yếu thể hiện diễn biến, tâm tư tình cảm của nhận vật. Tình huống nhận thức, chủ yếu cắt nghĩa giây phút giác ngộ chân lý của nhân vật. Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn bên cạnh những tình huống tâm trạng được tác giả xây dựng, ông còn chọn cách xây dựng những tình huống nhận thức, dẫn dắt, lý giải những nhận thức của nhân vật về cuộc đời. Trung sĩ là một truyện ngắn được xây dựng thông qua tình huống nhận thức của nhân vật, khi gặp lại bạn cũ, Lan Anh, một cô trung sĩ hồn nhiên, đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong kháng chiến, lao động hăng say trong những tháng ngày đổi mới, nay lại là một con người hoàn toàn xa lạ. Thông qua tình huống nhà văn muốn gửi gắm đến độc giả cái nhìn về sự thay đổi thước đo của con người trước xã hội. Đó là một cái nhìn đầy thực tế, mang tính hiện đại.

49

Kĩ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn có những đặc trưng riêng. Khảo sát 15 truyện ngắn và 2 tiểu thuyết, người viết cho rằng truyện của nhà văn chủ yếu được xây dựng theo tình huống tâm trạng, diễn biến của truyện được triển khai theo tâm lý của nhân vật, đặt nhân vật vào những va chạm, tình thế xảy ra ngoài cuộc sống. Việc chọn lối xây dựng tình huống tâm trạng thống nhất với kĩ thuật dựng truyện “phi cốt truyện” của nhà văn. Làm nền cho sự phát triển tính cách và chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Thông qua những tình huống tâm trạng, bi kịch của con người được bộc lộ một cách rõ nét. Ngoài ra nhà văn còn chú trọng ở việc xây dựng những tình huống nhận thức. Để nhân vật đối mặt với những thử thách, khai thác giây phút giác ngộ chân lý, sự thay đổi về nhận thức của nhân vật. Từ đó, để nhân vật trực tiếp hoặc gián tiếp phát ngôn những quan điểm của mình về cuộc đời.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)