Giọng bình thản, lạnh lùng, ẩn giấu nhiều suy tư

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 98)

7. Kết cấu của luận văn

3.2.1.Giọng bình thản, lạnh lùng, ẩn giấu nhiều suy tư

Trước hết, giọng bình thản, lạnh lùng trong truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn được thể hiện qua nhịp điệu của nhân vật người kể chuyện, đôi lúc chậm rãi, từ tốn, đầy “dửng dưng”. Mở đầu truyện ngắn Người chăn kiến, nhà văn viết: “Cái tay B trưởng ấy đã chán mọi chuyện đánh đấm, hoặc có máu hài hước. Ông M vừa bị vài cú khai vị tưởng rụng quai hàm thì hắn hét bọn đàn em vây quanh ông đang nổi cơn say đấm đá… Hắn bước tới gần ông. Nhìn. Ngắm” [48, 254]. Một giọng điệu đầy lạnh lùng, dửng dưng. Dường như

97

người đọc thấy nhà văn đang rất điềm nhiên, chỉ nhìn và miêu tả, tái hiện lại. Một nhịp kể thể hiện sự bình thản của người kể khi đang thuật lại tình cảnh khốn đốn của ông M, khi bị tên B trưởng “hành hạ” trong tù. Ta lại bắt gặp giọng bình thản, dửng dưng này trong truyện ngắn Một ngày dài đằng đẵng. Người đọc có cảm giác như người kể chuyện có khi đứng ngoài, có khi nhập thân vào nhân vật, kể lại những câu chuyện đã xảy ra như là một điều thản nhiên, vốn dĩ “chuyện thế nào thì kể lại như vậy”: “Một ngày dài đằng đẵng chỉ là khái niệm dễ hiểu đối với những người bình thường để diễn đạt chiều dài của một ngày mà mình mong muốn nó qua đi. Nó chẳng là gì so với chiều dài một ngày của bọn người đặc biệt: Bọn tù. Bọn phạm. Thời gian trong tù là ngưng lại. Không gian cũng vậy. Hình như xà lim rất gần với điều các nhà bác học đã nói tới: Hố đen. Ở hố đen không có thời gian mà cũng chẳng có không gian” [48, 122]. Thời gian như ngưng lại, cái “đằng đẵng”của một người trong lao tù và cái “đằng đẵng”của một người bình thường hoàn toàn khác nhau. Nhịp kể của người kể chuyện như muốn vạch rõ ranh giới giữa sự khác nhau này, tăng đến mức tối đa cái “đằng đẵng” của “hố đen”. Giọng văn thản nhiên, như muốn phơi bày sự cô đơn của con người nơi chốn xà lim.

Người đọc cũng hay bắt gặp giọng điệu này trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Nhưng với Bùi Ngọc Tấn, giọng văn của ông mang nhiều nét lạnh lùng, bình thản, nhiều lúc tưởng chừng như quá dửng dưng, hờ hững, có đôi lúc ta có cảm giác ông “mặc” những đau đớn, những trái ngang mà nhân vật phải chịu đựng. Còn với Nguyễn Ngọc Tư, một giọng văn nữ giới, cũng bình thản, cũng điềm nhiên, nhưng đó là cái điềm nhiên “có mức độ”. Dửng dưng nhưng vẫn dừng ở “chừng mực”, giọng văn Nguyễn Ngọc Tư nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Hãy xem Nguyễn Ngọc Tư kể về sự chờ đợi mỏi mòn của chị Hảo trong Hiu hiu gió bấc: “… Thêm một mùa gió bấc nữa, chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai lại cũng hỏi, chị chờ ai vậy cà. Chị bảo chị chờ người xức dầu Nhị thiên đường của chị mà hết đau…, chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt sang sông. Nhưng mà chờ tới chừng nào lận? Ai mà biết. Mùa nay gió bấc hiu hiu lại về” [73, 89]. Nhìn bề ngoài giọng văn có điềm nhiên, nhưng ẩn đằng sau đó là một nỗi đau đớn, xót xa. Nỗi đau cho thân phận dở dang của con người, làn gió bấc “hiu hiu” cứ thổi vào lòng người. Lòng chị Hảo đã lạnh, lại còn giá buốt hơn, và phải chăng đó là nỗi cảm thông của nhà văn đằng sau giọng văn tưởng chừng như điềm nhiên, trầm tĩnh đó.

98

Nhưng nếu giọng văn Bùi Ngọc Tấn chỉ dừng lại ở sự bình thản, lạnh lùng thì điều đó không tạo nên một nét đặc trưng riêng trong văn phong của ông. Không hẳn như Nguyễn Ngọc Tư, điềm nhiên, trầm tĩnh đó, nhưng trong lòng luôn “dậy sóng”, Bùi Ngọc Tấn, đằng sau vẻ ngoài tưởng chừng thờ ơ, lạnh lùng, là chất chứa những suy tư, trăn trở. Nhiều lúc mặc kệ, nhưng “giọt nước mắt lại chảy vào trong”. Đằng sau giọng văn lạnh lùng về “một ngày dài đằng đẵng”, là một chút suy tư về thời gian, về kiếp người, về những hố đen tù ngục, đã giam hãm trói buộc vòng tự do của con người. Đằng sau giọng văn thản nhiên đến thờ ơ, mặc kệ khi miêu tả về tình cảnh của ông M khi vào trại giam, gặp tay B trưởng đầy “nhân từ”, là một cái “cười khẩy” về trò đùa “cười ra nước mắt” của cuộc đời. “Ông M đã được ra. Ông được ra sau bốn tháng giam cứu. Ông được ra bởi ông không có tội. Những người gây ra vụ án oan khuất của ông đã bị kĩ luật. Người ta đã khôi phục lại cho ông tất cả.” [48, 257]. Ông “được ra”, “đã khôi phục lại cho ông tất cả”. Nhưng ẩn đằng sau “sự khôi phục tất cả” là một con số không tròn trịa, và chắc hẳn đó còn là một con số âm khủng khiếp mà chúng ta không thể hình dung nổi. “Ông lại làm giám đốc nhưng ở một xí nghiệp tận trong Nam, để ông có thể quên được những gì vừa xảy ra. Ông cảm ơn cấp trên vì điều tế nhị ấy”. Và rồi: “… Giám đốc mới không tham dự. Ăn trưa xong ông về phòng. Các vị chức sắc cũng muốn kéo ông vào cuộc vui nhưng trả lời những tiếng gõ cửa là sự im lặng. Họ bảo nhau: Thôi, để sếp ngủ”. Nhưng chẳng một ai biết rằng: “… sau khi cài trái cửa, giám đốc rút ngăn kéo lấy ra một lọ nhỏ, trong đựng bốn con kiến. Ông thả lũ kiến vào một vòng tròn bằng phến vẽ trên bàn. Ông bẻ bánh cho chúng ăn và lấy những các vidít chặn chúng lại. Thỉnh thoảng ông còn đặt cả ghế lên bàn làm việc. Và khỏa thân trên ghế. Đứng thẳng. Mắt hướng về phía xa. Tay giơ cao. Như tượng nữ thần Tự Do” [48, 258]. Xen chút vô cảm, câu văn từng nhịp, rạch ròi, làm tăng nhanh bước đi của thời gian. Có đúng là vị giám đốc M đã được khôi phục “lại tất cả” không. Có đúng là ông đã hoàn toàn trở về hòa nhập với cuộc sống mà ông vốn có hay không. Không. Ông không thể làm con người bình thường như những tháng ngày trước, nỗi ám ảnh đó đã ăn sâu vào tiềm thức của ông. Và cho đến hết những năm tháng còn lại của cuộc đời, ông sẽ phải chung sống với nó. Thật là một sự khôi phục hoàn hảo, một đền bù xứng đáng đầy “tế nhị”.

Có những đoạn, toát lên giọng điệu đầy chất suy tư, suy tư về người, về mình và về cuộc đời. Về cái ranh giới mong manh giữa ánh sáng và bóng tối. Hắn được tự do, hắn đi về ánh sáng, còn Sáng – bị tù ngục, Sáng đi về bóng tối. Một giọng điệu chất chứa nhiều nỗi

99

niềm.“Dù đã khuất sau ngoẹo núi, hắn như vẫn nhìn thấy đoàn người dẫn Sáng đi ngược lại ấy. Hai vec-tơ ngược chiều. Hắn đến với ánh sáng. Còn Sáng đi vào bóng tối. Buổi sáng này là tuyệt vời với hắn. Buổi sáng này là tuyệt vọng với Sáng, là đỗ sụp với Sáng. Đời. Bày ra lắm trò chơi đến thế. Lại một lần nữa hắn cảm thấy tất cả chặng đường ghê rợn hắn vừa bỏ lại sau lưng. Và hắn muốn mau mau thoát khỏi nơi này, mau mau về với tự do về với bố mẹ, vợ con, bè bạn” [49, 63].

Trong cái nhìn về hiện thực cuộc đời Bùi Ngọc Tấn thường hướng cái nhìn xót xa đầy cảm thông đến những con người với số phận đầy những thăng trầm trong cuộc đời. Chính cái nhìn hiện thực này, tạo nên một giọng điệu đầy chất suy tư. Đằng sau giọng bình thản, đôi lúc lạnh lùng, là một sự cảm thông, mong ước những điều tốt đẹp cho nhân vật. Khi nhận xét về giọng điệu văn chương Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Văn Thọ đã nói: “Trong ông phải chất chứa mãnh liệt ngọn lửa sống thế nào chứ, thiếu nó, mấy ai vượt qua chừng ấy năm để sống, mà lại sống dai dẳng, rồi tiếp tục sáng tạo, làm nên những trang văn đầy tính nhân ái, điều mà ít người cầm bút hôm nay, nếu cũng trải qua như ông, khó giữ được giọng

văn bình thản, tự nhiên, giản dị, mà giàu thuyết phục đến vậy” [81]. Đúng vậy, ắt hẳn trong tác giả là một “ngọn lửa sống” mãnh liệt, ông mới có thể viết được những dòng văn tưởng chừng như dửng dưng, bình thản, mà đầy tình người đó.

“Giọng điệu mạch truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn như không có gì gây cấn, bất ngờ. Nhưng cái cách ông giãi bày và gợi mở hiện thực, tâm trạng thì tạo bất ngờ, giàu chất suy tư ẩn đằng sau những câu chữ tưởng chừng như lạnh lùng” [36]. Một chút suy tư về cuộc sống lao động đầy vất vả của con người.“Trăng sáng. Tàu dắt lưới. Biển tròn. Mờ nhạt. Những gợn sóng vàng và nhựng gợn sóng lân tinh xanh. Gió nhẹ. Những hàng đèn lưới vây ánh sáng khiến một vùng biển và cả trời sáng rực lên. Biển nuôi người cả ban đêm. Con người lao động cả ngày đêm. Như Thầy Tuyên dạy. Mọi thứ trên đời đều do lao động. Không chỉ của cải vật chất mà cả tư duy trí tuệ… ”[50, 136].

Giọng bình thản trong truyện, nhiều khi còn toát lên nhờ sự miêu tả lặp đi lặp lại của những cụm từ. Trong Người ở cực bên kia, ông đã nhiều lần nhắc lại cái cực bên kia của hắn, gợi một nỗi xót xa, qua giọng kể tưởng chừng như thản nhiên, lạnh lùng.

Lần 1: “Hắn coi họ là những người ở hành tinh khác, không nói cùng một ngôn

100

Lần 2: “Bao nhiêu khốn nạn đã ập lên đầu hắn. Hắn chợt nghĩ. Hắn phải già hơn

bạn bè một thế hệ. Đúng hắn thuộc thế hệ khác” [48, 159].

Lần 3: “Sự vật phát triển theo hai cực. Hắn ở cực bên kia”[48, 161]. Lần 4: “Hùng là người ở chung cái cực với hắn [48, 168].

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 98)