Nhìn chung về sự chi phối của quan điểm sáng tác tới hình thức nghệ thuật trong

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nhìn chung về sự chi phối của quan điểm sáng tác tới hình thức nghệ thuật trong

trong truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn

Về quan điểm sáng tác của Bùi Ngọc Tấn:

Thứ nhất: Quan điểm về lòng nhân của người cầm bút

Ông tâm niệm “viết văn cốt ở lòng nhân”, lòng yêu thương con người và cuộc đời. Khi người nghệ sĩ lấy đó làm điểm xuất phát, họ mới gặt hái được quả ngọt. Cả cuộc đời ông là một chuỗi những cay đắng, nếu ông lấy sự hằn học, oán giận để trả nợ cuộc đời thì hẳn ông sẽ chẳng nhận lại được gì. Nhưng đi từ nỗi đau, đi từ đắng cay ông lại càng hiểu sâu hơn về con người và cuộc đời, điều đó làm ông có cái nhìn rộng lượng hơn, bao dung hơn trước cuộc đời. Những trang viết của ông ngồn ngộn chất hiện thực, và trên cái nền hiện thực ấy là những tình cảm chân thành dành cho con người. Dương Tường đã từng nói nhà văn Bùi Ngọc Tấn là người chưng cất nỗi đau thành hy vọng”.

Với ông “viết văn không phải là để chửi bới, để đả kích một ai”. Viết văn là để

“nhắc người ta cái quyền của con người, quyền được sâu sắc”.Trải qua bao nhiêu sóng gió của cuộc đời, khi nói về nghề cầm bút, ông vẫn trả lời một cách thanh thản: “Nếu như phải lựa chọn một lần nữa thì tôi vẫn chọn nghề viết. Sức hấp dẫn khiến tôi phải trung thành với nghề – đây là lĩnh vực mà dù bản chất sang hèn, cao quý hay thấp kém, trung thực hay gian trá, đều bộc lộ không thể giấu diếm, khó lòng trá lường”. Nghề văn với Bùi Ngọc Tấn còn là nơi “biểu hiện phẩm chất và giá trị con người, giá trị sống”.Đó có thể là một quan niệm có phần tuyệt đối hóa, có phần mang tính lý thuyết. Nhưng suy cho cùng, bất cứ một tác phẩm nào, khi đã vượt ra khỏi những ranh giới tầm thường, đã đạt đến một trình độ nghệ thuật nhất định thì cái đích cuối cùng đều hướng tới con người, những giá trị đích thực của con người.

Ông thường dặn lòng mình, phải hòa nhập với cuộc sống thì ông mới có thể viết được. Nếu nhà văn “biết vui cái vui, buồn cái buồn của cuộc đời thì anh mới có thể cầm bút. Phải làm sao để chúng ta sống với nhau thật lòng, yêu thương nhau, tránh được những đau khổ” [81].

Quả thật, những đứa con tinh thần lấy xương máu, và cả nước mắt từ chính cuộc đời ông đã chứng minh cho quan điểm xuyên suốt đó. Đúng vậy: “Viết văn quan trọng nhất là ở tấm lòng”,ở lòng nhân của người nghệ sĩ.

31

Thứ hai: Quan điểm viết văn là viết về những sự thật

Bùi Ngọc Tấn quan niệm, viết văn là viết về sự thật. Viết về những gì đã xảy ra, có thật trong cuộc đời. Văn chương nếu đi diễn tả những điều phi thực tế, ca ngợi lãng mạn, bay bổng thì đó không phải là thứ văn chương đích thực của cuộc đời. Đọc một tác phẩm văn chương nói đến những điều xa rời thực tế, ông thấy hổ thẹn, thấy lương tâm của một nhà văn bị cắn rứt. Với ông, văn chương phải là sự thật, hơn cả cái thật ngoài đời.

Những trang văn Bùi Ngọc Tấn hiện lên một cách chân thật. Ông viết thật với lòng mình. Người ta không thể lãng tránh những điều đã xảy ra trong cuộc sống. Ông đối diện với nó, chấp nhận nó và viết về nó một cách chân thành nhất.

Ông viết văn không phải để “khoe mình”, cũng không phải để “trả nợ” cuộc đời. Mỗi lần cầm bút, ông thấy mình “tốt hơn lên”. Ông trải rộng tâm hồn, để đi vào một thế giới khác, một thế giới mà ở đó ông mới cảm nhận được chính con người mình. Mỗi lần viết là những lúc “ông dọn sạch mình để đối thoại với vô cùng”. Quét sạch những bụi trần, dọn sạch tâm hồn để đối thoại với thế giới vô cùng. Thế giới của một người bạn, có thể sẻ chia cùng ông những buồn đau của cuộc đời, những mong muốn, những ước nguyện về tương lai. Tâm hồn thôi thúc ông cần phải viết, ông không cầm bút vì “cái nọ cái kia”. “Trong khi viết, tôi luôn tự nhủ mình hãy viết với tất cả sự trung thực, trách nhiệm đối với nhân dân này, đất nước này để hoàn toàn tự tin vào lòng yêu nước trong sáng của mình mà không chùn bước, không né tránh, không sợ hãi” [81].

Khi viết, Bùi Ngọc Tấn bĩnh tĩnh đôn hậu, phải chăng đó là do bản tính con người ông. Ông không sống cho bản thân mình. Khi nghĩ về người khác, khi viết về những số phận, ông luôn đặt mình vào vị trí của họ. Ông hình dung nếu bản thân ông ở vị trí của họ, ông sẽ suy nghĩ gì, sẽ phản ứng ra sao với cuộc đời. Khi là chính bản thân của nhân vật, ông có thể viết nên những tác phẩm hiểu sâu hơn về chính cuộc đời của họ, cảm thông, chia sẻ như chính ông đã từng trải qua, từng đau đớn chịu đựng. Ông không dùng ngòi bút để đả kích, để “đặt một người nào lên, hạ một người nào xuống”. Mà ông viết nên tác phẩm, như chính đứa con tinh thần, được thai nghén qua những trải nghiệm của chính cuộc đời tác giả. Viết là cho chính ông, cho những suy nghĩ trong tâm hồn cần được viết ra, cần được cất tiếng. Viết là để bước vào thế giới khác, thế giới vô cùng, đối thoại với nó, ở đó ông mới

32

cảm nhận được chính bản thân mình, mình đang sống, tồn tại với ý nghĩa đích thực của con người. Nếu người khác viết văn là để lên án, để hằn học, để chửi bới, thì với ông viết văn là để ông được nở một nụ cười hiền lành, đôn hậu mãn nguyện khi được sống thật với thế giới tâm hồn.

Bùi Ngọc Tấn đã từng khẳng định, nhà văn “phải hòa nhập vào cuộc sống thì anh mới có thể viết được”. Nếu nhà văn biết vui cái vui, buồn cái buồn của cuộc đời, cảm thông, chia sẻ với cuộc đời thì người nghệ sĩ mới có thể viết ra được những tác phẩm để đời. Còn khi, người cầm bút chỉ biết sống với những cảm xúc của bản thân một cách xa rời thực tế, cầm bút với những mục đích nhỏ nhoi của bản thân, chỉ đặt mình vào một góc riêng trong một không gian rộng của cuộc đời thì những tác phẩm nghệ thuật kia chỉ như những mớ hỗn độn, những sản phẩm nghệ thuật thiếu sức sống, thiếu gốc rễ mà thôi.

Viết về sự thật, viết về những điều đã trải qua, hẳn sẽ có những khó khăn, những chông gai trong nghiệp cầm bút. Quả thật, trong cuộc sống, và hơn hết là trong nghệ thuật, để viết về sự thật, thật hơn cả cuộc đời thật, là một việc không dễ dàng gì. Những gì cay đắng ông đã phải trải qua, những cú đòn của số phận ném vào ông đã chứng minh tất cả. Hơn ai hết, Bùi Ngọc Tấn hiểu được những tủi nhục đó, nhưng với một con người như ông, nếu nói ông viết khác đi, hãy viết một cách tránh né sự thật. Có thể viết như thế, con đường ông đi sẽ bớt chông gai hơn. Ông hiểu! Nhưng ông không làm được. Bởi ông sống bằng sự thật, và cái máu văn chương từ trong xương tủy của ông cũng là sự thật. Làm sao nói một đường, viết một đường, và sống lại ở một nẻo khác. Ông không thể làm như vậy. Ông đã sinh ra những tác phẩm nghệ thuật với đầy đủ những giọt nước mắt, những vết thương, cả những giọt máu mà ông đã mất. Và ông đã từng nói viết văn quả là “một trò chơi xa xỉ”, “một công việc mạo hiểm”. Ông đã bỏ ra gần cả một đời người, mấy thập kỉ quý báu của cuộc đời để lao vào trò chơi “xa xỉ”, “mạo hiểm” đó. Dẫu biết là “xa xỉ”,“mạo hiểm”nhưng ông vẫn dấn thân, vẫn bước đi một cách kiên cường nhất. Nhất là trong những năm tháng cuối của cuộc đời, ông đã viết bằng tất cả tâm huyết.

Ông viết về những cảnh đời bất hạnh với một trái tim đầy nhân hậu, cái nhìn đầy trìu mến. Bởi ông không đứng trên cái bậc cao của người nghệ sĩ để nhìn xuống cuộc đời với con mắt liếc ngang, mà ông hòa bước chân của mình vào dòng người bất hạnh kia, để nghe, để hiểu, để cảm.

33

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn vẫn quan niệm rằng, “Nếu may mắn có được trang sách chống chọi được với thời gian thì đó chỉ có thể là trang sách mà người viết thuộc nhất, rõ nhất, hiểu nhất những điều mình phô ra”. Hầu hết các tác phẩm của ông từ tiểu thuyết rồi các tập truyện ngắn Những người rách việc”, “Một ngày dài đằng đẵng”, hồi ký Một

thời để mất,tập chân dung Rừng xưa xanh lá, đều được viết ra trong quan điểm trên. Ông

không quan trọng về số lượng tác phẩm, cái ông chú trọng là chất lượng, là “viết cái gì”. Những điều ông viết ra là những điều ông cho là không thể không lên tiếng. Những điều cần phải bộc bạch, bởi ông sợ rồi nó sẽ bị người đời lãng quên. “Tôi viết ít. Và chỉ những gì tôi thấy là cần thiết. Những gì tôi sợ rồi sẽ bị lãng quên”.

Và qua thời gian, tác phẩm Bùi Ngọc Tấn đã dành được chỗ đứng nhất định trong lòng bạn đọc gần xa. Để đạt được thành công ấy, có lẽ bởi người đọc tìm được trong tác phẩm của ông sức mạnh của niềm tin và nghị lực sống. Thấy được sự từng trải, chiêm nghiệm, và mong muốn lưu giữ lại một điều gì đó từ quá khứ.

Văn học chuyển sang giai đoạn mới, từ “phản ánh hiện thực” đến “nghiền ngẫm về hiện thực”. Vai trò của chủ thể nhà văn tăng lên. Nhà văn đóng vai trò chủ đạo đối với việc lựa chọn hiện thực, lựa chọn đề tài, thoát ra khỏi sự ràng buộc của “chủ nghĩa đề tài”, chủ động về tư tưởng. “Kinh nghiệm cá nhân của nhà văn trở nên quan trọng. Lấy những trải nghiệm của bản thân làm động lực cơ bản để sáng tác. Văn học bước sang một giai đoạn mới với xu hướng dân chủ hóa văn học” [5, 18]. Mối quan hệ tự do đối với hiện thực cho phép văn học khám phá đời sống năng động hơn. Đem đến một giá trị thẩm mĩ mới nhờ vốn sống của chính tác giả. Đó là một hiện thực sáng tạo nên không phải để người đọc tin vào nó, cũng không phải để người đọc băn khoăn giữa cái thực và cái hư cấu, mà mong muốn người đọc dựa vào đó để suy ngẫm. Khi mỗi nhà văn muốn trình bày một cách nhìn, một tư tưởng thì hiện thực không phải là mục đích phản ánh, mà chỉ là phương tiện của nghệ thuật.

Ông luôn muốn viết “những trang sách chân thực”, cố gắng “miêu tả số phận của Nhân Dân. Nhân Dân luôn là những người làm nên tất cả và chịu đựng tất cả”. Và ông - người thư kí trung thành của thời đại đã “âm thầm ghi lại những gì xảy ra hôm nay để có thể có một bộ mặt chính xác của lịch sử”. Người thư kí cần mẫn theo dõi những bước chuyển mình của lịch sử, quan sát, ghi chép và lưu giữ lại những sự thật, những nhân vật lịch sử. Ông ra sức lưu giữ lại những ký ức dân tộc, những bí ẩn lịch sử. Với ông, mỗi người

34

đi qua cuộc đời là một bí ẩn của lịch sử đã biến mất. Ông “cố gắng ghi lại những bí ẩn lịch sử qua những người tôi quen biết, yêu thương, không để nó rơi vào quên lãng”. Ông tự nhận mình là người “hay thả cho ước mơ bay bổng”, chính điều này là một phép màu nhiệm giúp ông vượt qua hết những buồn đau của số phận để có thể sống đến ngày hôm nay. “Đó là một thắng lợi không chỉ của riêng tôi mà còn của văn học của sự thật, văn học của nỗi đau con người, là một hạnh phúc mà tôi ao ước”. Văn học được thai nghén từ những nỗi đau của con người, tâm niệm mà cả cuộc đời Bùi Ngọc Tấn ao ước.

Thật vậy, quan niệm viết văn là viết về những sự thật đã được Bùi Ngọc Tấn chứng minh hùng hồn qua từng sáng tác của ông. Với quan điểm, lập trường sáng tác kiên định, ông đã nghiền ngẫm, đã suy nghĩ, đã cho ra đời những đứa con tinh thần thật hơn cả cuộc đời thật. Đọc những sáng tác của Bùi Ngọc Tấn, người đọc thấy hiện hữu đâu đó là những con người đã và đang đi ngang qua cuộc đời. Những thế hệ cha anh, đã sống, đã viết, đã để lại cho thế giới này những dư âm. Và có lẽ ông đã gần như thực hiện được điều mong ước tưởng chừng như giản dị, nhưng lại khó khăn vô cùng là “được sống thật giữa mọi người sống thật, được nói thật giữa mọi người nói thật”. “Văn chương nói cho cùng cũng là những khắc khoải, những mơ tưởng về một giấc mộng chưa thành. Có những giấc mộng sẽ không bao giờ thành nhưng vẫn cho phép cả người viết lẫn người đọc đắm đuối trong hi vọng, trong mong đợi để cuộc đời thêm hương vị, thêm ánh sáng”[5].

Với ông, viết văn là một sự sáng tạo. Một công việc “khiến mình được đánh giá, định vị hoàn toàn bằng năng lực của mình, bằng giá trị tự thân, không phải bằng đầu gối, nịnh bợ hay nhờ cậy công nghệ lăng xê”. Bùi Ngọc Tấn cho rằng: Nghệ thuật là một lĩnh vực rất thiêng liêng, cao cả, nó mang trong mình những giá trị riêng. Và chỉ có nghệ thuật mới lưu giữ lại được tất cả những khoảnh khắc buồn vui, sướng khổ, những cung bậc trầm bổng của cuộc đời. “Nghệ thuật là một cái gì dìm không xuống, kéo không lên. Nó mang trong nó một giá trị bất khả xâm phạm. Chỉ sợ mình không làm được nghệ thuật đích thực”. “Chỉ có nghệ thuật mới lưu giữ được mãi vẻ đẹp của cuộc đời, của con người. Nếu cụ Thuý Kiều còn sống đến hôm nay chắc chúng ta khó mà hình dung được sự tàn tạ của cụ, nhưng Nguyễn Du đã làm cho cô Kiều trẻ trung xinh đẹp mãi, sống mãi trong tâm trí chúng ta. Nghệ thuật chống lại cái chết là như vậy”.

35

Có người sẽ thắc mắc: “Ông ấy viết về nỗi đau, giọt nước mắt phải trải qua, chắc ông viết hằn học, và chua cay lắm, vậy thì làm sao gọi là nghệ thuật, làm sao tạo thành một tiểu thuyết hay, sâu sắc?”. Xin thưa, nếu tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn chỉ dừng lại ở bậc thang ấy thì tác phẩm của ông khó có thể làm lay động trái tim bao người đọc. Cái hay là ở chỗ, đi từ trong nỗi đau, viết từ nỗi đau nhưng giọng văn nơi ông lúc nào cũng nhẹ nhàng, sâu lắng, chan chứa tình yêu cuộc sống. Ông viết văn như người đang tu thiền, ông đã đạt tới cõi “tịnh”, đã quên hết những bụi trần để thực sự bước vào cõi thanh tịnh của tâm hồn. Hay ta như nhìn thấy trong ông có một chút gì đó của “chúa Giêsu”. Sau tất cả những nhục hình, đày đọa, ông vẫn giữ cho mình một trái tim yêu thương nồng hậu. Thật khó để có được điều đó. Chắc hẳn ông đã đứng ở cái cực cao hơn để nhìn lại nó với lòng khoan dung, thứ tha cho cuộc đời.

Đọc những trang tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn, người đọc thấy xót thương cho nhân vật, thấy đồng cảm với những nỗi đau mà nhân vật phải trải qua. Bên cạnh sự rung động, cảm thương, ta lại tìm thấy ở đó tình yêu cuộc sống tha thiết. Thấy cảm phục tinh thần của những con người bước ra từ những thương đau nhưng vẫn luôn rạng ngời niềm tin yêu vào cuộc sống. Thấy chân trời phía trước thật lớn lao, và những gì ta nghĩ, ta làm thật hẹp hòi, nhỏ bé. Bùi Ngọc Tấn làm cho người ta biết sống hơn, sống “tốt hơn lên”.

Thứ ba: Quan điểm về con người với vẻ đẹp ẩn sâu nơi tâm hồn

Con người trong sáng tác của ông hiện lên với những vẻ đẹp rất sâu kín, không thể hiện ra bên ngoài, phải đọc sâu, phải tìm hiểu và quan sát thật tinh tế, người đọc mới nhận ra

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)