Bộc lộ tâm lý hoang mang, dằn vặt

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 68)

7. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Bộc lộ tâm lý hoang mang, dằn vặt

Khắc họa nhân vật ở việc miêu tả tâm lý là một trong những yếu tố hàng đầu trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Bùi Ngọc Tấn. Như đã phân tích ở trên, Bùi Ngọc Tấn không đi sâu vào miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật, mà ông chú trọng nhiều hơn ở việc bộc lộ tâm lý nhân vật. Nhân vật trong hầu hết những truyện của ông, được xây dựng với tâm lý hoang mang, dằn vặt. Hoang mang, dằn vặt với cuộc sống hiện tại và tương lai.

Nguyễn Văn Tuấn ra tù sau năm năm, trở về thực tại, với cuộc sống bình thường, nhưng những nỗi đau kia không thể vơi đi. Mặt khác, hắn luôn sống trong những dằn vặt. Cuộc sống giờ đây của hắn là một chuỗi ngày hoang mang, dằn vặt của những kí ức không thể nào phôi phai, của những khoảng trống không thể nào lấp đầy. Mọi chuyện bày ra trước mắt đều khiến hắn liên tưởng đến cuộc sống trong tù, đến những người bạn tù, và hắn nhận ra mình không còn là mình nữa. Những người bạn trước đây hắn quen, hay đến nhà hắn, niềm nở, thân mật với những câu chuyện văn chương, sáng tác, giờ tất cả đều vắng bóng, họ xa lánh hắn. Ngay cả đến người vợ hiền, và những đứa con, gia đình thân thương nhất của hắn đôi lúc cũng làm hắn có cảm giác như mình ở ngoài thế giới đó. Những câu chuyện của hắn giờ đây tất cả đều mang hơi hớm của cánh cửa xà lim, những liên tưởng, và cả những ngôn ngữ mà hắn sử dụng, “đậm chất ngục tù”. Và thay cho những văn nghệ sĩ, những người bạn giới trí thức thời xưa, là những người bạn tù, những kẻ ở dưới đáy xã hội.

Tiểu thuyết tái hiện trọn vẹn quá trình nếm trải nhiều mặt của con người. Miêu tả thế giới bên trong, phân tích tâm lý nhân vật là một phương diện cơ bản là đặc trưng của tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết Biển và chim bói cá, ông đã phân tích rất cặn kẽ diễn biến tâm lý của nhân vật. Nhân vật Phong được khắc họa với những nét tinh tế, một cậu bé mới bước vào đời với bao mơ ước, bao lý tưởng. Và thần tượng đầu tiên, cũng là niềm tự hào lớn nhất của cậu chính là người bố. Bố như một người anh hùng trên biển cả: “Bố tôi là người thuyền trưởng, là người lãnh đạo, là người chịu trách nhiệm về toàn bộ con tàu. Khi con tàu lâm nạn, bố tôi là người rời khỏi tàu cuối cùng”, là người hùng của gia đình cậu. Được đi cùng với bố trên chuyến tàu đầy những gian lao, được tận mắt chứng kiến người bố với sự chỉ huy tài tình, lòng dũng cảm, kiên định và dứt khoát trước mọi tình huống trên biển cả.

67

Nhưng rồi tất cả sự ngưỡng vọng của cậu đã sụp đổ, người bố mà bấy lâu nay cậu xem như là thánh sống, với em, với mẹ và với chính cậu, khi cậu nhìn ra sự thật. “Thế là mọi chuyện đổ sụp. Bố tôi không còn là thần tượng của tôi nữa. Bố giống hệt mọi người. Thế mà trước kia chúng tôi đã tự hào về bố biết bao. Vậy là từ lâu chúng tôi đã sống với những điều dối trá mà không biết”. “Quá thất vọng, tôi tự nhủ: Có lẽ phải quan niệm lại thế nào là bố chăng?”. Đó là một cái nhìn đầy ngây thơ, lý tưởng hóa mà cậu đã dành cho thế giới người lớn. Phải chăng đến lúc này cậu mới thật sự trưởng thành, thật sự hiểu được chân lý của cuộc đời. Bố cậu dẫu có là một người mẫu mực đến mức nào thì cũng vẫn là một con người bình thường như bao người, vẫn có thể mắc lỗi lầm, vẫn có những hèn nhát, vẫn có những khao khát bản năng tự nhiên của con người. Và đó mới là cuộc sống ngoài kia, cuộc sống với đầy rẫy những toan tính, những vất vả mưu sinh, con người ta phải dẫm đạp lên nhau mà sống, mà tồn tại. Cuộc sống không phải êm đềm, bình yên như tuổi thơ của cậu, như những màu hồng cậu được bao bọc bởi gia đình. Những nhân vật trong Biển và chim bói cá đa số được khắc họa bằng những nghịch lý, vừa hài hước, vừa bi thương. Họ là những con người ngay thẳng, làm việc hết mình, sống có trách nhiệm, có tình nghĩa với anh em, bạn bè, chỉ có một mong ước bình thường như bao người là có thể lo được cuộc sống cho gia đình, vợ con. Nhưng nghịch lý cuộc sống, họ càng cần cù bao nhiêu, càng cố gắng bao nhiêu thì lại càng rơi vào những nghịch cảnh trớ trêu bấy nhiêu.

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn tuyên dương tự do. Nhân vật dằn vặt đấu tranh giữa một bên là tự do, một bên là cái chết. Qua Sáng, một thanh niên tuổi mới đôi mươi năm lần vượt ngục không thành. Đến lần thứ năm họ mới nhận ra rằng đối với Sáng “tự do hay là chết” không phải là một cụm từ cường điệu nói cho vui. Họ quyết định cho anh chết và anh mỉm cười lấy cái chết đổi tự do. Hắn gặp Sáng giữa bầy chó hung hãn khi Sáng bị bắt lại sau cuộc vượt ngục thứ năm.

Nhân vật luôn bị ám ảnh, khao khát sự tự do, tự do đối với Bùi Ngọc Tấn còn là tốc độ, dù là tốc độ mười cây số một giờ của chiếc xe đạp cọc cạch của một người bạn tù vừa được tự do chở anh trên khoảng đường mòn giữa rừng rậm đến cơ quan lãnh giấy tờ xuất trại. Tuấn lẩm bẩm nói thầm với vợ: “Em, anh đang được tự do. Anh sẽ về với em”. Gần năm năm Tuấn mới lại được ngồi trên xe đạp và bây giờ Tuấn mới biết thực sự thế nào là tự do. Đúng vậy, nhân vật trong tiểu thuyết là những “con người nếm trải”, không phải là những nhân vật hành động. Đó là những “con người nếm trải tư duy, chịu khổ đau dằn vặt của đời” [27, 392]. Tiểu thuyết khắc họa những con người trong hoàn cảnh, “không tách nó

68

khỏi hoàn cảnh một cách nhân tạo, không cô lập nó cũng như không cường điệu sức mạnh của nó. Nó miêu tả nhân vật như một con người đang trưởng thành, biến đổi và do đời dạy bảo. Trong khi hành động, nhân vật trong tiểu thuyết “lãnh đủ” mọi tác động của đời” [27, 392].

Trong kĩ thuật xây dựng nhân vật, Bùi Ngọc Tấn chú ý ở việc chọn những nét chấm phá ở ngoại hình nhân vật, kết hợp với việc tập trung miêu tả hành động, và đặc biệt chú ý đến khâu bộc lộ tâm lý nhân vât. Với việc khắc họa những nhân vật mang ý nghĩa thời cuộc, ngòi bút Bùi Ngọc Tấn đã chạm đến những góc khuất sâu xa trong việc miêu tả con người.

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)