0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Chọn ngôi kể và dịch chuyển điểm nhìn

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT BÙI NGỌC TẤN (Trang 70 -70 )

7. Kết cấu của luận văn

2.4.1. Chọn ngôi kể và dịch chuyển điểm nhìn

Chọn ngôi kể là khâu đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng trong kĩ thuật trần thuật. Những tư tưởng, thông điệp nhà văn muốn gửi gắm, có đến được bạn đọc hay không, phần nào chịu ảnh hưởng của việc chọn ngôi kể trong tác phẩm. Việc chọn ngôi kể trong truyện Bùi Ngọc Tấn có nhiều nét khác biệt so với những nhà văn cùng thời. Xu thế hiện đại, người nghệ sĩ với nhu cầu thể hiện cá tính, cái tôi cá nhân, nhà văn muốn viết về những cái mình nghe, mình thấy, mình cảm, họ thường chọn ngôi kể thứ nhất “xưng tôi”. Ngôi kể này có tác dụng làm tăng sức thuyết phục, tạo tính trung thực, khơi gợi cảm xúc, và dễ đi sâu vào lòng

69

người. Không nghiêng tuyệt đối về cách chọn ngôi kể thứ nhất, trong truyện Bùi Ngọc Tấn, ngôi kể thứ ba chiếm ưu thế hơn. Khảo sát truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn, 15 truyện ngắn trong tập “Người ở cực bên kia”, có đến 10 truyện lựa chọn ngôi kể thứ ba, còn 5 truyện, theo ngôi kể thứ nhất. Trong hai tiểu thuyết lớn, với Chuyện kể năm 2000, ông chọn ngôi kể thứ ba, Biển và chim bói cá, là sự đan xen giữa hai ngôi kể, ngôi kể thứ nhất, và ngôi kể thứ ba. Đầu tiên, với việc chọn ngôi kể thứ nhất, người kể chuyện xưng “tôi”, Bùi Ngọc Tấn có thể dễ dàng kể lại những việc “tôi biết, tôi nghe, tôi thấy” một cách trung thực hơn, tăng tính thuyết phục cho truyện. Trường hợp này có các truyện “Cún, Người mua

nhà của bố mẹ tôi, Ngưu Tuất, Hồng Hoa, Nga Truật, Trung sĩ, Lạc đội hình”.Việc chọn

ngôi kể thứ ba, có tác dụng giúp nhà văn tái hiện cuộc sống một cách khách quan hơn, ông có thể tự do phóng ngòi bút của mình tới mọi ngõ ngách của đời sống, có thể “mặc sức” thể hiện những suy nghiệm về cuộc đời.

Còn về điểm nhìn trần thuật, theo Nguyễn Văn Hiếu trong “Một vài khuynh hướng

vận động của điểm nhìn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975”: “Điểm nhìn là một phạm trù

quan trọng của thi pháp học hiện đại. Nó là vị trí mà người kể chuyện hoặc nhà văn lựa chọn để quan sát, thâu tóm hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Giáo sư Trần Đình Sử so sánh điểm nhìn với hình ảnh chiếc ống kính camera dẫn dắt người cầm bút khám phá hiện thực và đưa người đọc đi vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Như vậy tìm hiểu điểm nhìn tức là tìm hiểu một kiểu quan hệ, một phương thức tiếp cận của nhà văn với hiện thực. Có thể thấy sự vận động của điểm nhìn – trước hết là điểm nhìn trần thuật – chính là một trong những biểu hiện rõ nét của quá trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau 1975… Sự lựa chọn điểm nhìn không những chi phối nhà văn viết cái gì mà còn quyết định nhà văn viết như thế nào để tạo hiệu quả nghệ thuật tối ưu cho tác phẩm” [25, 300]. Điểm nhìn trong truyện, không đơn thuần là vị trí quan sát và kể. Điểm nhìn gắn chặt với người kể chuyện, mang tư tưởng của nhà văn. Sự lựa chọn ngôi kể, vị trí quan sát và cách thức kể sẽ mang đậm dấu ấn của tác giả. Truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại, với xu hướng muốn tìm tòi một hướng triển khai mới. Không nằm ngoài quy luật, truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn cũng hòa mình vào dòng chảy chung của thời đại. Bứt phá, xóa bỏ cái khuôn khổ của người trần thuật cũ, với điểm nhìn một chiều, với thời gian trần thuật cố định. Truyện Bùi Ngọc Tấn được xây dựng ở việc di chuyển điểm nhìn trần thuật, tạo sự phóng túng, mở ra một cái nhìn đa chiều, đa diện, giàu ý nghĩa biểu tượng.

70

Điểm nhìn trần thuật hướng vào nội tâm nhân vật, cho phép tác giả đi sâu, đặc tả tỉ mỉ những chuyển biến tinh tế trong tâm hồn nhân vật. Trong Chuyện kể năm 2000, điểm nhìn hướng vào nội tâm nhân vật hắn, giúp người đọc có cái nhìn sâu hơn về những diễn biến tình cảm của nhân vật. Thấy được những thay đổi, sự dằn vặt, day dứt, nỗi ám ảnh quá khứ trong tâm tư nhân vật. Với Biển và chim bói cá, Bùi Ngọc Tấn cũng hướng điểm nhìn vào những chuyển biến nội tâm của nhân vật cậu bé Phong, qua đó ta thấy nhân vật hiện lên một cách rõ nét hơn. Người đọc thấy được những háo hức, sự ngưỡng mộ, tình yêu thương kính trọng vô bờ của cậu dành cho người bố. Và cũng từ điểm nhìn hướng vào nội tâm, nhà văn đã cho ta thấy sự hụt hẫng, sự sụp đỗ hoàn toàn khi cậu nhận ra được sự thật về bố.

Sự đa dạng trong việc di chuyển điểm nhìn trần thuật là một xu thế tất yếu của văn học giai đoạn mới. “Trần thuật từ nhiều điểm nhìn, vấn đề này có quan hệ tất yếu với việc đổi mới quan niệm về hiện thực, về công chúng và về con người. Hiện thực không phải là mục đích duy nhất của nghệ thuật mà có thể chỉ là phương tiện biểu hiện tư tưởng của nhà văn về hiện thực. Công chúng không phải là đối tượng để nhà văn “dạy dỗ”, “mách nước” mà là đối tượng cùng đối thoại về chân lý. Con người không phải một thực thể “được biết trước”. Cần có một phương thức trần thuật phù hợp với cái nhìn đa chiều đó” [5, 103]. Bùi Ngọc Tấn đã sử dụng linh hoạt việc dịch chuyển điểm nhìn trong kĩ thuật trần thuật. Trong truyện, có khi mở đầu và kết thúc thấy có sự xuất hiện của tác giả với tư cách là người dẫn truyện, xưng “tôi”, nhưng không tham gia vào truyện. Mà chỉ như một “nhân chứng”, để làm tăng sức thuyết phục, thuyết minh, dẫn dắt bạn đọc, để người đọc tin hơn vào câu chuyện. Truyện ngắn Trung sĩ, với sự xuất hiện của nhân vật người kể chuyện, xưng “tôi” ngay ở đầu truyện, nhưng câu chuyện này không phải được trực tiếp chứng kiến qua cái nhìn của nhân vật tôi, mà qua lăng kính của một người thứ ba là Hiếu, một người bạn thưở xưa. Như vậy, người kể chuyện “xưng tôi” hoàn toàn không tham gia vào câu chuyện, không được tận mắt chứng kiến. Câu chuyện được tái hiện qua một cái “tôi” khác. Hiếu kể rành rọt về cô Lan Anh, một người bạn chung của cả hai người năm xưa, về những thay đổi do chính nhịp sống tạo ra, Lan Anh đã không còn là một cô trung sĩ dũng cảm, đầy lý tưởng trong kháng chiến, cũng không còn là một công nhân bốc cá cần cù ngày nào, cô đã trở thành tiếp viên, cô đã thay đổi. Chính cách chọn ngôi kể, và dịch chuyển điểm nhìn, tạo cho câu chuyện có một cái nhìn khách quan, toàn diện. Câu chuyện vừa được tái hiện qua cái nhìn của nhân vật tôi thứ nhất – người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến và kể lại, vừa được

71

nhìn qua sự cảm nhận của nhân vật “tôi” thứ hai, người kể chuyện dẫn dắt tác phẩm. Điều đó làm cho câu chuyện có một cái nhìn rất thực từ cảm nhận chủ quan của người trong cuộc, và sự đánh giá khách quan từ người ngoài cuộc về nhân vật. Người ngoài cuộc tức nhân vật người kể chuyện “xưng tôi” cũng thảng thốt, giật mình khi vừa nghe xong câu chuyện. Trong đoạn cuối, người kể chuyện lại xuất hiện, cùng những dòng suy nghĩ, trữ tình ngoại đề, như một lời phát biểu về thước đo giá trị của con người trước sự thay đổi của cuộc sống.

“… trong mỗi chúng ta ít nhiều đều mang chất tiếp viên. Nhưng sao tôi vẫn thấy đau lòng… và ước ao điều Hiếu nói là không đúng” [48, 153].

Có những đoạn, câu chuyện lại được kể qua lời của một người kể chuyện “vô hình”. Các điểm nhìn nghệ thuật ở đây luôn được dịch chuyển. Lối trần thuật này, làm cho đời sống của nhân vật được soi chiếu từ nhiều phía, giúp tính cách nhân vật hiện lên một cách rõ nét và toàn diện hơn. Thời gian trong truyện, có lúc được nhà văn dồn nén đến tối đa, cho người trần thuật có điều kiện đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật, và khám phá một cách rõ nét, kĩ càng nhất. Truyện ngắn Một ngày dài đằng đẵng là cách dồn nén thời gian đến “ngạt thở”, người kể chuyện có thể thoải mái dẫn dắt, đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật để hiểu một cách rõ nét hơn về chủ đề tư tưởng tác phẩm.

Với việc chọn ngôi kể ở ngôi thứ ba, kết hợp với việc dịch chuyển điểm nhìn linh hoạt, tạo cho những tác phẩm của ông cái nhìn đa chiều, đa diện, mang tính khách quan. Đại từ “hắn” được ông sử dụng một cách đầy sáng tạo. Cách gọi này được ông dùng trong

Chuyện kể năm 2000, truyện ngắn Người ở cực bên kia,Người chăn kiến. Đây không

phải là sáng tạo đầu tiên từ nhà văn, “hắn” đã xuất hiện trong văn học với một vị trí “vững chắc” từ tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Trải qua thời gian, “hắn” trở lại, đi vào tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, một cách tự nhiên đầy sáng tạo. Ngôi kể ông chọn hoàn toàn hợp lý, như ông nói “nó phù hợp với một người tù, gọi ông thì cao sang quá, nghe nó ngường ngượng,

chỉ có thể gọi là hắn”. Người ở cực bên kia, là câu chuyện về cuộc đời của “hắn”, được xâu chuỗi từ quá khứ đến hiện tại, khi nghĩ về quá khứ, dòng tự thuật của nhân vật lại tuôn trào qua lời kể của người kể chuyện. Nhân vật hắn, khi nhớ về quá khứ, là những mạch cảm xúc tuôn trào. Người kể chuyện về lại quá khứ, dẫn dắt người đọc về với thời “hoàng kim” của hắn, một thời mà hắn là người ở trên cái cực, mà ai cũng muốn với tới. Người kể chuyện quay về quá khứ với nhịp kể chậm rãi, rồi trở về hiện tại, với sự hụt hẫng đến tội nghiệp của nhân vật. “Sự đời đổi trắng thay đen”, hắn không ngờ, một con người “tài giỏi” giờ lại đứng

72

ở cái cực bên kia của cuộc đời. Hắn đã “tuột dốc không phanh”, không thể bò lên cái cực vốn dĩ là của hắn được nữa. Người kể chuyện với cách kể trầm tĩnh, nhưng linh hoạt.

Biển và chim bói cá là tiểu thuyết giàu sáng tạo trong nghệ thuật trần thuật. Sự đa

dạng về điểm nhìn trần thuật khiến cho tác phẩm mang dáng vẻ lạ lẫm, vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường. Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật xưng “tôi”, đan xen với ngôi kể thứ ba. Vừa tạo tính khách quan vừa tăng tính thuyết phục của câu chuyện qua lời kể của nhân vật tôi, người trong cuộc. Câu chuyện được kể qua lời của nhân vật “tôi”, cậu bé Nguyễn Xuân Phong, trong một lần được đi biển cùng cha. Tất cả mọi sự việc, diễn biến trên con thuyền, đều thể hiện qua cái nhìn của nhân vật tôi. Đó là cái nhìn mang màu sắc chủ quan, chân thực nhất. Mạch truyện hào hứng, sôi nổi, với những dòng kể mang niềm tự hào, đầy kính trọng và ngưỡng mộ của nhân vật tôi dành cho cha. Đoạn tiếp theo, khi cậu bé Phong, nhân vật tôi đã phát hiện được một bí mật, cậu như sụp đổ hoàn toàn. Tác phẩm xuất hiện hàng loạt những đoạn trần thuật về tâm sự của cậu bé Phong. Về sự thay đổi nhận thức của cậu trước những sóng gió của cuộc đời. Và niềm vui bước vào thế giới người lớn của cậu nhanh chóng chuyển thành sự chấn động, cay đắng và chấp nhận buông xuôi trước những sự thật trần trụi tầm thường của cuộc đời. Đan xen với lời kể chân thực từ người trong cuộc, là những lời kể khách quan từ ngôi thứ ba, từng cảnh đời, từng phận người trên biển khơi hiện lên một cách rõ nét. Sự di chuyển điểm nhìn linh hoạt, giữa những đoạn kể của nhân vật người trong cuộc – cậu bé Phong, và những câu chuyện về cuộc sống của các thuyền viên từ ngôi thứ ba, tạo cho tác phẩm một cái nhìn khách quan, toàn diện. Sự kết hợp giữa hai ngôi kể là một sáng tạo thú vị trong tác phẩm. Sự khai thác điểm nhìn trần thuật của Bùi Ngọc Tấn thể hiện trình độ xử lý mối quan hệ giữa chủ thể kể chuyện với cái được kể, thể hiện cái nhìn nghệ thuật của nhà văn. Với cách sử dụng linh hoạt lối trần thuật theo nhiều chủ thể, giúp đời sống nhân vật hiện lên sinh động, qua sự soi chiếu từ nhiều chiều, theo nhiều quan điểm khác nhau. Một tập thể con người lặn lội ngoài biển khơi, hiện lên một cách rõ nét đến từng chi tiết, người đọc như đang xem một cuốn phim quay chậm. Phù hợp với cái được kể trong truyện, là một hiện thực đầy biến động. Mỗi người một cảnh ngộ, một mảnh đời khác nhau, bởi cuộc sống vốn dĩ không phải màu hồng, cũng không là một tờ giấy trắng. Có thể nói Bùi Ngọc Tấn đã vận dụng một cách linh hoạt việc tổ chức trần thuật đa điểm nhìn, một trong những yếu tố tạo dấu ấn riêng trong truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn.

73

Mỗi điểm nhìn trần thuật gắn liền với một sự trải nghiệm, hiện thực được đánh giá theo nhiều cách. Với truyện ngắn, cách trần thuật, điểm nhìn trần thuật có ý nghĩa rất quan trọng. Khác với tiểu thuyết, trần thuật trong truyện ngắn phải khắc phục được dung lượng ngôn từ hạn chế của thể loại, điều này cũng chi phối việc chọn điểm nhìn. Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn thường hướng mục tiêu gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về cái được kể, để đạt hiệu quả nghệ thuật nhiều nhất cho tác phẩm. Nhà văn thường rất ít trần thuật về những tình huống kịch tính, trực tiếp thể hiện xung đột. Qua việc trần thuật ấn tượng về một chi tiết, sự việc, truyện ngắn của ông thường hướng đến những vấn đề có ý nghĩa khái quát. Trong Cúnnhân vật “tôi” hầu như không kể về bản thân mà dành toàn bộ trang văn kể về số phận của gia đình anh Trung, của Cún. Chọn ngôi kể xưng “tôi”, để dẫn dắt người đọc đến với một câu chuyện mà tác giả đã từng chứng kiến, tăng tính thuyết phục cho văn bản. Điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt với giọng trữ tình sâu lắng. Sự thay đổi linh hoạt về điểm nhìn trần thuật, tạo cho mạch văn có nhiều màu sắc, đứng trên nhiều điểm nhìn khác nhau, giúp việc khai thác tâm trạng, tính cách nhân vật trở nên đa dạng và đa chiều hơn.

Hình thức trần thuật trong truyện hiện đại có nhiều thay đổi, chi phối việc lựa chọn ngôi kể, và điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm. Trong bài viết Vài nét về tư duy tự sự của

người Việt, Vương Trí Nhàn có viết: “Hình thức tự sự cũng ngày càng trở nên phức tạp,

điều này có thể thấy rõ ở hai điểm. Một là, thay cho lối kể chuyện trước sau tuần tự dễ gây tẻ nhạt, nay các tác giả thường hay nhảy ngay vào giữa các sự kiện, mà miêu tả để gợi không khí, tiếp đó mới quay về những nguyên nhân ban đầu, và hai là, không lan man rải ra mỗi chỗ một tí mà chỉ tập trung vào một vài sự kiện có tính chất tiêu biểu, nhờ thế cái nhìn của độc giả tập trung hơn mà cũng sâu sắc hơn [37, tr. 163-164]. Trong hầu hết các tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, ông không sử dụng cách kể chuyện truyền thống, mà tìm đến với cách kể chuyện “lan man” đầy phóng túng. Đó là sự xâu chuỗi hàng trăm chi tiết lớn nhỏ, hành động của hàng chục nhân vật. Truyện Bùi Ngọc Tấn không hề khép lại khi câu chuyện đã ngừng kể, người đọc cứ triền miên theo nhân vật người kể chuyện ngôi ba, suy tưởng về số phận của nhân vật. Trong Truyện không tên: “Đúng là họ sắp xây nhà tầng ở trước cửa nhà chị. Nhưng chị không có thời gian dừng lại. Phải đi ngay để lỡ mất chuyến tàu” [48, 119]. Câu chuyện dường như không kết thúc bởi những băn khoăn trăn trở, và những hành động đang tiếp diễn của nhân vật. Chị Sợi dừng lại mọi suy nghĩ, mặc cho những tai vạ

Một phần của tài liệu ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN, TIỂU THUYẾT BÙI NGỌC TẤN (Trang 70 -70 )

×