Dựng truyện “phi cốt truyện”, với nhiều đột biến bất ngờ

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 40)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Dựng truyện “phi cốt truyện”, với nhiều đột biến bất ngờ

Cốt truyện là “một hệ thống các sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [56, 81]. Cốt truyện là một trong những phương diện quan trọng của lĩnh vực hình thức nghệ thuật. Yêu cầu của một tiểu thuyết và đặc biệt là trong truyện ngắn, cốt truyện có vị trí rất quan trọng. Cốt truyện có chức năng bộc lộ các mâu thuẫn của đời sống, thể hiện xung đột, tạo ra một trường hành động cho các nhân vật và cho phép tác giả thể hiện và lý giải tính cách của chúng.

Truyện ngắn, tiểu thuyết truyền thống thường chú ý xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh, cốt truyện thống nhất xoay quanh hành động của nhân vật, bao gồm những thành

39

phần: Trình bày, khai đoạn (thắt nút), phát triển, đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút). Truyện ngắn, tiểu thuyết hiện đại thường ít chú trọng ở việc xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh, mà chú ý nhiều hơn tới các khâu trong việc xây dựng cốt truyện. Trên bước đường hiện đại hóa văn xuôi nghệ thuật, các nhà văn hiện đại có cách xử lý kĩ thuật riêng đối với cốt truyện. Giai đoạn những năm 1930-1945, với các tác giả như Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao. Mỗi nhà văn có biệt tài riêng trong việc xử lý cốt truyện. Nguyễn Công Hoan chú trọng cách xây dựng một cốt truyện li kì, đầy kịch tính, có thắt nút, mở nút, cao trào, cuốn người đọc vào vòng xoáy của cốt truyện, tạo sự hồi họp, tò mò. “Thạch Lam lại nghiêng về cách xử lý dựng truyện không có cốt truyện, mạch truyện cứ tự nhiên mà tuôn chảy theo những dòng tâm tình ngọt ngào của người kể chuyện. Ông thường lấy một cảnh, một việc thông thường, thậm chí nhỏ nhặt làm duyên cớ khơi nguồn và bộc lộ trạng thái tâm tưởng của nhân vật chính” [58]. Với Nam Cao, ông lại đi sâu vào bi kịch tinh thần, những dằn vặt trong tâm hồn nhân vật, khắc sâu vào bi kịch cá nhân trước tác động của xã hội. Cũng là cách dựng truyện không có cốt truyện, gần giống với Thạch Lam, nhưng nếu Thạch Lam đi sâu vào khắc họa tâm trạng của nhân vật, thì Nam Cao lại lặn sâu vào những bi kịch tinh thần của con người để cất lên tiếng nói cảm thông. Đến giai đoạn văn học sau năm 1975, cùng với sự đổi mới về quan niệm nghệ thuật, cách tiếp cận và xử lý kĩ thuật trong tác phẩm cũng có nhiều thay đổi. Cốt truyện chủ yếu được các tác giả xây dựng theo hướng phi cốt truyện, nhà văn hiện đại không chú trọng việc xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh như văn học truyền thống, mà lại cố tình để mạch truyện, chi tiết và sự kiện tuôn trào một cách tự nhiên như chính dòng chảy của nhịp sống hiện đại. Nỗi buồn chiến tranh là một tiểu thuyết không có cốt truyện rõ ràng, truyện là những hồi ức xen lẫn giữa quá khứ và hiện tại của nhân vật Kiên… Và với Bùi Ngọc Tấn, dường như xuất phát từ quan điểm nghệ thuật viết văn là viết về những sự thật, viết về cuộc đời như những gì nó vốn có. Mà cuộc đời thì muôn vàn dòng chảy, không xác định được điểm bắt đầu và kết thúc. Phải chăng đó là một hệ quả tất yếu của việc lựa chọn cách xây dựng truyện “phi cốt truyện” trong kĩ thuật viết truyện ngắn, tiểu thuyết của nhà văn. Không xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh, có mở đầu, kết thúc. Truyện Bùi Ngọc Tấn là những dòng chảy tâm trạng, những lát cắt của cuộc đời, không có điểm khởi đầu, cũng không tìm được nơi kết thúc. Bởi đó là mạch chảy đầy phức tạp, đa chiều, đa diện, đầy sự “rối rắm”, nhưng đó mới là những câu chuyện thật nhất về cuộc đời.

40

Thật vậy, cốt truyện trong tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn không phải là một cốt truyện li kì. Ông dường như không xây dựng một cốt truyện hoàn chỉnh theo lối truyền thống, mà tạo dựng một cốt truyện hoàn toàn mới. Truyện không có cốt truyện. Truyện được xây dựng trên ngồn ngộn những chi tiết, sự kiện, biến cố được xâu chuỗi xung quanh cuộc đời của nhân vật. Nhiều lúc tưởng chừng như rời rạc, không có mạch logic, không liên kết, người đọc có cảm giác khó hiểu, khi cứ triền miên trải lòng theo những sự kiện hiện dần lên trong tác phẩm. Đó là một khối lượng đồ sộ, ngồn ngộn của hiện thực cuộc sống.

Chuyện kể năm 2000là một cuốn tiểu thuyết không có cốt truyện. Truyện được xây

dựng quanh những hồi ức của nhân vật Nguyễn Văn Tuấn về những tháng ngày đã qua và cuộc sống hiện tại của anh. Hiện tại, quá khứ đan xen, độc giả đắm chìm trong những mộng du, những ám ảnh về chuỗi ngày đau khổ mà thắm đượm tình người của nhân vật trong những ngày tháng bị giam cầm. Trở về cuộc sống hiện tại, sống với nỗi lo cơm áo gạo tiền, những vết thương của những tháng ngày cũ vẫn luôn theo nhân vật một cách dai dẳng. Như những vết thương của chiến tranh, qua năm tháng đã lành dần, nhưng nó để lại một vết sẹo dài. Mỗi khi trời chuyển, vết thương ngày nào lại nhói lên. Dai dẳng, đeo bám nhân vật đến hết cuộc đời. Mạch truyện trong Chuyện kể năm 2000là một dòng chảy tâm trạng đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Tiểu thuyết mở đầu với những dòng hồi ức của nhân vật về những tháng ngày đã qua. Nhân vật nhận thức về chính mình: “Có những điều hắn tưởng không bao giờ quên. Thế rồi hắn quên. Dù lúc xảy ra sự việc, hắn tự bảo: Mình sẽ nhớ suốt đời. Làm sao quên được những điều đáng nhớ như thế. Đó là những niềm vui hiếm hoi. Là những sự đau khổ đến tê dại. Không. Không thể nào quên được. Thế mà hắn quên. Thỉnh thoảng hắn muốn ôn lại quá khứ. Hắn không sao nhớ được. Kinh nhất là những đau khổ tột cùng mà cũng quên luôn. Tất cả không hằn được một đường vào nếp nhăn đại não. Có lẽ những nếp nhăn ấy đã bị lấp đầy rồi. Nên nó nhoè. Nó mang máng. Não hắn cứ bị những nhát búa dội vào đều đặn, liên tục. Nó lỳ” [49, 3]. Truyện mở đầu với những dòng tâm trạng của nhân vật được người kể chuyện thuật lại. Mạch truyện tiếp tục triển khai với những “việc mà hắn tưởng hắn quên”, nhân vật được tại ngoại, được trở về với cuộc sống của một con người bình thường, tưởng như hắn sẽ xóa sạch tất cả những kí ức đen tối đày đọa hắn trong năm năm trời. Nhưng quá khứ, những ngày tháng đã đóng thành những vết đinh trong ngực hắn, hắn không thể xóa, không thể quên. Bùi Ngọc Tấn như lặn sâu vào trong hồi ức của nhân vật, để dẫn dắt, để viết lên truyện.

41

Cách xây dựng cốt truyện của Bùi Ngọc Tấn có nét tương đồng với nhà văn Nam Cao – một trong những tác giả mà ông rất tâm đắc. Nam Cao xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của con người, sự tha hóa của con người trong xã hội để xây dựng cốt truyện. Truyện Nam Cao thường bắt đầu bằng những dòng tâm trạng của nhân vật, xây dựng cốt truyện xung quanh những diễn biến tâm lý của nhân vật. Truyện ngắn Chí Phèo, mở đầu bằng tiếng chửi:

“Hắn chửi trời, chửi đất, chửi cả cái làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn”. Truyện cắt ngang dòng đời, đảo lộn trình tự thời gian, tiếng chửi của Chí xuất hiện sau khi hắn ra tù, về làm tay sai cho Bá Kiến, mạch truyện dần triển khai theo những diễn biến tâm trạng xoay quanh cuộc đời nhân vật. Quá khứ, hiện tại đan xen, thể hiện sự dằn vặt, hoang mang trong tâm lý nhân vật. Đó là những chất liệu chính giúp Nam Cao xây dựng truyện. Cùng có những hướng khai thác cốt truyện giống với nhà văn Nam Cao. Bùi Ngọc Tấn đã dùng cách dựng truyện “phi cốt truyện”, lấy dòng ý thức của nhân vật làm cơ sở. Nhưng điều đặc biệt ở kĩ thuật này là dựng truyện không có cốt truyện, không mở đầu, không kết thúc, nhưng vẫn tạo ra được những đột biến, bất ngờ. Chính điều này đem lại sự lôi cuốn, tò mò, tránh cảm giác nhàm chán của độc giả khi cứ triền miên theo những dòng hồi ức của nhân vật.

Liền mạch với Chuyện kể năm 2000, Biển và chim bói cá có cách xây dựng cốt truyện tương tự. Không mở đầu, thắt nút, mở nút một cách trình tự. Mà đó là cách khai triển theo hàng loạt các chi tiết, sự kiện của hai tuyến nhân vật. Biển và chim bói cá với cốt truyện hoàn toàn như bị phá vỡ, lỏng lẻo, với hàng ngàn chi tiết, sự kiện lớn nhỏ. Truyện xoay quanh hơn hai mươi nhân vật, với những mẩu chuyện rời rạc, tưởng như không có liên hệ gì với nhau. Nhưng nếu ta kiên nhẫn, theo dõi tất cả những chi tiết, sự kiện, ta sẽ cảm nhận được những nội dung sâu xa mà tác giả gửi gắm. Dựng lại cuộc sống ông đã sống, đã chiêm nghiệm bằng một tiểu thuyết hoàn toàn không có cốt truyện rõ ràng. Những câu chuyện về cuộc đời của các thủy thủ trên tàu, mỗi chiếc tàu có một số phận, mỗi con người có một cảnh ngộ, không ai giống ai, nhưng tất cả đều có một điểm chung là họ luôn cố ngoi lên để dành chỗ đứng trong cuộc sống bề bộn này, nhưng càng cố ngoi lên, họ lại càng bị những đợt sóng kia đánh cho tan tác. Một cốt truyện đầy lỏng lẻo, Bùi Ngọc Tấn đã dùng kĩ thuật phân rã cốt truyện, tạo những lớp chi tiết nhỏ, chồng chất. Biển và chim bói cá được xây dựng theo hai lớp truyện, một bên là những dòng nhật kí của cậu bé Nguyễn Xuân Phong về những ngày tháng được cùng cha lặn lội nơi biển khơi, một bên là lớp lớp những

42

câu chuyện về những thuyền viên, thuyền trưởng, những tàu đánh cá và những con người đang chờ trên đất liền. Mỗi người một mảnh đời, một số phận, được Bùi Ngọc Tấn thu gom, chắt chiu thành một túi văn đầy ắp những chuyện đời, chuyện người nơi biển cả.

Với một cốt truyện lỏng lẻo, ngồn ngộn những chi tiết, không đầu đuôi, không có sợi dây liên hệ chặt chẽ, làm người đọc như lạc vào mê cung khi mới tiếp xúc với tác phẩm. Nhưng càng đọc, càng ngẫm, mạch truyện lại hiện lên một cách rõ ràng, mạch lạc. Chính cái ngồn ngộn, chồng chất của những chi tiết, ấy mới là cuộc đời. Bùi Ngọc Tấn thật tài tình khi tạo ra những đột biến, bất ngờ trong cốt truyện, và chính cái ưu điểm này tạo nên sự khác biệt cho tác phẩm của nhà văn với các tác giả khác. Biển và chim bói cá hoàn toàn không có cốt truyện, nhưng diễn biến trong truyện là hàng loạt những bất ngờ.

“Khác với tiểu thuyết, cốt truyện của truyện ngắn thường tự giới hạn về thời gian, không gian; nó có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con người” [3, 346]. Không giống như tiểu thuyết, chiếm lĩnh đời sống trên quy mô rộng, cốt truyện được xây dựng trên một không gian bao quát, thời gian có thể là cả một đời người, cốt truyện trong truyện ngắn thường cố định trong một khoảng thời gian, không gian nhỏ. Với chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, con người, cốt truyện đóng vai trò rất quan trọng trong truyện ngắn. Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn được xây dựng với những cốt truyện khoanh tròn trong những mốc thời gian, không gian cố định. Đó có thể là những lát cắt ngang về cuộc đời nhân vật, hay một mẩu chuyện tình cờ bắt gặp trong cuộc sống. Được nghiền ngẫm, nghĩ suy, được tái hiện thành một câu chuyện. Truyện ngắn của Bùi Ngọc Tấn thường không có cốt truyện, đó đơn giản chỉ là những mẩu chuyện nhỏ xảy ra ở đâu đó trong cuộc sống, xung quanh cuộc đời của một con người, những người mà họ từng gặp, từng nói chuyện, từng làm họ suy nghĩ. Hay một lát cắt tâm trạng của nhân vật, được tác giả tái hiện, qua đó thể hiện cái nhìn và quan niệm của nhà văn.

Truyện ngắn Bùi Ngọc Tấn thường được xây dựng từ những mẩu chuyện “rất đời”. Ông chọn một khoảnh khắc, một tâm trạng của nhân vật, nhào nặn nên cốt truyện. Truyện của ông, có những truyện không thể kể lại. Chỉ để lắng nghe và suy ngẫm. Khói một câu chuyện không hề có cốt truyện, một anh cán bộ đang làm nhiệm vụ trong rừng, đang tìm bắt Dương – người tù vừa trốn trại. Đang lang thang nơi rừng sâu, không một bóng người, cái đói, cái rét và cả sự cô đơn nó quấn chặt lấy ông, ông Thản nhìn thấy một đám khói, ở đằng

43

xa, ông vui hẳn, nhưng có lẽ niềm vui khi ông nghĩ mình có mục tiêu để đi, mình được trò chuyện, và mình sẽ bớt cô đơn lớn hơn niềm vui tìm ra được tung tích Dương. Và rồi ông gặp được một người tù, người này làm nhiệm vụ chăn bò trong rừng. Được nói chuyện, được chia sẻ, ông rất vui. Nhưng rồi câu chuyện của ông cũng phải dừng lại khi tiếng kẻng vang lên, người tù chăn bò phải đi. Câu chuyện khép lại với sự cô đơn của nhân vật. Một mình giữa rừng hoang, lại đi và càng đi vào rừng sâu hơn nữa. Những suy nghĩ, và dòng tâm trạng của nhân vật làm nền chính xây dựng cốt truyện.

Tự nhiên mà như có sự sắp đặt, những câu chuyện đời cứ tự tuôn trào trên trang giấy. Cốt truyện truyền thống được xây dựng có mở đầu, kết thúc, có diễn biến, có sự kiện theo trình tự thời gian. Người đọc sẽ dễ dàng kể lại một cốt truyện mình đã đọc, đã nghe. Khác với tác phẩm của văn học truyền thống, trong tác phẩm hiện đại, người viết thường dùng kĩ thuật phân rã cốt truyện, dựng truyện “phi cốt truyện” để tái hiện. Với truyện Bùi Ngọc Tấn, đó là những câu chuyện không mở đầu, cũng không kết thúc. Nó chỉ như một nốt nhạc ngân lên, lưu lại một khoảng lặng, để người đọc suy ngẫm, người đọc nhìn nhận về cuộc đời. Ông đứng ngang cuộc đời để nhìn, ngẫm nghĩ nó, và mong muốn người đọc hiểu những trăn trở của ông, khơi gợi lòng đồng cảm nơi độc giả.

Người chăn kiến viết về một ông giám đốc bị bỏ tù oan, khi vào tù do dáng dấp có

học thức, ông được một tên “đại bàng” tha cho trận đòn nhập gia mà đựơc khỏa thân đứng làm tượng Nữ thần Tự do. Ông được tên đại bàng giao cho nhiệm vụ chăn những con kiến trong cái vòng tròn bé tí vẽ bằng gạch non trên nền buồng giam. Đến khi ông được minh oan, trở về công việc cũ, ông bị ám ảnh bởi vai trò của mình trong trại giam. Cứ vào giờ nghỉ trưa, ông khóa cửa phòng, rồi mở ngăn kéo, lấy ra hai con kiến, vẽ một cái vòng tròn nhốt chúng, và cho chúng ăn bánh bích quy. Sau đó, ông cởi bỏ áo quần, leo lên bàn, mắt nhìn về phía xa, tay giơ cao kiêu hãnh, trong tư thế của Nữ thần Tự do.

Truyện không tên là một lát cắt về cuộc đời Chị Sợi – một phụ nữ dở dang, kém

nhan sắc làm cái nghề mà mọi người vẫn thường khinh bỉ, và cuộc đời của những con người đi ngang qua đời chị. Chị sống ở ngõ Ánh Hồng, trong một căn nhà tồi tàn sát dãy nhà xí công cộng, người thân duy nhất của chị là một bà mẹ già bệnh nặng, nằm một chỗ. Chị Sợi có một gánh hàng, đó là toàn bộ cái cửa hàng di động của chị, ngày ngày chị vẫn đồng ra đồng vào để mưu sinh, nhưng có kiếm được là bao. Một nguồn thu nhập chắt chiu khác nữa là từ những cuộc tình chóng vánh với những khách qua đường, mà cũng bởi chị đâu phải là

44

người chưng diện, xinh đẹp gì, mà có những vị khách lắm tiền. Những người ghé qua căn

Một phần của tài liệu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn, tiểu thuyết bùi ngọc tấn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)