7. Kết cấu của luận văn
3.1.3. Cách đặt tên tác phẩm nhiều dụng ý
Tên tác phẩm là cánh cửa đầu tiên, đưa người đọc bước vào thế giới hình tượng văn bản. Có những tác phẩm không chú trọng ở tên nhan đề, nhưng có những tác phẩm, nó là chi tiết gợi mở chủ đề tư tưởng tác phẩm, hướng người đọc đến những cảm xúc chủ đạo, gợi lên trong lòng người tiếp nhận nhiều suy nghĩ. Nhan đề trong truyện ngắn, tiểu thuyết Bùi Ngọc Tấn là một sáng tạo về ngôn từ. Ở mỗi tác phẩm, dường như nếu người đọc dừng lại để suy ngẫm ngay tên nhan đề thì sẽ cảm nhận được phần nào nội dung gửi gắm trong toàn bộ tác phẩm. Nhan đề gợi cho ta một hướng suy nghĩ, tiếp cận tác phẩm.
Đôi lúc Bùi Ngọc Tấn chọn những cái tên với ngôn từ, rất ngắn gọn: “Cún”, “Khói”, “Trung sĩ”, hay rất ngẫu nhiên: “Truyện không tên”,“Một tối vui”, “Một cuộc thi hoa
hậu”, “Một ngày dài đằng đẵng”,… nhưng chính những cái tưởng chừng như “ngẫu nhiên”
ấy, lại thể hiện một cách sâu sắc ý đồ của nhà văn. Khi được hỏi ông về việc “đặt nhan đề cho tác phẩm”, nhà văn đã khẳng định, với ông, “việc đặt tên cho tác phẩm là một trong những công việc khó khăn nhất, có khi còn mất thời gian hơn rất nhiều lần so với khoảng thời gian viết nên tác phẩm”. Tác phẩm hay, làm cho người đọc có ấn tượng, một phần nhờ ở tên nhan đề. Nhan đề tác phẩm còn có tác dụng định hướng, mở ra những suy nghĩ, những dấu chấm hỏi, gợi sự tò mò của người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm. Và với Bùi Ngọc Tấn, dường như đó là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình ấp ủ, thai nghén nhào nặn lên tác phẩm. Ấn tượng đầu tiên luôn có ý nghĩa rất quan trọng. Với truyện Bùi Ngọc Tấn, đó không những là cái ấn tượng đầu tiên, mà đó còn là dư âm khép lại khi người đọc gấp trang sách. Dường như lúc đó người đọc mới cảm nhận được sự sâu sắc của nhan đề, thông điệp nghệ thuật gửi gắm từ cánh cửa đầu tiên.
Ta thử xét một ví dụ: Với tác phẩm Cún, khi tiếp xúc với tên truyện, người đọc suy ngẫm, có lẽ đây là tác phẩm viết về một chú chó. Đọc những dòng đầu tác phẩm, họ cho rằng phán đoán của mình là đúng. Nhưng khi đọc kĩ từng nội dung, cho đến lúc khép trang sách, người đọc chợt nhận ra, câu chuyện đâu phải nói về một chú chó, mà mượn chú chó để nói về cuộc đời của con người. Họ cô đơn, không bạn bè, không người chia sẻ, họ chỉ có thể tìm được người bạn duy nhất là chú cún… Thì ra cuộc đời con người cũng rẻ rúng, và số phận của họ cũng chỉ bằng một chú cún mà thôi. Có phải như vậy chăng. “Cún”, một cái tên ngắn, cộc lốc, ngắn ngủi như chính cuộc đời của Cún, của anh Trung trong truyện.
93
Giống với Cún của Nguyễn Huy Thiệp, ở đây có nét tương đồng trong cách chọn tên tác phẩm của hai nhà văn. Mượn tên gọi một loài vật để diễn tả số phận con người. Nguyễn Huy Thiệp mượn tên “Cún” để miêu tả một con người, trong cả cuộc đời ngắn ngủi, chỉ có duy nhất một khát vọng thành người, nhưng không bao giờ thành hiện thực. Phải chăng sự thật cuộc đời khắt khe đến dường ấy, Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Huy Thiệp đã ghi lại một cách chân thực và chân thành nhất.
“Người ở cực bên kia”, một cái tên đầy ẩn ý, ngay nhan đề, đã gợi ra trong lòng người
đọc nhiều suy nghĩ. “Người ở cực bên kia” là ai, tại sao lại phải ở “cực bên kia”, và “cực bên kia” là một nơi như thế nào. Người ở cực bên kia là người về từ cõi khác, thế giới này không phải của “hắn”, cuộc đời chia làm hai cực, và hắn – đang đứng ở cực bên kia, cõi tận cùng của xã hội. “Truyện không tên” một cái tên gợi lên nhiều suy nghĩ. Tại sao lại là “không tên”. Không tên như chính cuộc đời các nhân vật trong truyện, những kiếp người quẩn quanh, vất vưởng, lay lắt. Những số phận đến với cuộc đời không một ai biết đến, họ sống chui rúc ở một thế giới riêng. Người ta không biết, người ta quên, hay chẳng thèm bận tâm. Một bà cụ Mít, một anh què, một chị Sợi, những kiếp người không tên, không tuổi, không duyên phận với cuộc đời. Câu chuyện mở ra với kiếp sống đáng thương của những con người tội nghiệp. Khép lại với hình ảnh chị Sợi vội vã ra đi, để mong tìm được nhà bà Cụ Mít, mà không có thời gian lo cho chính cuộc sống của chị. Cuộc đời rồi đây sẽ ra sao với những con người đó. Một dấu chấm hỏi, một câu trả lời không tên.
Hay Biển và chim bói cá, tác phẩm “Ông già và biển cả”của Việt Nam. Ta thấy tên
nhan đề có nhiều nét tương đồng, một bên là biển cả và một bên là con người – những con chim bói cá. Nhan đề của tiểu thuyết như đặt hai hình tượng song song, trong thế cân bằng. Con người lấy biển cả làm đối tượng lao động, họ lăn lộn nơi biển khơi, sống chết với nó để dành miếng cơm, manh áo. Biển chính là nguồn sống của họ. Một bên là biển cả mênh mông, rộng lớn và một bên là những con chim bói cá, dường như có sự khập khiễng, giữa một bên là sự vĩ đại, to lớn và bên kia là sự bé nhỏ đến tội nghiệp. Nhưng không còn cách nào khác, vì cuộc sống, vì mưu sinh, vì những con chim bói cá trên bờ đang ngoi ngóp chờ “mẹ” đem nguồn sống trở về. Từ nhan đề tác phẩm hé lộ nhiều suy nghĩ nơi người đọc, một tập thể con người, với đầy đủ những cung bậc cảm xúc hiện lên một cách đầy sinh động.
94
3.1.4. Lời văn đậm chất khẩu ngữ tự nhiên của vùng hải cảng mà vẫn trong sáng,
mực thước, mềm mại, sang trọng
Ngôn ngữ văn chương không ngừng đổi mới trong việc tăng dần cá tính sáng tạo của nhà văn trên trang viết. Ngôn ngữ văn chương hiện đại, không còn là những câu từ trau chuốt, hoa mĩ mà thường xuyên xuất hiện lối nói trần tục, những câu chửi thề, chửi tục.
“Theo nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến thì chính M.Gorki đã gọi “khẩu ngữ là máu của văn xuôi nghệ thuật”. Như vậy nó không chỉ đóng vai trò nguồn nuôi dưỡng, mà còn làm nên thần thái, khí sắc, đặc tính mĩ học của văn xuôi” [46, 357]. Những cá tính văn học mới, theo đuổi lối tư duy hiện đại, với một hệ thống ngôn ngữ đầy cá tính như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Thị Thu Huệ,... Đặc tính gia tăng tính “khẩu ngữ” trong văn học là một đặc trưng cơ bản của việc hiện đại hóa ngôn ngữ hiện đại. Nó trở thành một xu thế tất yếu trong việc đem ngôn ngữ nghệ thuật gần với ngôn ngữ sinh hoạt. Và đó cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ vào việc phác họa những chân dung văn học hiện đại, đưa nó gần với con người thật, có thể đi sâu vào việc miêu tả, tái hiện những ngõ ngách trong tâm hồn con người, cùng những mặt trái, phần cốt yếu của con người, phần “Con” – mà bấy lâu văn học thường né tránh. Thật vậy, đó là một thay đổi tất yếu. Bắt nhịp với văn học hiện đại, cùng các nhà văn như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Lập, Bùi Ngọc Tấn cũng đã khám phá đời sống trên nhiều mặt, đi sâu vào những góc khuất nơi tâm hôn con người, hay chỉ đơn giản là phơi bày một cách tự nhiên cuộc sống như những gì nó vốn có. Một phần tạo nên “bản sắc” của văn phong Bùi Ngọc Tấn có lẽ ở khả năng khai thác và vận dụng một cách nhuần nhị, và có hiệu quả vốn hệ thống từ ngữ của người dân vùng hải cảng. Lời văn trong Biển và chim bói cá cùng một số truyện ngắn của ông đậm chất “khẩu ngữ” đời thường, lời ăn tiếng nói “thô ráp” của những con người vùng biển. Công việc đầy khó khăn, lại sinh hoạt nơi vùng biển cả, sóng to, gió lớn, tạo cho con người nơi đây những nét đặc trưng riêng về hình dáng, tính tình và đặc biệt là lời ăn tiếng nói. Họ ăn to, nói lớn, quen cách nói trần trụi, đôi khi “tục tĩu” tạo tiếng cười nhẹ nhàng.
Trước hết, Bùi Ngọc Tấn là một nhà văn sinh ra và lớn lên từ đất cảng, cuộc đời ông gắn chặt với biển cả hơn hai mươi năm ròng rã. Con người nơi đây với những lời ăn tiếng nói đậm chất “biển khơi” đã là một phần máu thịt nơi ông. Ông viết về nó một cách tự nhiên và đầy tình cảm. Sự ùa vào của những lời văn mang tính “khẩu ngữ”, góp phần tạo bối cảnh
95
cho truyện đậm chất hải cảng từ không gian biển cả tới cuộc sống sinh hoạt của con người tạo cho trang văn Bùi Ngọc Tấn một nét độc đáo riêng.
Lời văn đậm chất biển khơi, thuộc cá tính con người miền biển trước hết thể hiện ở một số từ ngữ xưng hô rất đặc trưng trong tác phẩm Biển và chim bói cá: “mày, tao, tau, tui, ông, đại ca, bố, hắn, nó, sếp, nó, chúng nó, bố mày,…” thể hiện cách nói thẳng, bộc trực của con người miền biển. Không câu nệ, không xét trên dưới. Hay ngay cả khi ở vế trên, nhân vật sẽ “biến tấu” cách xưng hô là “bố, đại ca”, nó có chút gì ngang tàng, tự do, đầy phóng khoáng. Đối tượng phản ánh của Bùi Ngọc Tấn là những người thủy thủ, những con người gắn bó cả đời mình với biển cả. Nhà văn đã đưa ngôn ngữ bình dân thành ngôn ngữ văn học, lời ăn tiếng nói của người dân hải cảng đi vào sáng tác của nhà văn một cách rất tự nhiên. Chính sự sáng tạo này, thể hiện tư duy của ông, một con người đã từng gắn bó với nơi này gần một phần tư cuộc đời. Và hơn nữa, đó là mảnh đất hải cảng – quê hương ông. Những trang văn trong Biển và chim bói cá“đầy ắp” những lời ăn tiếng nói đầy chất “khẩu ngữ” của vùng hải cảng. Những lời đối thoại của nhân vật đầy tự nhiên với sự dung hợp những từ ngữ thông tục, gần với ngôn ngữ đời sống.
Bùi Ngọc Tấn đã đưa vào trong tác phẩm hệ thống những từ ngữ chuyên dùng của thủy thủ: “Tàu lai, mã lực, boong, đụt cá…”. Những câu nói “thô tục”: “Mẹ kiếp. Vợ tôi mà
chiều chồng như thế tôi giết” [50, 195]. “Chẳng có xu mẹ nào” [50, 179]. “Chết mẹ. Thật
không? Ai nói ông biết” [50, 199]. “Để yên cho người ta ngủ. Mệt bỏ cha ra đây” [50, 228]. “Cẩn thận không tao thay mái” [50, 228]. “Thằng cha ấy uống tởm không chịu
được” [50, 47].“Mày làm thơ hay rồi. Đúng là đang lên chân nhưng ông ngồi mười lăm
phút nữa là chết con, là con bé con đi học về, là khốn nạn, thơ phú cái con khẹc… Có câm ngay đi không. Thằng chó chết” [50, tr. 106-107].
Những câu chuyện dí dỏm, những lời nói thẳng, “khẩu ngữ” tự nhiên, xen chút “thô tục” được nhà văn đưa vào trang viết một cách rất tự nhiên, thông qua những lời thoại như vậy, cuộc sống của những con người nơi hải cảng hiện lên một cách rõ nét. “… Bố nhỏ con
thế này mà cũng nhiều sức quyến rũ gớm. Bố xấu dây tốt cũ đấy các cậu ạ. Này con mực
tươi của cô ấy khoảng mấy lạng hở bố…” [50, 116]. “Thủ trưởng ơi… Cái thủ trưởng cần
bây giờ là vê ơ vơ nặng” [50, 13]. “… Mình ra đánh được bốn ngày thì biển động. Ông Bôn
96
số một” [50, 68].“Làm hàng đông lạnh mà ông ấy cắt điện, cúp nước thì chỉ có chết” [50, 78]. “Ở bến nóng thế. Không một gợn gió…” [50, 62]. “Triết lý sống của ông là không thể
để những đứa ngu lãnh đạo mình” [50, 71]. “Bụng tôi bụng i nốc đấy bố ạ” [50, 178]. “Lại
lè lưỡi dài hết cỡ, lắc đầu khiếp hãi” [50, 49].
Trong lời ăn tiếng nói của nhân vật, đôi lúc nhà văn sử dụng thành ngữ: “một vốn bốn lời” [50, 70], “khỏe như vâm” [50, 189],“gà què ăn quẩn cối xay”[50, 218], “chó chui gầm chạn” [50, 278]. Tuy nhiên sự xuất hiện này không nhiều, có lẽ bởi xuất phát từ tính bộc trực, nói thẳng, nói toạc của người miền biển, những câu thành ngữ được đưa vào chỉ một phần bổ sung cho tính cách nhân vật, thường là xuất hiện ở những câu có ý “chửi bới”, “chê trách” một đối tượng nào đó.