Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam (Trang 37)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

1.3.2Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Với tư cách là một nước đi sau, Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm từ các quốc gia có ngành quỹ phát triển để áp dụng một cách linh hoạt, giúp cho ngành quỹ của Việt Nam có thể phát triển lớn mạnh, phát huy được tối đa tính ưu việt vốn có của nó.

Thứ nhất, có thể nhận thấy rằng tại các thị trường phát triển, hệ thống QĐT đã có một lịch sử phát triển lâu đời, cũng như ở các thị trường mới nổi có ngành QĐT đang bắt đầu đi vào quỹ đạo phát triển cũng đều có số lượng người tham gia đầu tư chứng khoán rất đông. Tỷ lệ người am hiểu và tự mình trực tiếp kinh doanh chiếm rất nhỏ, đa số đều thông qua QĐT. Trong khi đó, ở Việt Nam, với tỷ lệ người am hiểu TTCK còn thấp, vốn đầu tư nhỏ thì việc làm cấp bách trước mắt chính là thu hút đông đảo dân chúng tham gia đầu tư để giúp cho các hoạt động đầu tư mang tính xã hội hóa cáo

Thứ hai, một đặc điểm về hình thái ban đầu của QĐT chứng khoán mà tất cả các TTCK trong tiến trình phát triển của ngành quỹ đều có nét chung đó là: các quỹ đóng được hình thành và phát triển trước các quỹ mở. Điều này có thể lý giải do cơ cấu vốn của quỹ đóng ổn định, giúp cho các CTQLQ chủ động trong thực hiện các dự án đầu tư mang tính dài hạn trong giai đoạn đầu khi kinh nghiệm đầu tư còn hạn chế. Qua nghiên cứu thị trường Nhật Bản, Singapore, Thái Lan cho thấy, hoạt động của các quỹ mở rất linh hoạt, tránh được sự thao túng của CTQLQ quỹ thường xảy ra với các quỹ đóng. Đồng thời khi thị trường có các thông tin liên quan đến chứng khoán thì giá CCQ của quỹ mở cũng ổn định hơn nhiều so với quỹ đóng.

Trên kinh nghiệm thành lập và quản lý quỹ mở của một số quốc gia, vào cuối năm 2011, Chính phủ Việt Nam cũng đã ban hành văn bản pháp luật -Thông tư 183/2011/TT-BTC về hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở. Đến nay mặc dù còn hạn chế về số lượng và quy mô quỹ đi vào hoạt động nhưng đây cũng là một tín hiệu

35

khả quan cho ngành công nghiệp quỹ của Việt Nam. Việc thành lập và phát triển quỹ mở ở Việt Nam sẽ tạo nhiều thuận lợi trong việc nâng cao tính thanh khoản cho các NĐT vào quỹ. Bên cạnh đó, quỹ mở cũng sẽ là công cụ để Chính phủ bảo vệ thị trường trước những thao túng của một số tổ chức đầu tư hoặc những “biến động” bất lợi trên thị trường.

Thứ ba, từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động TTCK nói chung và ngành quỹ nói riêng. Có thể thấy rằng tại các TTCK có ngành công nghiệp quỹ phát triển, QĐT chứng khoán và CTQLQ đều có hệ thống văn bản pháp lý ở cấp độ cao nhất điều chỉnh. Đó là các bộ luật hoặc tối thiểu cũng là các chương trong luật chứng khoán của mỗi nước. Do QĐT chứng khoán là loại hình có cơ cấu tổ chức hoạt động tương đối phức tạp, bởi vậy pháp luật liên quan trong lĩnh vực hoạt động của quỹ phải hướng vào việc bảo vệ quyền lợi của những người đầu tư vào quỹ và giải quyết được các xung đột về lợi ích giữa NĐT và CTQLQ.

Thứ tư, theo kinh nghiệm của Nhật Bản cho thấy, ngành quỹ ra đời xuất phát từ định hướng phát triển của Chính phủ. Vì thế, phát huy vai trò của Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn sơ khai của quỹ mở là điều mang tính cấp bách hiện nay trong việc định hướng, tạo lập môi trường hoạt động và cơ chế chính sách để đa dạng hóa các loại hình quỹ: hệ thống pháp lý liên quan đến sự ra đời và hoạt động của các sản phẩm quỹ; chính sách phát triển TTCK, chính sách ưu đài về thuế để thu hút đông đảo NĐT tham gia vào quỹ,…Ngoài ra Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành thực hiện quảng bá, giới thiệu về hoạt động của quỹ mở cho đông đảo các NĐT, các tổ chức tham gia thị trường cũng như tổ chức đào tạo nâng cao nghiệp vụ quản lý quỹ cho các nhà quản lý quỹ và các nhân viên đang làm việc trong các tổ chức phân phối.

Thứ năm, Sự thành công hay thất bại của việc kinh doanh QĐT phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phân phối và dịch vụ. Việc hỗ trợ của các ngân hàng được thể hiện qua những nỗ lực trong việc phân phối là chìa khoá cho sự thành công của các QĐT. Tại Việt Nam, hệ thống NHTM hiện đang là những tổ chức tham gia lớn nhất trên thị trường tài chính với hệ thống kênh phân phối

36

rộng khắp đã được thiết lập từ lâu và không ngừng được mở rộng. Vì vậy, việc phân phối với hệ thống ngân hàng để có thể tận dụng được hệ thống kênh phân phối lớn sẵn có này sẽ là một lợi thế không nhỏ cho các QĐT ở Việt Nam. Bên cạnh đó, kinh nghiệm liên doanh với nước ngoài để thành lập QĐT và CTQLQ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài cũng là điều mà Việt Nam nên học tập. Hiện nay, các điều kiện, nguồn lực của Việt Nam để phát triển QĐT rất còn hạn chế nên việc dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài là cần thiết. Tuy nhiên, việc liên doanh phải hết sức thận trọng, một mặt tạo điều kiện cho các QĐT trong nước phát triển, mặt khác tránh được sự thao túng thị trường từ bên ngoài.

37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qũy mở là một loại hình của QĐT, góp phần đưa TTCK Việt Nam ngày càng ổn định và chuyên nghiệp hơn thông qua các hình thức đầu tư đa dạng. Qua tìm hiểu kinh nghiệm thành lập và phát triển quỹ mở của một số quốc gia trên thế giới, chúng ta phải nhìn nhận rằng ngành quỹ trong nước còn nhỏ bé và khiêm tốn, đặc biệt là loại hình quỹ mở còn khá xa lạ đối với các thành viên tham gia thị trường. Một trong những định hướng quan trọng trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán và phát triển hệ thống NĐT tổ chức, đặc biệt là các loại hình QĐT. Vì thế sự ra đời của quỹ mở cũng nằm trong xu thế tất yếu của Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam. Để loại hình quỹ mở được hình thành và phát triển tại Việt Nam thì ngoài định hướng phát triển từ phía Chính phủ, sự nỗ lực của các nhà tạo lập thị trường, Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm của các nước đi trước, dần khắc phục những hạn chế của thị trường quỹ và hướng tới đa dạng hóa các sản phẩm cho thị trường trong nước.

38

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DẠNG MỞ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam (Trang 37)