Quy mô và hàng hóa trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam (Trang 42)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

2.1.2 Quy mô và hàng hóa trên thị trường chứng khoán

Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, từng bước đóng vai trò là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Trong suốt thời kỳ từ 2000-2005, giá trị vốn hóa thị trường chỉ đạt trên dưới 1% GDP. Quy mô thị trường đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ lên 22,7% GDP vào năm 2006 và tiếp tục tăng lên mức trên 40% vào năm 2007. Tổng giá trị vốn hóa TTCK năm 2012 đạt trên 741 nghìn tỷ đồng (bằng 26% GDP) tăng 1,5 lần so với năm 2007, trong đó mức vốn hóa trên sàn HOSE đạt trên 88% (xem Phụ lục 01).

Hoạt động phát hành huy động vốn trên TTCK thực tế chỉ mới phát sinh từ năm 2006 trở lại đây. Trong năm 2006, có 44 công ty cổ phần thực hiện việc chào bán với hơn 203 triệu cổ phiếu và đến năm 2007, hoạt động phát hành mới thực sự bùng nổ khi có gần 200 đợt phát hành của 192 công ty và 4 NHTM đăng ký với UBCKNN với tổng lượng vốn huy động đạt gần 19 nghìn tỷ đồng. TTCK năm 2012 chịu tác động từ bối cảnh vĩ mô của đất nước cũng như những bất ổn của kinh tế thế giới nên tổng mức huy động vốn của TTCK qua phát hành cổ phiếu trong năm chỉ đạt gần 11 nghìn tỷ đồng, bằng khoảng 1/5 so với năm 2010.

40

Nguồn: StoxPlus

Biểu đồ 2.1- Huy động vốn qua phát hành cổ phiếu năm 2007 - 2012 2.1.3 Niêm yết và giao dịch chứng khoán

Trong năm 2000 chỉ với 02 công ty niêm yết khi TTGDCK TP.HCM đi vào hoạt động, TTCK đã có mức tăng trưởng nhanh về giá do nguồn cung hàng hóa khan hiếm, chỉ số VNIndex liên tục tăng và đạt tới đỉnh điểm là 571,04 điểm ngày 25/6/2001. Sau đó, thị trường đã liên tục sụt giảm trong suốt 3 năm sau đó, trước khi tăng mạnh trở lại vào cuối năm 2003. Tuy nhiên, nhìn chung giai đoạn 2000-2005 là giai đoạn hoạt động khá trầm lắng của TTCK Việt Nam. Kể từ năm 2006 đến nay, TTCK Việt Nam bắt đầu khởi sắc và đã có bước tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng công ty niêm yết lẫn doanh số giao dịch. Tính đến cuối năm 2012, số lượng doanh nghiệp niêm yết trên cả hai sàn giao dịch là 712 (tăng gần 3 lần so với năm 2007).

TTCK đã có sự tăng trưởng không chỉ về quy mô niêm yết mà cả về tính thanh khoản của thị trường. Năm 2012, giá trị giao dịch bình quân/ngày trên HOSE đạt 881,5 tỷ đồng/phiên, cao hơn 36% so với năm 2011. Tuy nhiên, so với năm 2010 thì giá trị giao dịch chỉ bằng 58%. Trong khi đó, khối lượng giao dịch bình quân/ngày đạt 56,1 triệu cổ phiếu. Thanh khoản cải thiện rất lớn so với mức bình quân 33,7 triệu cổ phiếu/ngày năm 2011.HNX có sự cải thiện cả về thanh khoản theo khối lượng và giá trị giao dịch bình quân/ngày. Cụ thể, bình quân có 48,2 triệu cổ phiếu được trao tay/phiên năm 2012, tăng 51% so với 2011. Trong khi đó, giá trị giao dịch bình quân cũng cải thiện đáng kể từ 386 tỷ đồng/phiên năm 2011 lên 440

41

tỷ đồng/phiên. Điều đáng lưu ý là số lượng doanh nghiệp niêm yết cuối năm 2012 là 398, không tăng nhiều so với 385 doanh nghiệp cuối năm 2011.

Tính đến nay cả thị trường đã có trên 1,25 triệu tài khoản giao dịch của NĐT được mở tại các CTCK (tăng gấp 4 lần so với năm 2007), trong đó chủ yếu là NĐT trong nước, chiếm 87% số lượng tài khoản được mở. Số lượng tài khoản của NĐTNN đạt hơn 16.000 (tăng gấp đôi so với năm 2007), đã thể hiện sự quan tâm và tham gia đầu tư của NĐTNN trên TTCK Việt Nam.

Thị trường trái phiếu Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể trong 10 năm gần đây. Quy mô thị trường tăng từ mức 2,82% GDP năm 2001 lên mức 19% GDP năm 2011, trong đó TPCP, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh chiếm 14,8% GDP và trái phiếu doanh nghiệp chiếm khoảng 4,12% GDP. Nhiều quy định mới được áp dụng nhằm thúc đẩy giao dịch trái phiếu như: không giới hạn tỷ lệ nắm giữ đối với trái phiếu của các tổ chức, cá nhân nước ngoài; bỏ biên độ dao động giá; cơ chế giao dịch thỏa thuận. Vì vậy, tính thanh khoản của thị trường cũng tăng dần. Trên thị trường sơ cấp, tính đến cuối tháng 12/2012 đã huy động đạt gần 160 nghìn tỷ đồng (tăng gần 2 lần so với cả năm 2011 và 22 lần so với năm 2008), vượt chỉ tiêu kế hoạch huy động điều chỉnh năm 2012 là 135.000 tỷ đồng (xem Biểu đồ 2.2). Lãi suất trúng thầu giảm so với năm 2011 và thấp hơn lãi suất huy động trên thị trường tiền tệ từ 1% - 2%.

Trên thị trường thứ cấp, hoạt động giao dịch "nhộn nhịp" hơn so với thị trường cổ phiếu, giá trị giao dịch bình quân đạt 842 tỷ đồng/phiên, gấp 2,3 lần so với bình quân phiên năm 2011. Giá trị giao dịch trên thị trường TPCP đạt 189.086 tỷ đồng tính đến thời điểm đầu tháng 12/2012. Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là khu vực cung cấp phần lớn các nguồn vốn cho đầu tư của nền kinh tế và cũng là nguồn cầu chủ yếu đối với trái phiếu. Mục tiêu chủ yếu mua trái phiếu, đặc biệt với TPCP của các NHTM là để đảm bảo khả năng thanh khoản và làm công cụ trong giao dịch với NHNN. Tính tới thời điểm hiện tại, đã có 24 NHTM và 29 CTCK là thành viên của thị trường TPCP.

42

Nguồn: Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội

Biểu đồ 2.2 - Giá trị đấu thầu trái phiếu Chính Phủ 2.1.4 Nhiều cải tiến trong cơ chế giao dịch

Trong năm 2012, nhiều cải tiến được áp dụng trong cơ chế giao dịch và thanh toán. Từ ngày 26/3/2012, HNX áp dụng cách tính giá tham chiếu mới cho cổ phiếu trên thị trường niêm yết, cho phép giao dịch lô lẻ (chứng khoán có khối lượng từ 1 đến 99 cổ phiếu) trên hệ thống giao dịch chứng khoán niêm yết của HNX thông qua hình thức thỏa thuận. Sau 3 tháng thử nghiệm, từ ngày 6/6/2012 việc kéo dài thời gian giao dịch sang buổi chiều tại hai SGDCK. Từ ngày 2/7/2012, lệnh thị trường - một công cụ được xem là khá hiệu quả trong việc làm tăng hiệu quả đặt lệnh cho NĐT và tăng thanh khoản cho thị trường, sẽ chính thức áp dụng tại HSX. Bên cạnh đó, một cải tiến được xem là mạnh mẽ nhất trong cơ chế giao dịch là quy trình thanh toán chứng khoán được rút ngắn từ 15 giờ ngày T+3 xuống 9 giờ sáng ngày T+3, giúp NĐT đã được bán chứng khoán vào ngày T+3 thay vì T+4 như 12 năm trước đó.

2.1.5 Cơ chế quản lý, giám sát trên thị trường chứng khoán

Theo báo cáo tổng kết của UBCKNN cho thấy năm 2012 là năm đầy khó khăn của TTCK: toàn thị trường hiện có 105 CTCK, với tổng số 125 chi nhánh, 70 phòng giao dịch, giảm 20 chi nhánh và 11 phòng giao dịch so với năm 2011; trên 50% số CTCK bị lỗ và trên 70% CTCK có lỗ lũy kế; 11 CTCK đã bị đặt vào diện kiểm soát đặc biệt, 3 CTCK vào diện kiểm soát, 4 CTCK rút nghiệp vụ môi giới, 1

43

CTCK rút nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, 2 CTCK rút nghiệp vụ tự doanh, 3 CTCK bị đình chỉ hoạt động và 4 CTCK bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Số lượng công ty niêm yết bị hủy niêm yết trong năm 2012 lên đến 21 công ty do kết quả kinh doanh không đáp ứng được tiêu chuẩn niêm yết hoặc vi phạm chế độ công bố thông tin. Đây là số lượng công ty bị hủy niêm yết cao chưa từng có trong lịch sử TTCK Việt Nam. Trong năm 2012, UBCKNN đã tổ chức 07 đoàn thanh tra, 60 đoàn kiểm tra đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty đại chúng, công ty kiểm toán và các vấn đề thao túng giá. Kết quả: 146 quyết định xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt trên 8,5 tỷ đồng vi phạm quy định về sử dụng tiền của NĐT, bán khống, công bố thông tin, giao dịch cổ đông nội bộ hoặc cổ đông lớn, vi phạm công bố thông tin công ty đại chúng,... Thực trạng trên một mặt do tình hình kinh tế khó khăn của đất nước và diễn biến bất lợi của TTTC quốc tế, nhưng cũng xuất phát từ hoạt động quản lý giám sát chặt chẽ hơn, đặc biệt là xiết chặt yêu cầu công bố thông tin theo quy định.

2.2. Thực trạng hoạt động của các Công ty quản lý quỹ và các quỹ đầu tư tại Việt Nam Nam

2.2.1 Định hướng phát triển ngành quản lý quỹ

Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành một số cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý quỹ nhằm định hướng phát triển ngành quỹ phù hợp với thực tiễn hiện tại hạ tầng kỹ thuật của TTCK và theo thông lệ quốc tế. Việc xây dựng và ban hành hệ thống quy định pháp lý về ngành quản lý quỹ khẳng định ý chí của UBCKNN, Bộ Tài chính trong nỗ lực tái cấu trúc TTCK và thể hiện rõ định hướng phát triển đối với ngành quản lý quỹ. Cụ thể:

Củng cố tổ chức hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các CTQLQ trong bối cảnh hội nhập.

Quy chế tổ chức và hoạt động của CTQLQ ban hành kèm theo Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 và Quyết định số 125/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 đã được triển khai áp dụng hơn 5 năm. Tuy nhiên, qua các giai đoạn phát triển của thị trường, các quy định trên được điều chỉnh cho phù hợp với

44

thực tiễn cũng như hạ tầng kỹ thuật của thị trường trên cơ sở các thông lệ quốc tế. Vì vậy, năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành một số Thông tư: Thông tư số 212/2012/TT-BTC thay thế cho Quyết định 35/2007/QĐ-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của CTQLQ; Thông tư 165/2012//TT-BTC ngày 9/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Hệ thống văn bản này mở ra một hành lang pháp lý thông thoáng, chặt chẽ, theo thông lệ quốc tế, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các CTQLQ, QĐT trong hoạt động kinh doanh.

Hệ thống các quy định mới còn thể hiện rõ chủ trương thúc đẩy sự phát triển một cách có chọn lọc, có định hướng cả về định tính và định lượng khối các CTQLQ với mục tiêu vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vừa phù hợp với tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, vừa phù hợp với năng lực quản trị, điều hành cũng như kinh nghiệm của nhân sự trong ngành quản lý quỹ còn non trẻ của Việt Nam. Với mục tiêu đó, hệ thống các quy định mới sẽ đặt ra tiêu chuẩn, điều kiện để thành lập các CTQLQ, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm trong việc nắm giữ quyền sở hữu chi phối các CTQLQ. Ngoài ra quy định mới còn nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức CTQLQ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, ngăn ngừa xung đột lợi ích, nâng cao khả năng quản trị rủi ro tại các CTQLQ.

Thúc đẩy phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm QĐT đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trên cơ sở Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở, để đa dạng hóa và phát triển sản phẩm ngành quản lý quỹ, đảm bảo ngành quỹ có đầy đủ các sản phẩm mới và hiện đại theo thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đã ban hành một số Thông tư về các sản phẩm mới: Thông tư số 227/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty đầu tư chứng khoán; Thông tư số 228/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 hướng dẫn thành lập

45

và quản lý quỹ đầu tư bất động sản; Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Các văn bản này là cơ sở quan trọng giúp đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư, đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư, qua đó từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống NĐT tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK. Mặt khác, UBCKNN cũng đang tích cực và chủ động phối hợp với các cơ quan của Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất mô hình hoạt động các chương trình hưu trí tự nguyện, bổ sung tự nguyện.

Bên cạnh các văn bản kể trên, Thông tư số 224/2012/TT-BTC về hướng dẫn thành lập và quản lý Quỹ đóng, Quỹ thành viên cũng đã được ban hành nhằm tạo cơ chế linh hoạt hơn cho các CTQLQ trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của NĐT.

Mở cửa thị trường theo cam kết WTO, tạo điều kiện khuyến khích NĐTNN tham gia tiếp cận TTCK thông qua các sản phẩm QĐT.

Luật Chứng khoán có các quy định cho phép các CTQLQ được huy động vốn từ nước ngoài. Thực hiện theo cam kết WTO, các quy định pháp luật cũng cho phép hình thành chi nhánh CTQLQ 100% vốn nước ngoài. Việc mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc gia tăng cạnh tranh từ các CTQLQ nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, đặc biệt trong nghiệp vụ quản lý tài sản, quản trị rủi ro và đạo đức nghề nghiệp. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành quỹ, từ đó thúc đẩy sự phát triển lành mạnh hơn của ngành quỹ của Việt Nam. Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên, hệ thống quy định pháp lý mới cho phép hình thành chi nhánh CTQLQ nhằm mục tiêu huy động vốn từ nước ngoài để đầu tư tại Việt Nam và cũng cho phép NĐTNN được sở hữu 100% vốn của các CTQLQ. Mặt khác, các quy định về các sản phẩm QĐT cũng từng bước nâng tỷ lệ sở hữu, không hạn chế sự tham gia đầu tư vào các quỹ của Việt Nam từ phía NĐTNN.

Nâng cao năng lực quản lý, giám sát của UBCKNN đối với các CTQLQ. Cụ thể:

Ngày 11/7/2013, Chủ tịch UBCKNN đã ký Quyết định số 427/QĐ-UBCK

46

CAMEL, từng bước tiến tới áp dụng đầy đủ các nguyên tắc giám sát của hệ thống BASEL II. Hệ thống này được thiết kế theo chuẩn mực quốc tế nhằm tạo nền tảng cho cơ chế kiểm tra, giám sát dựa trên mức độ rủi ro và là công cụ hỗ trợ cho UBCKNN theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính của các CTQLQ với các mục đích: theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động các CTQLQ, phân loại nhằm cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém, gặp nhiều rủi ro; hỗ trợ công tác quản lý, hoạch định chính sách, công tác thanh tra, kiểm tra các CTQLQ, bảo vệ tính toàn vẹn của TTCK.

Ngoài ra, UBCKNN cũng ban hành sổ tay nghiệp vụ công tác quản lý, giám sát các CTQLQ. Sổ tay nghiệp vụ này được áp dụng tại cơ quan UBCKNN nhằm chuẩn hóa và năng cao năng lực quản lý, xử lý tình huống đối với cán bộ quản lý thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động các CTQLQ.

2.2.2 Thực trạng hoạt động của các Công ty quản lý quỹ

Trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK từ năm 2000 đến năm 2005, chỉ có 06 CTQLQ được thành lập. Tuy nhiên, số lượng các CTQLQ tăng nhanh kể từ năm 2006. Cho đến nay, UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 47 CTQLQ (đã thu hồi giấy phép hoạt động của 02 công ty) với tổng vốn điều lệ tại thời điểm

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)