17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?
2.2.1 Định hướng phát triển ngành quản lý quỹ
Thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã ban hành một số cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý quỹ nhằm định hướng phát triển ngành quỹ phù hợp với thực tiễn hiện tại hạ tầng kỹ thuật của TTCK và theo thông lệ quốc tế. Việc xây dựng và ban hành hệ thống quy định pháp lý về ngành quản lý quỹ khẳng định ý chí của UBCKNN, Bộ Tài chính trong nỗ lực tái cấu trúc TTCK và thể hiện rõ định hướng phát triển đối với ngành quản lý quỹ. Cụ thể:
Củng cố tổ chức hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các CTQLQ trong bối cảnh hội nhập.
Quy chế tổ chức và hoạt động của CTQLQ ban hành kèm theo Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/5/2007 và Quyết định số 125/2008/QĐ-BTC ngày 26/12/2008 đã được triển khai áp dụng hơn 5 năm. Tuy nhiên, qua các giai đoạn phát triển của thị trường, các quy định trên được điều chỉnh cho phù hợp với
44
thực tiễn cũng như hạ tầng kỹ thuật của thị trường trên cơ sở các thông lệ quốc tế. Vì vậy, năm 2012, Bộ Tài chính đã ban hành một số Thông tư: Thông tư số 212/2012/TT-BTC thay thế cho Quyết định 35/2007/QĐ-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của CTQLQ; Thông tư 165/2012//TT-BTC ngày 9/10/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Hệ thống văn bản này mở ra một hành lang pháp lý thông thoáng, chặt chẽ, theo thông lệ quốc tế, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các CTQLQ, QĐT trong hoạt động kinh doanh.
Hệ thống các quy định mới còn thể hiện rõ chủ trương thúc đẩy sự phát triển một cách có chọn lọc, có định hướng cả về định tính và định lượng khối các CTQLQ với mục tiêu vừa đáp ứng được nhu cầu của thị trường, vừa phù hợp với tiến trình tái cấu trúc nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, vừa phù hợp với năng lực quản trị, điều hành cũng như kinh nghiệm của nhân sự trong ngành quản lý quỹ còn non trẻ của Việt Nam. Với mục tiêu đó, hệ thống các quy định mới sẽ đặt ra tiêu chuẩn, điều kiện để thành lập các CTQLQ, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của các tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm trong việc nắm giữ quyền sở hữu chi phối các CTQLQ. Ngoài ra quy định mới còn nhằm hoàn thiện mô hình tổ chức CTQLQ, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, ngăn ngừa xung đột lợi ích, nâng cao khả năng quản trị rủi ro tại các CTQLQ.
Thúc đẩy phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm QĐT đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trên cơ sở Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở, để đa dạng hóa và phát triển sản phẩm ngành quản lý quỹ, đảm bảo ngành quỹ có đầy đủ các sản phẩm mới và hiện đại theo thông lệ quốc tế, Bộ Tài chính đã ban hành một số Thông tư về các sản phẩm mới: Thông tư số 227/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty đầu tư chứng khoán; Thông tư số 228/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 hướng dẫn thành lập
45
và quản lý quỹ đầu tư bất động sản; Thông tư số 229/2012/TT-BTC ngày 27/12/2012 hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Các văn bản này là cơ sở quan trọng giúp đa dạng hóa các sản phẩm đầu tư, đáp ứng nhu cầu của công chúng đầu tư, qua đó từng bước xây dựng và hoàn thiện hệ thống NĐT tổ chức chuyên nghiệp trên TTCK. Mặt khác, UBCKNN cũng đang tích cực và chủ động phối hợp với các cơ quan của Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất mô hình hoạt động các chương trình hưu trí tự nguyện, bổ sung tự nguyện.
Bên cạnh các văn bản kể trên, Thông tư số 224/2012/TT-BTC về hướng dẫn thành lập và quản lý Quỹ đóng, Quỹ thành viên cũng đã được ban hành nhằm tạo cơ chế linh hoạt hơn cho các CTQLQ trong việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo vệ quyền lợi của NĐT.
Mở cửa thị trường theo cam kết WTO, tạo điều kiện khuyến khích NĐTNN tham gia tiếp cận TTCK thông qua các sản phẩm QĐT.
Luật Chứng khoán có các quy định cho phép các CTQLQ được huy động vốn từ nước ngoài. Thực hiện theo cam kết WTO, các quy định pháp luật cũng cho phép hình thành chi nhánh CTQLQ 100% vốn nước ngoài. Việc mở cửa thị trường đồng nghĩa với việc gia tăng cạnh tranh từ các CTQLQ nước ngoài có bề dày kinh nghiệm, đặc biệt trong nghiệp vụ quản lý tài sản, quản trị rủi ro và đạo đức nghề nghiệp. Đây vừa là thách thức vừa là cơ hội cho ngành quỹ, từ đó thúc đẩy sự phát triển lành mạnh hơn của ngành quỹ của Việt Nam. Nhằm đạt được các mục tiêu nêu trên, hệ thống quy định pháp lý mới cho phép hình thành chi nhánh CTQLQ nhằm mục tiêu huy động vốn từ nước ngoài để đầu tư tại Việt Nam và cũng cho phép NĐTNN được sở hữu 100% vốn của các CTQLQ. Mặt khác, các quy định về các sản phẩm QĐT cũng từng bước nâng tỷ lệ sở hữu, không hạn chế sự tham gia đầu tư vào các quỹ của Việt Nam từ phía NĐTNN.
Nâng cao năng lực quản lý, giám sát của UBCKNN đối với các CTQLQ. Cụ thể:
Ngày 11/7/2013, Chủ tịch UBCKNN đã ký Quyết định số 427/QĐ-UBCK
46
CAMEL, từng bước tiến tới áp dụng đầy đủ các nguyên tắc giám sát của hệ thống BASEL II. Hệ thống này được thiết kế theo chuẩn mực quốc tế nhằm tạo nền tảng cho cơ chế kiểm tra, giám sát dựa trên mức độ rủi ro và là công cụ hỗ trợ cho UBCKNN theo dõi, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính của các CTQLQ với các mục đích: theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động các CTQLQ, phân loại nhằm cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém, gặp nhiều rủi ro; hỗ trợ công tác quản lý, hoạch định chính sách, công tác thanh tra, kiểm tra các CTQLQ, bảo vệ tính toàn vẹn của TTCK.
Ngoài ra, UBCKNN cũng ban hành sổ tay nghiệp vụ công tác quản lý, giám sát các CTQLQ. Sổ tay nghiệp vụ này được áp dụng tại cơ quan UBCKNN nhằm chuẩn hóa và năng cao năng lực quản lý, xử lý tình huống đối với cán bộ quản lý thực hiện chức năng quản lý, giám sát hoạt động các CTQLQ.