0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Thực trạng hoạt động của các Công ty quản lý quỹ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DẠNG MỞ TẠI VIỆT NAM (Trang 49 -49 )

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

2.2.2 Thực trạng hoạt động của các Công ty quản lý quỹ

Trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK từ năm 2000 đến năm 2005, chỉ có 06 CTQLQ được thành lập. Tuy nhiên, số lượng các CTQLQ tăng nhanh kể từ năm 2006. Cho đến nay, UBCKNN đã cấp phép hoạt động cho 47 CTQLQ (đã thu hồi giấy phép hoạt động của 02 công ty) với tổng vốn điều lệ tại thời điểm 31/12/2012 là 3.098 tỷ đồng (xem Phụ lục 02).

 Về cơ cấu sở hữu: các CTQLQ có cơ cấu sở hữu rất đa dạng, bao gồm cả hình thức sở hữu của các cá nhân, tổ chức, tổ chức kinh doanh chứng khoán trong và ngoài nước. Trong số 47 CTQLQ, có 25 công ty có vốn góp của các tổ chức tài chính trong nước, 02 công ty có vốn góp của doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa và 22 công ty không có vốn góp từ bất kỳ tổ chức tài chính nào kể cả trong nước hay nước ngoài. Các công ty có vốn góp từ các tổ chức tài chính hoặc tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài thể hiện năng lực vượt trội so với các công ty thuộc sở hữu của các thành phần khác.

 Về nhân sự hành nghề: tính đến hết năm 2012, nhân sự làm việc trong các CTQLQ khoảng 900 người, trong đó có khoảng 350 nhân viên có chứng chỉ

47

hành nghề quản lý tài sản, hiện đang làm việc tại các CTQLQ. So với tổ chức kinh doanh chứng khoán khác như CTCK, nhân sự của ngành quản lý quỹ biến động không đáng kể và tương đối ổn định. Đáng chú ý là nhân viên các CTQLQ nhìn chung là có chất lượng tốt, được đào tạo, một phần do yêu cầu về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ, ngoài ra điều kiện kinh doanh có mức độ chuyên nghiệp cao cũng đòi hỏi nhân sự của ngành quản lý quỹ phải có trình độ chuyên môn, năng lực kinh doanh tốt.

 Về quản trị điều hành: Quản lý quỹ là một lĩnh vực đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao về đạo đức nghề nghiệp cũng như trình độ chuyên môn. Phần lớn các CTQLQ Việt Nam, đặc biệt là các công ty có vốn góp của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm, đã nhanh chóng tiếp cận và thực hiện quản trị công ty, quản trị rủi ro theo quy định của pháp luật cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế. Cho đến nay các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động trong lĩnh vực quản lý quỹ tương đối chặt chẽ, dựa trên những thông lệ quốc tế, vì vậy đã tránh được các xung đột lợi ích, đồng thời cũng phần nào hạn chế được thiệt hại trong quá trình hoạt động. Tuy vậy, do sự phức tạp của hoạt động đầu tư tài chính nên công tác quản trị điều hành của các CTQLQ vẫn còn một số vấn đề bất cập như:

- Do tồn tại nhiều mô hình pháp lý công ty khác nhau: Công ty TNHH trực thuộc các NHTM, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, mô hình công ty cổ phần riêng lẻ, nên mức độ quản trị cũng có khác nhau và khả năng tuân thủ các thông lệ quốc tế còn hạn chế; tiềm ẩn xung đột lợi ích trong quá trình quản trị công ty, đặc biệt ở mô hình NHTM, công ty tài chính, tập đoàn, tổng công ty sở hữu CTQLQ trực thuộc.

- Hệ thống kiểm soát nội bộ ở một số công ty còn mang tính hình thức, chưa giúp được cho Ban điều hành phát hiện các sai phạm, cảnh báo những rủi ro có thể xảy ra.

 Về kết quả hoạt động: sự tăng trưởng của ngành quản lý quỹ có thể được đánh giá là tương đối nhanh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên vẫn còn khiêm

48

tốn so với tiềm năng phát triển cũng như nhu cầu của TTCK Việt Nam. Kể từ thời điểm QĐT đầu tiên được cấp phép thành lập tháng 5/2004 đến 31/12/2012, có 13 CTQLQ thực hiện quản lý 23 QĐT (trong đó có 06 quỹ đại chúng và 17 quỹ thành viên) với tổng giá trị tài sản ròng lên đến 9.523 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% tổng tài sản quản lý. Ngoài ra các CTQLQ còn thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tại thời điểm 31/12/2012, tổng số hợp đồng quản lý danh mục đầu tư cho các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài là 307 hợp đồng với quy mô vốn ủy thác là 77.146 tỷ đồng. Như vậy, các CTQLQ quản lý khối lượng tài sản khoảng 86.669 tỷ đồng (tương đương hơn 4 tỷ đô la).

 Về kết quả hoạt động kinh doanh: theo báo cáo của UBCKNN, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của các CTQLQ là tương đối ổn định do doanh thu chủ yếu là cung cấp dịch vụ. Doanh thu của ngành đạt trên 700 tỷ đồng, lãi sau thuế năm 2012 đạt gần 100 tỷ đồng, trong số các công ty có lãi, thì Công ty QLQ Vietinbank đạt lợi nhuận cao nhất với 47,23 tỷ đồng, tiếp đến là Công ty QLQ đầu tư MB đạt 20,58 tỷ đồng, Công ty QLQ Bảo Việt lãi 14,66 tỷ đồng… Có 25 công ty đạt các chỉ tiêu ROA, ROE dương (trong đó có những công ty có các chỉ tiêu này vượt trên 20%, thậm chí tới gần 30%), các công ty còn lại có chỉ tiêu ROA, ROE âm (bị thua lỗ). Tính bình quân, ROA của toàn ngành chỉ đạt 1,4% và ROE đạt 1,6%. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các CTQLQ là không đồng đều và đang có sự phân hóa rõ rệt. Các công ty có liên quan tới các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán và thành lập trước năm 2008 nhìn chung có lợi thế hơn rất nhiều so với các công ty thành lập sau này. Cụ thể, 10 công ty hàng đầu quản lý tới 90% tổng tài sản toàn ngành và phần lớn liên quan tới các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó Công ty Cổ phần QLQ Eastspring Investments chiếm 38%, tiếp đến là Công ty Cổ phần QLQ Bảo Việt chiếm 23%,… (xem Biểu đồ 2.3).

49

Nguồn: Ủy Ban Chứng khoán nhà nước

Biểu đồ 2.3 - Thị phần quản lý tài sản của các Công ty quản lý quỹ

Lợi thế của các công ty trực thuộc các doanh nghiệp bảo hiểm là rất rõ ràng khi các hợp đồng quản lý danh mục đầu tư lớn chủ yếu là ký với công ty mẹ là tổ chức bảo hiểm để quản lý phần bảo phí và phần vốn đối ứng của vốn chủ sở hữu. Nhìn chung các CTQLQ không trực thuộc tổ chức tài chính nào hoạt động tương đối khó khăn do không có được lợi thế từ công ty mẹ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN DẠNG MỞ TẠI VIỆT NAM (Trang 49 -49 )

×