Về mô hình tổ chức hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam (Trang 76)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

3.1.1Về mô hình tổ chức hoạt động

Qua tham khảo mô hình QĐT chứng khoán của các nước, có thể thấy rằng: Đối với các nước có TTCK lâu đời như Mỹ, Nhật, do hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ nên cả hai mô hình quỹ là quỹ dạng hợp đồng và quỹ dạng công ty đều hình thành từ ban đầu. Việc áp dụng cả hai mô hình này đã góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các QĐT chứng khoán một cách linh hoạt, nâng cao tính cạnh tranh giữa các định chế tài chính trung gian trong việc cung cấp cho NĐT các sản phẩm đầu tư đa dạng, tạo ra sự thích ứng với sự biến động không ngừng của thị trường tài chính. Đối với các nước có TTCK mới nổi, như Thái Lan, Singapore, Hongkong, Đài Loan, do hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện, các quỹ đầu tư chứng khoán hầu hết hình thành theo mô hình quỹ dạng hợp đồng và chỉ chuyển sang kết hợp phát triển đồng thời mô hình công ty khi thị trường đã phát triển tới một mức độ nhất định.

Theo Luật Chứng khoán quy định quỹ đại chúng bao gồm hai hình thức là quỹ đóng và quỹ mở và chỉ tồn tại dưới hình thức quỹ hợp đồng. Trong giai đoạn hiện nay, quỹ mở tồn tại dưới hình thức quỹ hợp đồng là phù hợp khi mà hệ thống pháp luật của Việt Nam chưa hoàn thiện, quy mô TTCK còn nhỏ. Tuy nhiên, để hệ thống ngành quỹ của Việt Nam phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra cơ chế hình thành và phát triển các QĐT chứng khoán một cách linh hoạt, nâng cao tính cạnh tranh giữa các định chế tài chính trung gian, vì vậy nên cho phép thành lập quỹ mở dưới cả hai hình thức dạng hợp đồng và dạng công ty. Việc hình thành quỹ mở dưới cả hai hình thức cần có một hệ thống các văn bản pháp luật đồng bộ và được thực hiện theo một lộ tình cụ thể.

74

- Cơ chế hoạt động đối với quỹ mở dạng hợp đồng: sau khi huy động vốn thành công, nghĩa là đạt mức vốn tổi thiểu 50 tỷ đồng hoặc đạt mức tối thiểu dự kiến huy động theo quy định tại Điều lệ quỹ, CTQLQ và ngân hàng giám sát thực hiện báo cáo với UBCKNN về kết quả đợt chào bán và CTQLQ tiến hành đăng ký lập quỹ với UBCKNN sau khi bầu ra Ban đại diện quỹ. Đại diện cho quỹ mở dạng hợp đồng là Ban đại diện quỹ do đại hội NĐT tổ chức lần đầu bầu ra. Sau khi quỹ mở được thành lập sẽ do CTQLQ quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ. Việc kiểm tra, giám sát CTQLQ trong quá trình quản lý và hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ có tuân thủ Điều lệ quỹ và các quy định của pháp luật sẽ do Ngân hàng giám sát thực hiện.

- Cơ chế hoạt động đối với quỹ mở dạng công ty: cơ sở pháp lý thành lập quỹ vẫn theo Luật Chứng khoán, Thông tư số 212/2012/TT-BTC và Luật Doanh nghiệp. Sau khi được UBCKNN cấp phép thành lập, quỹ sẽ hoạt động dưới hình thức như một công ty cổ phần với cơ quan điều hành cao nhất là Hội đồng quản trị do NĐT bầu ra. NĐT là cổ đông của quỹ, được phép tham gia vào hoạt động quản lý quỹ thông qua việc bầu ra Hội đồng quản trị. CTQLQ là một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong Điều lệ quỹ và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác theo hợp đồng quản lý giữa CTQLQ và quỹ mở dạng công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam (Trang 76)