17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?
2.3.4 Đánh giá khả năng phát triển quỹ mở tại Việt Nam
2.3.4.1 Hệ thống pháp lý
Quốc hội thông qua Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/6/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán số 62/2010/QH12 ngày 24/11/2010 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động của TTCK nói chung và ngành quỹ nói riêng. Sau khi Luật Chứng khoán có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn quy định chi tiết hoạt động của CTQLQ và QĐT chứng khoán.
- Đối với CTQLQ nhằm củng cố tổ chức hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các CTQLQ trong bối cảnh hội nhập, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 212/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động CTQLQ thay thế cho Quyết định 35/2007/QĐ-BTC và Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 9/10/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 226/2010/TT-BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính. Hệ thống các văn bản trên
63
mở ra một hành lang pháp lý thông thoáng, chặt chẽ theo thông lệ quốc tế, đồng thời đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các CTQLQ, QĐT trong hoạt động kinh doanh.
- Đối với loại hình quỹ mở, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 183/2011/TT-BTC về hướng dẫn việc huy động vốn để thành lập, quản lý quỹ mở và Thông tư 198/2012/TT-BTC về chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ mở. Hai văn bản trên được xem là cơ sở pháp lý đầu tiên cho loại hình quỹ mới được chính thức thành lập tại Việt Nam, thu hút sự quan tâm của các thành viên thị trường. Khác với quỹ đóng, sau khi huy động vốn thành công, CCQ của quỹ mở sẽ không được niêm yết, các giao dịch mua/bán CCQ được thực hiện trực tiếp giữa NĐT với CTQLQ hoặc thông qua đại lý phân phối chỉ định và giá trị của CCQ dựa trên NAV tại thời điểm giao dịch. Thông tư cũng quy định rõ chức năng, nhiệm vụ trong việc quản lý, giám sát và phân phối CCQ của CTQLQ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối và các tổ chức cung cấp dịch vụ có liên quan. Thông tư cũng cho phép quỹ đóng được chuyển sang hình thức quỹ mở khi đáp ứng một số điều kiện về mức vốn tối thiểu, danh mục đầu tư, phương án chuyển đổi,…
Có thể nói sự ra đời của Thông tư 183/2011/TT-BTC đánh dấu bước phát triển của ngành quản lý quỹ và được đánh giá cao ở nhiều khía cạnh đặc biệt khi quỹ đóng đã ít nhiều mất đi sự hấp dẫn. Các quy định pháp lý cho phép quỹ đóng hiện nay được chuyển đổi sang quỹ mở. Đây được xem là một hướng đi hứa hẹn cho các quỹ sắp hết thời hạn hoạt động và trong bối cảnh mức chiết khấu của CCQ đang khá cao. Quỹ mở là cơ sở cho việc thành lập các loại hình quỹ khác nhau như quỹ đầu tư chỉ số ETF, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm,…và thu hút nguồn lực từ nước ngoài do tính linh hoạt hơn quỹ đóng khi bối cảnh kinh tế vĩ mô và TTCK thực sự thuận lợi. Quỹ mở ra đời giải phóng một phần tâm lý chờ đợi của thị trường về những giải pháp mới, những công cụ tích cực và thiết thực hỗ trợ sức cầu và thanh khoản cho thị trường, tạo ra các sản phẩm mới giúp NĐT có thêm sự lựa chọn nhằm giảm thiểu rủi ro và qua đó cũng nâng cao được hiệu quả đầu tư.
64
Tuy nhiên, việc triển khai áp dụng Thông tư trong thực tế gặp một số khó khăn đối với các CTQLQ bởi những quy định chưa được cụ thể hóa. Thứ nhất, quỹ đóng được phép chuyển đổi sang quỹ mở nhưng quy trình chuyển đổi, hủy niêm yết hoặc tạm ngừng giao dịch,…chưa được hướng dẫn chi tiết. Thứ hai, theo quy định danh mục đầu tư của các quỹ mở đối với các cổ phiếu chưa niêm yết không vượt quá 10% NAV và phải đạt yêu cầu có cam kết bằng văn bản sẽ niêm yết trong vòng 12 tháng. Với quy định này, muốn chuyển đổi thì quỹ đóng phải giảm tỷ lệ xuống giới hạn cho phép bằng cách bán ra các cổ phiếu trên thị trường OTC và việc thực hiện cũng phải mất một khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam đang thiếu hành lang pháp lý cho việc hủy niêm yết tự nguyện. Muốn chuyển đổi, các quỹ đóng phải rời sàn giao dịch và ngưng giao dịch khoảng thời gian trước khi các NĐT có thể mua bán CCQ trực tiếp. Thứ ba, do đặc thù hoạt động của quỹ mở phức tạp hơn nhiều so với quỹ đóng nhưng trong Thông tư chưa có những quy định cụ thể về năng lực hoạt động, cơ sở vật chất, công nghệ của các CTQLQ, ngân hàng giám sát và các tổ chức cung cấp dịch vụ.
2.3.4.2 Nền tảng vật chất – công nghệ - nhân lực
Với số lượng thành lập khá ấn tượng: 47 CTQLQ với đội ngủ nhân sự chuyên nghiệp khoảng 900 người; 26 QĐT chứng khoán; 105 CTCK; 39 NHTM với hệ thống chi nhánh, văn phòng giao dịch khắp cả nước; 14 ngân hàng với 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam; 6 Ngân hàng liên doanh tại Việt Nam,… là nền tảng của quỹ mở trong việc: gia tăng số lượng quỹ mở được thành lập trong tương lai; cung cấp các dịch vụ ngân hàng giám sát, lưu ký, dịch vụ đại lý chuyển nhượng thông qua các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam; tăng khả năng tiếp cận của NĐT đối với sản phẩm quỹ mở thông qua các hình thức cung cấp các dịch vụ đại lý phân phối CCQ, tư vấn đầu tư.
Các QĐT quy mô lớn thường có cổ đông là tập đoàn, ngân hàng, công ty bảo hiểm, CTCK lớn, cụ thể: QĐT trái phiếu VFF được quản lý bởi CTQLQ VinaWealth có cổ đông lớn nhất là tập đoàn VinaCapital Corporate Finance Limited; QĐT cổ phiếu VFA dưới sự quản lý của CTQLQ VFM với cổ
65
đông sáng lập là Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín và Dragon Capital Management Limited hay QĐT trái phiếu MBBF được quản lý bởi cổ đông sáng lập là Ngân hàng TMCP Quân đội và Công ty Cổ phần chứng khoán MB,… sẽ hỗ trợ vốn, kỹ thuật với đội ngủ nhân lực giàu kinh nghiệm quản lý quỹ đại chúng, ứng dụng công nghệ thông tin,…là nền tảng vững chắc cho sự hình thành quỹ mở trong tương lai.
Hiện tại, TTLKCK đã hoàn chỉnh quy trình và hệ thống triển khai dịch vụ đại lý chuyển nhượng cho quỹ mở với sự hỗ trợ kỹ thuật xây dựng cơ sở hạ tầng từ phía Ngân hàng Standard Chartered. Đây là điều kiện tiền đề để TTLKCK có thể chuyển giao hệ thống này cho các ngân hàng lưu ký triển khai các dịch vụ cho quỹ mở trong tương lai, giúp cho các CTQLQ có nhiều cơ hội lựa chọn các tổ chức cung cấp dịch vụ.
2.3.4.3 Khảo sát nhu cầu của nhà đầu tư về quỹ mở
Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của quỹ mở đó là việc chấp nhận và tham gia của NĐT và điều này lại vô cùng quan trọng đối với thị trường Việt Nam khi mà quỹ mở là một sản phẩm còn xa lạ với NĐT trong nước. Để khẳng định nghiên cứu thực nghiệm, bảng câu hỏi điều tra được thực hiện trên đối tượng là những NĐT đang tham gia giao dịch trên TTCK, các nhân viên đang làm việc trong lĩnh vực chứng khoán. Mục tiêu của bảng khảo sát là nhằm biết được kênh đầu tư được các NĐT ưa thích hiện nay, mức độ hiểu biết của các NĐT về quỹ mở cũng như nhu cầu tham gia đầu tư khi quỹ mở được thành lập, từ đó làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp để quỹ mở được hình thành và hoạt động một cách có hiệu quả (xem Phụ lục 05).
Phương pháp điều tra: thông tin được thu thập thông qua bảng câu hỏi điều tra với số lượng 100 phiếu, được phát ra trực tiếp cho các NĐT cá nhân đang tham gia giao dịch tại các CTCK, các nhân viên của CTCK.
Kết quả điều tra như sau (xem Phụ lục 06):
- Khi có nguồn vốn nhàn rỗi: 17% NĐT đầu tư vào vàng, 58% vào TTCK, 10% vào ngoại tệ và 15% vào bất động sản.
66
- Về mức độ giao dịch trên TTCK: Do thời gian gần đây, TTCK trầm lắng, NĐT tương đối ít giao dịch. 21% NĐT giao dịch rất thường xuyên, 32% thường xuyên, 47% không thường xuyên.
- Khi đầu tư vào TTCK có đến 82% NĐT chọn hình thức đầu tư vào cổ phiếu, 15% vào CCQ và 3% vào trái phiếu. Trong số 15 NĐT chọn hình thức đầu tư vào CCQ thì có đến 14 NĐT chọn hình thức đầu tư qua quỹ đóng (93%) và chỉ duy nhất 1 NĐT chọn đầu tư vào quỹ mở (7%).
- Mức độ hiểu biết của NĐT về quỹ đầu tư dạng đóng: có một số NĐT không trả lời câu hỏi số 6 và số 8. Đối với câu hỏi số 6: chỉ có 39% trả lời quỹ không mua lại CCQ đã phát hành, 31% chọn CCQ được niêm yết trên sàn, 30% quỹ có cơ cấu vốn ổn định. Đối với câu số 8: 38% chọn trả lời quỹ không mua lại CCQ, 23% chọn thị giá CCQ cách biệt lớn so với NAV, 20% chọn thanh khoản thấp và 19% chọn phí quản lý quỹ khá cao.
- Về mức độ hiểu biết của NĐT về quỹ đầu tư dạng mở: cũng có một số NĐT không trả lời câu hỏi này, chỉ có 27 người chọn câu trả lời CTQLQ mua lại CCQ đã phát hành, 25 người chọn CCQ được mua bán trực tiếp giữa NĐT và CTQLQ, 18 người trả lời quỹ có cơ cấu vốn linh hoạt.
- Sự quan tâm về Thông tư 183/TT-BTC: 82% NĐT trả lời là không biết Thông tư này, 18% có biết (trong đó 44% biết được qua thông báo của UBCKNN, 56% biết qua báo chí, website,…). Ngoài ra trong số 100 NĐT trả lời bảng câu hỏi thì có đến 58% chưa từng nghe, đọc hay tìm hiểu về quỹ mở; 30% đã từng nghe nhưng không có tìm hiểu; 10% đã từng nghe và có tìm hiểu và chỉ có 2% là tìm hiểu nhiều về quỹ mở.
- Về quyết định của NĐT khi quỹ mở được thành lập: đa số NĐT chưa có hiểu biết nhiều về quỹ mở nên chỉ có 31% NĐT muốn tham gia đầu tư thử vào quỹ mở, có đến 68% NĐT quyết định tiếp tục đầu tư theo kênh đầu tư hiện tại và chỉ duy nhất 1% thực sự mong muốn tham gia vào quỹ mở.
- Khi được hỏi về ưu điểm của quỹ mở: có một số NĐT không trả lời, trong số những người trả lời có 34% chọn ưu điểm thu hút thêm NĐT trong nước và
67
nước ngoài, 23% tiềm năng phát triển TTCK, 20% sức cầu về đầu tư chứng khoán cao, 15% Chính phủ khuyến khích đa dạng hóa sản phẩm đầu tư.
- Về khó khăn của quỹ mở khi thành lập: 32% NĐT chọn trả lời kiến thức của NĐT về quỹ mở còn hạn chế, 28% chính sách thuế chưa khuyến khích, 24% quy mô TTCK còn nhỏ, 21% hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, 16% cơ sở hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng.
- Điều kiện để quỹ mở hoạt động hiệu quả: 38% nâng cao kiến thức cho NĐT, 28% hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, 19% nâng cao vai trò quản lý, giám sát của cơ quan nhà nước, 15% TTCK phục hồi về giá trị giao dịch.
- Về giải pháp thu hút NĐT: 25% cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư và phát triển các CTQLQ, ngân hàng giám sát và đại lý phân phối; 24% nâng cao trình độ tổ chức, quản lý, giám sát, thanh toán và phân bổ đầu tư; 21% đa dạng hóa danh mục đầu tư, 5% ý kiến khác (ưu đãi về thuế, phổ biến kiến thức về quỹ mở).
- Về cách phổ biến kiến thức quỹ mở: 30% nên phổ biến trên báo và tạp chí chuyên ngành đầu tư chứng khoán; 37% các CTQLQ mở các lớp chuyên đề cho NĐT; 17% chuyên mục giới thiệu sản phẩm trên truyền hình; 12% phát brochure giới thiệu sản phẩm, 4% ý kiến khác (đưa vào giảng dạy trong các trường đại học chuyên ngành).
Tóm lại, theo khảo sát thì đa phần NĐT tham gia trên TTCK đều đầu tư vào cổ phiếu, rất ít quan tâm đến CCQ và nếu có thì chủ yếu thông qua QĐT dạng đóng. Điều này chứng tỏ CCQ không thật sự hấp dẫn với NĐT. Số lượng NĐT có hiểu biết về loại hình quỹ đóng, quỹ mở cũng rất hạn chế. Đa số NĐT không có hiểu biết nhiều về quỹ mở cũng như mức độ quan tâm không cao, ngoại trừ một số nhân viên của các CTCK thông qua kênh truyền hình, báo chí, website hoặc thông báo của UBCKNN. Do đó, mà hầu hết các NĐT vẫn tiếp tục theo đuổi kênh đầu tư hiện tại, hoặc tham gia đầu tư vào quỹ mở mang tính chất “thử cho biết”.
Bên cạnh những thuận lợi mang lại cho quỹ mở cơ hội phát triển: tiềm năng phát triển TTCK, Chính phủ khuyến khích đa dạng sản phẩm đầu tư,… thì
68
những khó khăn mà quỹ phải đối mặt cũng không nhỏ, đó là hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, kiến thức của NĐT về quỹ còn hạn chế,… Vì vậy, để quỹ mở hoạt động thật sự có hiệu quả thì ngoài việc nâng cao vai trò của nhà nước trong việc hoàn thiện các văn bản pháp lý, phát triển các CTQLQ, ngân hàng giám sát, đại lý phân phối thì việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cũng như nâng cao hiểu biết của NĐT thông qua các kênh truyền thông như báo, tạp chí chuyên ngành hay các lớp chuyên đề là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
2.4 Thuận lợi và thử thách cho sự phát triển của quỹ mở tại Việt Nam 2.4.1 Thuận lợi 2.4.1 Thuận lợi
Thứ nhất, với sự nỗ lực của Bộ Tài chính, UBCKNN trong việc xây dựng và ban hành hệ thống quy định pháp lý về phát triển TTCK nói chung và định hướng phát triển ngành quản lý quỹ nói riêng nhằm củng cố tổ chức hoạt động, nâng cao khả năng cạnh tranh của các CTQLQ, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của UBCKNN đối với hệ thống các CTQLQ và phát triển các sản phẩm quỹ đầu tư theo thông lệ quốc tế trong đó có loại hình quỹ mở. Đặc biệt là sự ra đời của Thông tư 183/2011/TT-BTC và Thông tư 198/2012/TT-BTC đã tạo hành lang pháp lý cho các CTQLQ thành lập và vận hành quỹ mở cũng như các quỹ đóng được phép chuyển sang hoạt động theo hình thức này.
Thứ hai, tuy kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn trì trệ các năm 2010- 2011, song sự phục hồi kinh tế được đang diễn ra trong năm nay và thời gian tới với mức tăng trưởng GDP dự báo từ 6% - 7,5%, lạm phát dưới 10%. Điều này, sẽ tạo ra nhu cầu vốn lớn để phục vụ nhu cầu mở rộng đầu tư, mở ra cơ hội đầu tư cho các dòng vốn qua thị trường chứng khoán, đặc biệt là nguồn vốn dài hạn. Trước tình hình diễn biến lãi suất giảm tại Việt Nam như hiện nay có thể kỳ vọng NĐT tư sẽ dần dần đa dạng hóa danh mục đầu tư và chuyển từ tiền gửi ngân hàng sang các công cụ đầu tư khác, và quỹ mở là một lựa chọn không kém phần hấp dẫn.
Thứ ba, tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam mở ra cơ hội phát triển cho quỹ mở: TTCK trong thời gian qua tiếp tục được duy trì phát triên ổn định và nhìn chung đã có những bước chuyển biến tích cực về nhiều mặt như chỉ số tăng ở mức
69
khác cao, thanh khoản được cải thiện, giao dịch được diễn ra ổn định và thông suốt sau khi triển khai kéo dài thời gian giao dịch, các hoạt động tái cấu trúc TTCK được triển