Đánh giá khả năng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam (Trang 58)

17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?

2.3 Đánh giá khả năng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam

động, bất cập trong việc thực hiện quy trình quản trị rủi ro, công tác nghiên cứu dự báo thị trường, thực hiện tác nghiệp giữa các bộ phận và khả năng huy động tạo lập quỹ của các CTQLQ chưa cao (Nguyễn Thu Thủy, 2011). Một số QĐT đã sắp tới hạn giải thể trong tương lai gần. Việc tiếp tục huy động tạo lập quỹ đang trở nên khó khăn và là thách thức rất lớn cho ngành quỹ Việt Na m trong thời gian tới. Bài học kinh nghiệm của Thái Lan cho thấy, để khuyến khích các CTQLQ phát triển, Thái Lan cho phép các CTQLQ trong nước liên doanh với nước ngoài để thành lập QĐT và CTQLQ nhằm tranh thủ vốn và kỹ năng của đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, cần phải có một giới hạn nhất định để tạo điều kiện cho các QĐT trong

nước phát triển mạnh, tránh sự thao túng thị trường từ bên ngoài. - Nâng cao vai trò của các cơ quan Chính phủ đối với hoạt động của

QĐT: cần có sự tham gia của các cơ quan Chính phủ trong việc giới thiệu và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ hiểu biết về QĐT cho các tổ chức tham gia thị trường. Xây dựng luật và các quy định pháp luật nhằm quy định, hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của các QĐT chứng khoán.

2.3 Đánh giá khả năng phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam Nam

2.3.1 Sự cần thiết của quỹ mở tại Việt Nam

Quỹ mở là một xu thế tất yếu khi mà TTCK Việt Nam phát triển đến một trình độ nhất định, không những khắc phục những hạn chế căn bản của ngành quỹ hiện nay mà còn là một bước đột phá trong việc tạo ra các sản phẩm đầu tư mới.

Thứ nhất, một trong những định hướng quan trọng trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 là đa dạng hóa sản phẩm chứng khoán và phát triển hệ thống NĐT tổ chức, đặc biệt là các loại hình QĐT. Việc phát triển

56

các NĐT có tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam. Vì thế sự ra đời của quỹ mở cũng nằm trong xu thế tất yếu của Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam.

Thứ hai, hiện nay hầu hết các QĐT chứng khoán của Việt Nam đều tồn tại dưới hình thức dạng đóng – một mô hình còn nhiều hạn chế về thanh khoản và tỷ lệ chiết khấu giữa thị giá và NAV. Chính vì thế mà bức tranh chung của ngành quỹ Việt Nam ảm đạm suốt nhiều năm gần đây. Việc quỹ mở ra đời sẽ khắc phục được những vấn đề trên của quỹ đóng, vừa bảo vệ lợi ích của NĐT vừa làm tăng sức hấp dẫn cho CCQ.

Thứ ba, với ưu điểm là cơ cấu nguồn vốn huy động linh hoạt nên quỹ mở tùy theo hoạt động thực tế mà tăng hay giảm quy mô vốn điều lệ. Nếu thị trường phục hồi, quỹ đóng muốn tăng vốn phải mất rất nhiều thời gian để hoàn thiện các thủ tục, dẫn đến bỏ lỡ các cơ hội tốt nhất. Ngược lại quỹ mở có thể thực hiện điều này trong thời gian nhanh nhất, tận dụng cơ hội tốt nhất.

Thứ tư, quỹ mở là sản phẩm mới còn rất xa lạ với NĐT trong nước, tuy nhiên nó đã trở nên quen thuộc đối với NĐTNN. Việc quỹ mở ra đời sẽ tạo ra sự quan tâm lớn của NĐTNN, thu hút ngày càng nhiều dòng vốn ngoại để phát triển TTCK.

Thứ năm, Đề án thí điểm triển khai mô hình bảo hiểm hưu trí tự nguyện được đã được ban hành. Điều này không chỉ tạo bước ngoặt trong nâng cao tính đa dạng và bền vững cho hệ thống an sinh xã hội mà còn mở ra cơ hội lớn cho ngành quản lý quỹ Việt Nam phát triển sôi động hơn trong tương lai gần. Theo đó, nguồn vốn từ chương trình bảo hiểm hưu trí tự nguyện sẽ được phân bổ đầu tư qua các quỹ mở chuyên đầu tư vào TPCP, thị trường tiền tệ, thị trường cổ phiếu.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)