17. Anh/chị vui lòng cho biết các quỹ mở cần làm gì để thu hút thêm nhà đầu tư?
3.3.2 Lộ trình triển khai thực hiện
Việc áp dụng cả hai hình thức quỹ mở dạng hợp đồng và dạng công ty là cần thiết để phát triển ngành quỹ Việt Nam trong tương lai. Tuy nhiên, việc thực hiện cả hai hình thức trên là không dễ dàng trong điều kiện hệ thống pháp luật về
86
ngành quỹ chưa hoàn thiện, quy mô thị trường còn nhỏ. Vì thế, cần có một lộ trình triển khai thực hiện phù hợp với từng giai đoạn pháp triển của thị trình, cụ thể:
Giai đoạn 1 (2013 - 2020)
Theo Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thị trường chứng Việt Nam giai đoạn 2011-2020, với mục tiêu: Phát triển thị trường chứng khoán ổn định, vững chắc, cấu trúc hoàn chỉnh với nhiều cấp độ, đồng bộ về các yếu tố cung - cầu; tăng quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các sản phẩm, công khai, minh bạch, bảo đảm các tiêu chuẩn và thông lệ quản trị công ty; chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế, từng bước tiếp cận với các chuẩn mực chung và thông lệ quốc tế hiện nay. Theo đó, từ nay đến năm 2020, TTCK đang trong giai đoạn hoàn thiện và từng bước phát triển cho nên trong giai đoạn hiện nay Việt Nam chỉ có thể hình thành quỹ mở dạng hợp đồng theo hướng dẫn tại Thông tư số 183/2011/TT-BTC.
Trong giai đoạn này, để quỹ mở dạng hợp đồng có thể đi vào hoạt động và vận hành hiệu quả, bên cạnh sự hoàn thiện đồng bộ của các cơ chế chính sách, các văn bản pháp luật thi hành thì quan trọng nhất là công tác tuyên truyền, giới thiệu về những nội dung liên quan đến quỹ mở đến đông đảo công chúng đầu tư và phổ biến, nâng cao nhận thức, hiểu biết của NĐT về TTCK nói chung và quỹ mở nói riêng. Các CTQLQ cần khẩn trương thiết lập quy trình phân phối CCQ, phân bổ lệnh giao dịch, phân bổ tài sản giao dịch CCQ; tổ chức đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao trình độ, kiến thức, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên phân phối CCQ,…Công tác này cần được thực hiện một cách liên tục và mạnh mẽ, đòi hỏi sự nỗ lực từ phía các CTQLQ, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành và sự nhiệt tình tham gia của đông đảo NĐT trong và ngoài nước.
Giai đoạn 2 (2020 - 2025)
Sau năm 2020, Đề án phát triển TTCK Việt Nam được hoàn thành, TTCK phát triển ổn định, vững chắc, công khai, minh bạch, hội nhập thị trường tài chính quốc tế,…Đây là điều kiện để áp dụng cả hai hình thức quỹ mở dạng hợp đồng và dạng công ty, góp phần tạo ra cơ chế hình thành và phát triển QĐT chứng
87
khoán một cách linh hoạt. Trong giai đoạn này, Bộ Tài chính cần ban hành Thông tư hướng dẫn thành lập quỹ mở dạng công ty và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Doanh nghiệp theo hướng quy định vốn điều lệ của một số loại hình công ty đặc biệt như công ty đầu tư chứng khoán dạng mở không phải tuân thủ quy định như các loại công ty cổ phần khác hoặc trong Luật Chứng khoán sửa đổi có thể quy định cụ thể về hình thức và cơ chế hoạt động của loại hình công ty này, hoạt động theo Luật Chứng khoán và chỉ tuân thủ các quy định của Luật Chứng khoán, vì vậy không cần phải tuân thủ quy định của Luật Doanh nghiệp về việc tăng, giảm vốn điều lệ.
Kết luận Chương 3
Đề quỹ mở được hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả đòi hỏi những nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan quản lý, các CTQLQ thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên và sự nhiệt tình tham gia của đông đảo NĐT trong và ngoài nước. Trong đó, vai trò của Bộ Tài chính, UBCKNN cần được phát huy cao độ trong việc hoàn thiện cơ sở hành lang pháp lý, hỗ trợ và phối hợp với các CTQLQ thực hiện đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp quản lý quỹ cho các nhà tạo lập quỹ, đội ngũ nhân viên phân phối CCQ, nâng cao nhận thức cho NĐT. Trong giới hạn của đề tài, phần giải pháp chỉ tập trung vào việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý tạo điều kiện cho quỹ mở hoạt động, đào tạo kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho các thành phần tham gia vào hoạt động phân phối CCQ và quan trọng nhất là công tác truyền thông, giới thiệu quỹ mở đến đông đảo các thành viên tham gia thị trường, đặc biệt là làm sao để NĐT biết, hiểu và tích cực tham gia vào quỹ mở.
88
KẾT LUẬN
Phát triển đất nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, Nhà nước và các doanh nghiệp hơn bao giờ hết phải thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước thông qua các QĐT, đặc biệt là tạo cơ hội thúc đẩy sự hình thành và phát triển quỹ mở tại Việt Nam. Quỹ mở đáp ứng nhu cầu huy động vốn nhanh và bền vững để phát triển nền kinh tế và đáp ứng nhu cầu của các NĐT chuyên nghiệp lẫn không chuyên, phát huy khả năng, có thêm công cụ đầu tư được đa dạng hóa, tối thiểu rủi ro, mức sinh lợi hợp lý. Để quỹ mở thực sự là hướng đi mới, là động lực cho ngành quản lý quỹ đòi hỏi nỗ lực các bên tham gia thị trường, trong đó quan trọng nhất ý thức và động thái của các cơ quan lập pháp, các nhà tạo lập thị trường và bản thân các công ty quản lý quỹ. Hy vọng trong thời gian tới, khuôn khổ pháp lý sẽ ngày càng hoàn thiện, nhiều chính sách ưu đãi về thuế thu nhập để thu hút sự tham gia đông đảo của nhà đầu tư tổ chức và cá nhân sẽ được ban hành khuyến khích sự phát triển TTCK nói chung và quỹ mở nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bản cáo bạch, Điều lệ quỹ và Báo cáo thường niên của một số quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam.
2. Bộ Tài chính (2011), Thông tư 183/2011/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở.
3. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 121/2012/TT-BTC quy định về quản trị công ty áp dụng cho các công ty đại chúng.
4. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 165/2012/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 226/2010/TT -BTC quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
5. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 198/2012/TT-BTC chế độ kế toán áp dụng đối với quỹ mở.
6. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 212/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty quản lý quỹ.
7. Bộ Tài chính (2012), Thông tư 213/2012/TT-BTC hướng dẫn hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam..
8. Bùi Kim Yến (2010), “Thị trường taì chính thị trường chứng khoán”, Nhà xuất bản Thống kê.
9. Đào Lê Minh (2009), “Những vấn đề cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán”, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
10. Lương Thị Mỹ Quyên (2009), “Giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
11. Mai Phụng Chiêu (2011), “Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế TP.HCM.
12. Nguyễn Thu Thủy (2012), “Kinh nghiệm phát triển quỹ đầu tư chứng khoán ở một số nước và bài học đối với Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng số 5 (tháng 3/2012), tr 36 - 43.
13. Quốc Hội (2010), Luật số 62/2010/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán.
14. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 1826/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và doanh nghiệp bảo hiểm”.
15. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định 252/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
16. Trần Thị Thùy Linh (2008), “Phát triển Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.
17. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2013), “Chuyên đề: 13 năm thị trường chứng khoán Việt Nam”, Chứng khoán Việt Nam số 177 (tháng 7/2013), tr 4-17.
18. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2013), “Chuyên đề: Tái cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam”, Chứng khoán Việt Nam số 178 (tháng 8/2013), tr 3-7.
19. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (2013), “Thực trạng và định hướng phát triển ngành quản lý quỹ Việt Nam”, Chứng khoán Việt Nam số 175 (tháng 5/2013), tr 3-8. 20. Các trang web www.ssc.com.vn www.hsx.vn www.fpts.com.vn www.saga.com www.sgx.com www.businessweek.com www.vneconomy.com www.prudentialfund.com.vn www.vinafund.com www.americanfunds.com www.imf.org
PHỤ LỤC 01
Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2007 - 2012
2007 2008 2009 2010 2011 2012 HOSE
Khối lượng giao dịch bình
quân/ngày (triệu cổ phiếu) 8,1 12,7 45,5 47 33,7 56,1
Giá trị giao dịch bình quân/ngày
(tỷ VND) 2.907,0 514,3 1.703,5 1.513,9 650,0 877,9 HNX
Khối lượng giao dịch bình
quân/ngày (triệu cổ phiếu) 2,4 6,1 22,2 34,6 32,0 48,2 Giá trị giao dịch bình quân/ngày
(tỷ VND) 252,4 223,8 896,7 955,4 385,9 438,4 VN - Index 927,0 313,6 494,8 484,7 351,6 399,7 HNX - Index 323,6 105,1 168,2 114,2 58,7 55,0 Số lượng Doanh nghiệp niêm yết
trên HOSE 123,0 155,0 203,0 279,0 309,0 314,0
Số lượng Doanh nghiệp niêm yết
trên HNX 128,0 184,0 259,0 356,0 385,0 398,0 Vốn hóa HOSE (nghìn tỷ VND) 364,4 169,3 494,1 591,3 457,8 655,8 Vốn hóa HNX (nghìn tỷ VND) 129,0 50,4 125,5 143,6 88,0 85,9
PHỤ LỤC 02
CÁC CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ TẠI VIỆT NAM
STT Tên công ty Vốn điều lệ (tỷ đồng)
1 Công ty Cổ phần QLQ Bông Sen 25 2 Công ty Cổ phần QLQ AIC 25 3 Công ty Cổ phần QLQ Dầu khí Toàn Cầu 30 4 Công ty Cổ phần QLQ Hùng Việt 25 5 Công ty Cổ phần QLQ Hợp Lực Việt Nam 40 6 Công ty Cổ phần QLQ Hữu Nghị 25 7 Công ty Cổ phần QLQ Lộc Việt 25 8 Công ty Cổ phần QLQ Phú Hưng 28 9 Công ty Cổ phần QLQ Quốc Tế 25 10 Công ty Cổ phần QLQ Sabeco 25 11 Công ty Cổ phần QLQ Sài Gòn 44 12 Công ty Cổ phần QLQ Thăng Long 30 13 Công ty Cổ phần QLQ Tín Phát 26 14 Công ty Cổ phần QLQ VAM Việt Nam 46 15 Công ty Cổ phần QLQ VinaWealth 39 16 Công ty Cổ phần QLQ Việt Cát 25 17 Công ty Cổ phần QLQ Việt Tín 30 18 Công ty Cổ phần QLQ An Phát 25 19 Công ty Cổ phần QLQ Đối tác Toàn cầu 50 20 Công ty Cổ phần QLQ Kỹ Thương 40 21 Công ty Cổ phần QLQ Manulife Việt Nam 53 22 Công ty Cổ phần QLQ SSI 30 23 Công ty Cổ phần QLQ Bảo Việt 50 24 Công ty Cổ phần QLQ Eastspring Investments 25
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước
25 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư An Phát 25 26 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư FPT 110 27 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư MB 100 28 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư SGI 50 29 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Sài Gòn - Hà Nội 60 30 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Thành Việt 88 31 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Tài chính Dầu khí 100 32 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Việt Nam 209 33 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Sao Vàng 50 34 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán An Bình 30 35 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán An Phúc 25 36 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán Bản Việt 150 37 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán Đông Á 30 38 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán HAPACO 35
39
Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán Liên Minh
Việt Nam 50
40 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán Phương Đông 25 41 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán Thái Dương 25 42 Công ty Cổ phần QLQ Đầu tư Chứng khoán Việt Long 40
43
Công ty Liên Doanh QLQ Đầu tư BIDV - VIETNAM
PARTNERS 32
44 Công ty Liên Doanh QLQ Đầu tư Chứng khoán Vietcombank 55
45
Công ty TNHH MTV QLQ Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam 950
46 Công ty TNHH MTV QLQ ACB 50 47 Công ty TNHH MTV QLQ Đầu tư chứng khoán I.P.A. 50
PHỤ LỤC 03
CÁC QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM
STT Tên Quỹ Tên viết tắt Loại hình Vốn điều lệ (tỷ đồng) 1
Quỹ Đầu tư chứng khoán Việt
Nam VF1 Quỹ đóng 1,000
2 Quỹ Đầu tư tăng trưởng Manulife MAFPF1 Quỹ đóng 214
3
Quỹ Đầu tư Doanh nghiệp hàng
đầu Việt Nam VF4 Quỹ đóng
806
4 Quỹ Đầu tư tăng trưởng ACB ASIAGF Quỹ đóng 240
5 Quỹ Cân bằng Prudential PRUBF1 Quỹ đóng 500
6
Quỹ Đầu tư trái phiếu Bảo Thịnh
Vinawealth VFF Quỹ mở 54
7
Quỹ Đầu tư trái phiếu MB Capital
Việt Nam MBBF Quỹ mở 54
8 Quỹ Đầu tư trái phiếu Việt Nam
VFMVFB Quỹ mở 99
9 Quỹ Đầu tư năng động Việt Nam VFMVFA Quỹ mở 240
10 Quỹ Đầu tư Việt Nam VIF Quỹ thành viên
1,349
11 Quỹ Đầu tư tăng trưởng Việt Nam VF2 Quỹ thành viên
963
12 Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Việt VCF Quỹ thành viên
792
13
Quỹ Đầu tư chứng khoán Sài Gòn
A1 SFA1 Quỹ thành viên 33 14
Quỹ Đầu tư chứng khoán Sài Gòn
A2 SFA2 Quỹ thành viên 500 15
Quỹ Đầu tư chứng khoán
Vietcombank 1 VPF1 Quỹ thành viên 150 16
Quỹ Đầu tư chứng khoán
Vietcombank 2 VPF2 Quỹ thành viên 1,010 17
Quỹ Đầu tư chứng khoán
Vietcombank 3 VPF3
Quỹ thành viên
445
18 Quỹ Đầu tư chứng khoán Hà Nội HNF Quỹ thành viên
200
19 Quỹ Thành viên Con hổ Việt Nam VTF Quỹ thành viên
500
20 Quỹ Đầu tư chứng khoán Bảo Việt BVF1 Quỹ thành viên
1,000
21 Quỹ Đầu tư tăng trưởng Việt Long VLF Quỹ thành viên
300
22 Quỹ Thành viên Y tế Bản Việt VCHF Quỹ thành viên
500
23 Quỹ Thành viên Sabeco1 SBF1 Quỹ thành viên
350
24 Quỹ Thành viên Việt Nhật FPT Việt Nhật Quỹ thành viên
1,123
25 Quỹ Đầu tư thành viên SSI SSIIMF Quỹ thành viên
360
26 Quỹ Đầu tư cổ phần MB Capital 1 MBEF1 Quỹ thành viên
200
PHỤ LỤC 04
QUY MÔ VÀ GIÁ TRỊ GIAO DỊCH CỦA CÁC QUỸ NIÊM YẾT GIAI ĐOẠN 2005 - 2012 Stt Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
1 Số loại CCQ niêm yết 1 2 3 4 4 5 5 6 2 Số lượng CCQ niêm yết
(nghìn CCQ) 30.000 30.000 171.409 252.055 252.055 276.099 276.099 300.107
3 Giá trị CCQ niêm yết
(tỷ đồng) 300 300 1.714 2.525 2.525 2.761 2.761 3.001 4 Tổng số lượng CCQ giao dịch (nghìn CCQ) 26.114 104.744 194.257 161.624 655.146 177.365 61.325 76.183 5 Tổng giá trị CCQ giao dịch (tỷ đồng) 256 2.702 5.299 1.594 7.207 1.789 425 494 6 Tổng giá trị giao dịch CK toàn thị trường (tỷ đồng) 27.224 98.332 385.323 397.505 721.143 712.235 1.454 3.558 7 Tỷ trọng giá trị giao dịch CCQ/Tổng giá trị giao dịch CK toàn thị trường 1% 3% 1% 0% 1% 0% 29% 14% Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ hsx.vn
PHỤ LỤC 05
BẢNG CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Xin chào anh/chị! Chúng tôi đang nghiên cứu một số quan điểm về giải pháp thành lập quỹ đầu tư chứng khoán dạng mở tại Việt Nam. Rất mong các anh/chị dành chút thời gian để trả lời bảng câu hỏi điều tra. Anh/chị có thể lựa chọn nhiều câu trả lời cho một câu hỏi. Mọi ý kiến của anh/chị đều có giá trị cho chúng tôi. Rất mong nhận được ý kiến của anh/chị.
I. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI
1. Họ tên – Tên cơ quan 2. Địa chỉ 3. Nghề nghiệp 4. Chức danh 5. Thâm niên 6. Kinh nghiệm bản thân 7. Điện thoại 8. Địa chỉ email 9. Giới tính - Nam - Nữ 10. Độ tuổi 11. Trình độ học vấn 12. Ký tên - 22 – 30 - Lớp 12