Doanh số cho vay trung bình của một giao dịch với doanh nghiệp bao giờ
cũng lớn hơn doanh số cho vay trung bình của một giao dịch với cá nhân, hộ gia đình, đăc biệt đối với khách hàng là CBCNV. Điều này đúng về cả lý luận và thực tiễn do tính chất, quy mô và nhu cầu vay vốn của khách hàng doanh nghiệp
lớn hơn so với khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Cho nên, nhiều cán bộ ngân
hàng cho rằng lợi nhuận thu được từ các doanh nghiệp phải lớn hơn lợi nhuận từ
hoạt động cho vay tiêu dùng. Do đó, cán bộ ngân hàng có tâm lý e ngại cho vay tiêu dùng hơn cho vay bán buôn. Bởi vì, khi cho vay tiêu dùng, khối lượng giao
dịch và số lượng khách hàng giao dịch cho vay tiêu dùng nhiều hơn và đông hơn
so với cho vay bán buôn. Vì vậy, cán bộ ngân hàng đòi hỏi phải linh hoạt và chủ động hơn, dành nhiều thời gian hơn trong quá trình xem xét, thẩm định, theo dõi và thu hồi nợ. Song thị trường cho vay tiêu dùng tiềm năng, tiêu chí sinh lời và mức độ rủi ro trung bình thấp hơn so với cho vay bán buôn vì dịch vụ cho vay tiêu dùng có độ phân tán rủi ro cao.
Ngoài năng lực của nhân viên thì khả năng ứng xử một cách tế nhị, lịch sự văn minh, ân cần… là một trong những yếu tố quan trọng trong giao tiếp, đàm phán… và tạo cho khách hàng có sự thỏa mãn và niềm tin. Do đó, nhân viên
ngân hàng phải xem ngân hàng như ngôi nhà thứ hai của mình vì chỉ có như thế
họ mới phục vụ khách hàng hết mình với mục tiêu “khách hàng là thượng đế”.
Chính vì lẻ đó, cần thường xuyên đào tạo nghiệp vụ, huấn luyện nhân viên một cách chuyên nghiệp để tạo cho họ về đạo đức trong nghề và có khả năng xử
lí những vấn đề phát sinh, khó khăn… khi món vay xảy ra những tình huống xấu, đáp ứng những vướng mắc của khách hàng. Ngoài việc họ có thể làm việc độc
lập, chịu áp lực cao trong công việc, tăng cường đào tạo huấn luyện còn tăng cường khả năng tư vấn, và đàm phán với khách hàng thật sự cần thiết đối với