Quy hoạch khu trung tâm và hệ thống dịch vụ công cộng đô thị

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 65)

Khu trung tâm đô thị là khái niệm để chỉ khu đất có vị trí nằm ở trung tâm của đô thị, nơi kế thừa các di tích lịch sử hình thành đô thị, nơi có mật độ xây dựng tập trung cao về nhà ở có trang thiết bị hiện đại, các công trình công cộng về hành chính, văn hóa, thương mại, dịch vụ công cộng,...Khu trung tâm luôn có không khí tấp nập, nhộn nhịp do tập trung nhiều chức năng đối với sự phát triển của đô thị.

Hệ thống dịch vụ công cộng là khái niệm dùng để chỉ khu đất trung tâm của đô thị dành cho việc xây dựng các công trình phục vụ công cộng về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, thương mại và đặc biệt là hành chính, nơi tập trung các cơ quan đầu não của đô thị, quốc gia hay quốc tế.

2.2.2.5.1. Các bộ phận chức năng trong khu trung tâm đô thị

Trong đô thị hiện nay, khu trung tâm đô thị thường có các bộ phận chức năng như sau: - Các công trình hành chính, chính trị: như các cơ quan hành chính địa phương và cấp cao; các cơ quan an ninh và pháp chế; các cơ quan chính trị, đảng phái và tổ chức quần chúng, xã hội...

- Các công trình giáo dục, đào tạo: các trường học phổ thông, đại học, cao đẳng, trung cấp, nhà mầm non, các trường dạy nghề, các trường chính trị,...

- Các công trình văn hóa: nhà hát lớn, nhà văn hóa, thư viện các loại, các rạp chiếu phim, các nhà biểu diễn nghệ thuật,...

- Các công trình thương nghiệp: các cửa hàng bách hóa, chuyên kinh doanh, các cửa hàng lương thực, thực phẩm,...

- Các công trình y tế, bảo vệ sức khỏe: bệnh viện, phòng khám bệnh, bệnh xá, trạm xá, quầy thuốc,...

- Các công trình thể thao: các loại nhà thi đấu, sân vận động, bể bơi, các trung tâm luyện tập thể dục, thể thao,...

- Các công trình nghỉ ngơi, du lịch: các trung tâm du lịch, các khách sạn, các bãi tắm, danh lam thắng cảnh,...

- Các công trình dịch vụ: tắm hơi, cắt tóc, sửa chữa đồ dùng gia đình, các trung tâm dịch vụ tổng hợp,...

- Các công trình thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, truyền hình, viễn thông, các quầy báo,...

- Các công trình tài chính, tín dụng: các ngân hàng, kho bạc, các quỹ tiết kiệm, trung tâm xổ số, bảo hiểm các loại,...

2.2.2.5.2. Những chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch xây dựng khu trung tâm đô thị

* Tỷ lệ chiếm đất của các công trình trong khu trung tâm thể hiện tại bảng 2.5:

Bảng 2.4. Tỷ lệ chiếm đất của các công trình trong khu trung tâm

TT Loại công trình Tỷ lệ chiếm đất (%)

1 Thương nghiệp 19

2 Văn hóa 7

3 Giải trí, ăn uống 5

4 Dịch vụ 4

5 Hành chính, chính trị 8

6 Nhà ở 30

7 Các công trình khác 27

Tổng cộng 100

* Quy mô diện tích đất đai của khu trung tâm như sau:

- Diện tích đất cho trung tâm có tỉ lệ từ 2 – 5% trong tổng số đất xây dựng của đô thị. - Tiêu chuẩn đất khu trung tâm có thể được xác định theo quy mô dân số đô thị thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.5. Tiêu chuẩn đất khu trung tâm xác định theo quy mô dân số đô thị

TT Quy mô dân số đô thị

(Người)

Tiêu chuẩn diện tích đất so với khu trung tâm (m2/người) 1 Dưới 25.000 5 2 25.000 ÷ 50.000 4 3 50.000 ÷ 150.000 3 4 Trên 150.000 2

2.2.2.5.3. Tổ chức không gian khu trung tâm

* Các nguyên tắc bố trí khu trung tâm: - Chọn vị trí xây dựng:

Xác định vị trí khu trung tâm trong quy hoạch đô thị có ý nghĩa rất quan trọng không những đối với việc tổ chức phục vụ sinh hoạt công cộng của nhân dân mà còn đối với sự phát triển lâu dài của đô thị. Vị trí của trung tâm đô thị cần phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

+ Đảm bảo điều kiện giao thông thuận tiện

Vị trí của trung tâm cần đặt gần nơi tập trung của các tuyến giao thông chính (đường ô tô, đường sắt, đường hàng không...) của đô thị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi đến sinh hoạt ở trung tâm. Mặt khác, nó còn thuận tiện cho quan hệ với các khu chức năng khác và hệ thống giao thông đối ngoại của đô thị như: nhà ga, bến xe, cảng, sân bay...

+ Phù hợp điều kiện địa hình, phong cảnh

Vị trí trung tâm cần chọn nơi có địa hình tốt, đảm bảo yêu cầu thoát nước và độ dốc không lớn quá để dễ dàng tổ chức giao thông, xây dựng các công trình và giảm bớt khối lượng san lấp. Ngoài ra, phong cảnh nơi chọn làm khu trung tâm phải đẹp nhằm khai thác yếu tố thiên nhiên trong bố cục, tăng thêm vẻ đẹp cho trung tâm và tạo nên những nét đặc trưng của đô thị.

+ Có khả năng phát triển mở rộng

Vị trí khu trung tâm phải đảm bảo cho khu trung tâm nói riêng và cả đô thị nói chung có khả năng phát triển, mở rộng mà vẫn đảm bảo thuận tiện cho người sử dụng khi đô thị đã phát triển, mở rộng. Đồng thời vị trí của khu trung tâm phải thống nhất với cơ cấu mới của đô thị.

- Bố trí các khu chức năng:

Việc bố trí các khu chức năng trong khu trung tâm đô thị được thực hiện dựa trên việc đảm bảo một số nguyên tắc sau:

+ Khu hành chính, chính trị:

Khu chức năng này nên được chọn ở vị trí trung tâm, có ý nghĩa về mặt lịch sử, chính trị. Các cơ quan có ý nghĩa lớn về chính trị là những công trình trọng điểm nên cần đặt ở vị trí chủ đạo, trang nghiêm, trước quảng trường chính của trung tâm...

+ Khu văn hóa:

Khu chức năng này nên được chọn ở vị trí thuận tiện giao thông, có khả năng khai thác giá trị của địa hình, cảnh quan tự nhiên. Khi chọn vị trí các công trình cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể để bố trí vị trí sao cho hợp lý. Ví dụ: Thư viện cần bố trí ở vị trí yên tĩnh, gần cây xanh. Nhà văn hóa, nhà hát lớn, rạp chiếu phim...cần bố trí ở vị trí trung tâm, gần nơi tập trung đông người, có hệ thống giao thông tốt để giải phóng người khi tan hội...

+ Khu thương nghiệp, dịch vụ:

Vị trí khu chức năng này nên được chọn ở vị trí luồng người qua lại lớn và thuận tiện về giao thông, cần có liên hệ tốt với đường ô tô để vận chuyển hàng hóa. Có thể bố trí thành một khu vực riêng kết hợp với các công trình khác tạo thành các trục đi bộ.

+ Khu thể dục thể thao:

Khu chức năng này cần bố trí ở các khu vực thuận tiện về giao thông để tập kết người đến xem và thi đấu cũng như khi ra về, gần khu cây xanh, nơi có điều kiện địa hình, phong cảnh đẹp và ở bên ngoài trung tâm đô thị...

+ Giao thông:

Giao thông trong trung tâm đô thị là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đối với bố cục không gian trung tâm đô thị. Trong trung tâm đô thị không nên cho ô tô lớn chạy qua, đặc biệt là ô tô vận tải hàng hóa.

Giao thông cơ giới phục vụ trung tâm không được cản trở đường đi bộ trong những giờ cao điểm.

Trung tâm đô thị cần phải tiếp cận với những phương tiện giao thông công cộng như xe điện, ô tô buýt,...

Các bến đỗ xe nên bố trí hợp lý và gần nơi tập trung hành khách như các cửa hàng thương nghiệp lớn, các công trình hành chính, văn hóa tiêu biểu....

Hình 2.31. Một góc khu trung tâm TP Hồ Chí Minh

Hình 2.33 . Trung tâm Hội nghị Quốc gia - Mỹ Đình - Hà Nội

Hình 2.34. Bản đồ quy hoạch chi tiết Khu liên hợp thể thao Quốc gia - Mỹ Đình Hà Nội

Chương 3

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN 3.1. Khái niệm và phân loại khu dân cư nông thôn

3.1.1. Khái niệm

Khu dân cư nông thôn là một bộ phận cấu thành nông thôn, được khái niệm hóa như sau:

“Khu dân cư nông thôn là địa bàn dân cư tập trung như các làng, bản, thôn, xóm nằm ở địa bàn nông thôn thuộc phạm vi quản lý của xã”.

Trong khu dân cư nông thôn có các loại đất sau: đất ở tại nông thôn, đất để xây dựng các công trình hành chính, sự nghiệp, công trình sản xuất, công trình công cộng, công trình kỹ thuật (giao thông, điện, nước, vệ sinh...).

Trong xã hội nông thôn từ xưa đến nay, xã là đơn vị hành chính có quyền lực về mọi mặt nhưng làng vẫn là cốt lõi tinh thần và vật chất của xã. Làng cổ truyền không phải là một đơn vị dân cư có tính chất hành chính mà là một đơn vị có tính chất cộng đồng cao, nơi đó có lãnh thổ riêng, có cơ cấu phát triển kinh tế riêng, có phong tục, lệ làng riêng, có tính cộng đồng về tín ngưỡng (cùng thờ cúng thành hoàng riêng của làng).

Mối quan hệ giữa các làng với nhau, giữa làng với nơi sản xuất,...được thực hiện thông qua hệ thống giao thông như: đường làng, đường liên xã. Ranh giới phạm vi làng thường là bằng lũy tre.

Trung tâm của làng bao gồm các công trình văn hóa, tín ngưỡng như: đình, chùa, miếu mạo, trường học,...;các công trình phục vụ như: chợ, quán...; các công trình sinh hoạt nghỉ ngơi tạo nên môi trường cảnh quan thẩm mỹ chung như: ao làng, giếng làng, cây đa đầu làng.

3.1.2. Phân loại khu dân cư nông thôn

Hiện nay, phân loại khu dân cư nông thôn thường dựa vào hai loại căn cứ sau:

* Căn cứ vào ý nghĩa, vai trò và quy mô: khu dân cư nông thôn hiện nay được chia

làm 3 loại chính:

- Loại 1: Là các khu dân cư chính, tồn tại lâu dài và phát triển gần những làng bản

được quy hoạch xây dựng mới hoặc cải tạo để trở thành khu dân cư chính của hệ thống dân cư chung trên địa bàn lãnh thổ toàn huyện, được ưu tiên quy hoạch và xây dựng đồng bộ. Các khu dân cư này có các trung tâm sản xuất và phục vụ công cộng chung của xã.

- Loại 2: Là các khu dân cư phụ thuộc, phát triển có giới hạn. Các khu dân cư này có mối

quan hệ hoạt động sản xuất và sinh hoạt gắn chặt với các khu dân cư chính.

- Loại 3: Là những xóm, trại, ấp nhỏ không có triển vọng phát triển, không thuận lợi

cho tổ chức sản xuất và đời sống, trong tương lai gần cần có biện pháp và kế hoạch di chuyển theo quy hoạch.

* Căn cứ vào tính chất, mức độ phát triển kinh tế - xã hội, khu dân cư nông thôn được phân thành 2 loại chính:

Loại 1: Khu dân cư nông thôn kiểu đô thị

Đây là khu dân cư tập trung cao, đã và đang xây dựng mang tính chất đô thị, có tỷ lệ hộ phi nông nghiệp và bán phi nông nghiệp lớn hơn 50%, là trung tâm tổng hợp kinh tế, xã hội hay trung tâm chuyên ngành có vai trò thúc đẩy sự phát triển chung của xã; có quy mô dân số ≥1000 dân đối với khu vực trung du, miền núi và ≥ 2000 dân đối với đồng bằng, ven biển. Các khu dân cư nông thôn kiểu đô thị bao gồm trung tâm cụm xã và các thị tứ ở nông thôn.

Loại 2: Khu dân cư nông thôn thuần túy

Đây là các khu dân cư nông thôn tập trung chủ yếu các hộ chuyên sản xuất nông nghiệp, có tỷ lệ hộ phi nông nghiệp và bán phi nông nghiệp dưới 50%.

3.2. Đặc điểm kiến trúc và xu thế phát triển của khu dân cư nông thôn

3.2.1. Đặc điểm kiến trúc của các khu dân cư nông thôn hiện nay

Các khu dân cư nông thôn hiện nay có các đặc điểm kiến trúc truyền thống như sau: - Kiến trúc làng bao gồm nhiều nhà ở của dân làng được bố trí quần tụ, bám theo đường làng và các công trình công cộng, phục vụ sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của mỗi làng như đình, chùa, miếu mạo...

- Kiến trúc trong làng đại đa số là kiến trúc truyền thống do dân tự xây, ít có sự chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng, do đó kiến trúc mang tính tự do, tùy tiện và phụ thuộc vào từng vùng.

- Kiến trúc làng là kiến trúc của nhà thấp tầng kết hợp với vườn cây xanh tạo thành một quần thể dân cư tương đối hoàn chỉnh trong môi trường sinh thái.

- Ranh giới giữa các làng thường không cắt qua khu dân cư mà chỉ cắt qua các khu vực đất canh tác, qua các trục đường giao thông hoặc sông hồ, kênh rạch...Vì thế thuận lợi cho quy hoạch khu dân cư nông thôn.

3.2.2. Xu thế phát triển của khu dân cư nông thôn

Ngày nay, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, dân số tăng nhanh gây nhiều áp lực về đất đai và việc làm. Thực hiện quá trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng cho nhu cầu phát triển, quy mô và hình thái các khu dân cư nông thôn có các xu thế phát triển như sau:

* Sự biến đổi về cư trú của hộ dân

Xu hướng phát triển của các nông hộ là tách thành các hộ độc lập. Việc xuất hiện các ngành nghề mới ngoài nông nghiệp dẫn đến hình thành các hộ chuyên nông nghiệp, bán nông nghiệp và phi nông nghiệp. Hiện tượng chuyển biến dân cư này có thể diễn ra theo các dạng sau:

- Diễn ra tại địa phương, kết hợp với các hộ thuộc diện giãn dân chuyển đến hình thành nên các điểm dân cư phù hợp với môi trường sản xuất kinh doanh mới.

- Diễn ra tại vị trí hoàn toàn mới, nơi có điều kiện thuận lợi cho môi trường sản xuất kinh doanh và dịch vụ, phù hợp với các yêu cầu sinh hoạt của dân cư, tạo thành các khu trung tâm, thị tứ,...

Trên thực tế, có một số khu dân cư nông thôn có đất hẹp, người đông cần có kế hoạch dãn dân đi các vùng kinh tế mới trong tỉnh hay ngoài tỉnh để hình thành nên các khu dân cư mới.

Bên cạnh đó, các khu dân cư ven sông, bãi bồi có hiện tượng không ổn định về địa chất, thủy văn, các hộ cư trú rải rác ở chân núi, sườn đồi,...có khó khăn về các điều kiện sống trong tương lai sẽ phải di chuyển đến các vùng ổn định và có nhiều điều kiện sống tốt hơn thông qua thực hiện việc dồn ghép dân.

* Sự biến đổi các trung tâm của khu dân cư

Xã hội ngày càng phát triển, trong các khu trung tâm công cộng ở nông thôn có sự biến đổi lớn như sau:

- Hệ thống các công trình văn hóa, tính ngưỡng trong các điểm dân cư đang có xu thế được trùng tu, tôn tạo, kế thừa và phát triển đã khẳng định tính chất truyền thống của nó trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn.

- Một số công trình sản xuất cũ như nhà kho, sân phơi, chuồng trại chăn nuôi, cửa hàng mua bán,...của HTX trước đây không còn phù hợp đã được chuyển hóa dần thành các công trình mới như: nhà văn hóa của khu dân cư, nhà mẫu giáo,...phù hợp hơn với tình hình đổi mới kinh tế ở địa phương.

3.3. Cơ cấu tổ chức của khu dân cư nông thôn

3.3.1. Cơ cấu dân số - lao động

Trong mỗi khu dân cư nông thôn, cơ cấu dân số - lao động gồm 4 thành phần:

3.3.1.1. Lao động nông nghiệp

Đây là thành phần lao động cơ bản trong khu dân cư nông thôn. Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lao động của khu dân cư nông thôn và là nhân tố chủ yếu thể hiện đặc trưng hoạt động sản xuất của khu dân cư nông thôn. Hiện nay thành

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)