Khái quát quá trình đô thị hóa ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 28)

1.5.4.1. Đô thị hóa dưới thời phong kiến

Năm 679 thời nhà Đường xâm lược lại nước ta, từ trung tâm Tống Bình (Hà Nội ngày nay) dần dần mở các tuyến đường lên Tây Bắc thông với Vân Nam, Thượng Lào, Miến Điện và xuống Ái Châu, Hoan Châu (Thanh Nghệ Tĩnh) đến Nam Chămpa, Tống Bình trở thành trung tâm kiểm soát mọi tuyến đường bộ và đường sông nội địa.

Khi nước Đại Việt ta giành lại quyền tự chủ, trung tâm kinh đô chính trị được dịch chuyển nhiều nơi từ Cổ Loa đến Hoa Lư (nhà Đinh), đến Thiên Trường (nhà Trần), Tây Đô (nhà Hồ), Phú Xuân - Huế (nhà Nguyễn) và Thăng Long – Đông Đô - Kẻ Chợ trên cơ sở Tống Bình, đô thị cổ Đại La và Thăng Long.

Các đô thị thương mại - trạm dịch vẫn tiếp tục hình thành như Vĩnh Bình (Lạng Sơn), Vân Đồn (Quảng Ninh) thế kỷ XI – XIV, cảng thị Phố Hiến (Hưng Yên), Hội An (Quảng Nam), Sài Gòn – Gia Định thế kỷ XVII – XVIII, Hải Phòng, Đà Nẵng thế kỷ XIX.

Song ở các triều đại phong kiến tự chủ, tuy có công phát triển nông nghiệp, nhưng do chính sách trọng nho sĩ mà coi thường công thương nghiệp đồng thời lại bài ngoại, bế quan tỏa cảng, bảo tồn một nền kinh tế tiểu nông tự cung, tự cấp nên đã kìm hãm sự phát triển kinh tế đô thị.

Các đặc điểm:

Đô thị chủ yếu là các trung tâm hành chính và thương mại, được hình thành trên cơ sở nhữg thành lũy, lâu đài của vua chúa phong kiến trên những khu vực có điều kiện địa lý tự nhiên thuận lợi cho giao lưu buôn bán.

Các đô thị bị chi phối bởi nền kinh tế tiểu nông, tự nhiên, tự cung, tự cấp, đông kín nên không có được vai trò và địa vị kinh tế quan trọng đối với nông thôn và toàn xã hội.

Về mặt xã hội, quan hệ cộng đồng làng xã chiếm ưu thế tuyệt đối. Những nhân tố thúc đẩy sản xuất hàng hóa và buôn bán còn rất yếu.

1.5.4.2. Đô thị hóa dưới thời Pháp thuộc

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp với chính sách khai thác các nguồn tài nguyên ở xứ thuộc địa, chính quyền cai trị đã căn cứ vào các địa danh có các tài nguyên khoáng sản, cảnh quan thiên nhiên đẹp mà hình thành một loạt các đô thị mới mang tính chất khác nhau như: Hòn Gai, Cẩm Phả, Lào Cai (thành phố mỏ phục vụ cho khai thác); Hải Phòng (thành phố công nghiệp và cảng); Nam Định, Vinh, Đà Nẵng (thành phố công nghiệp); Sapa, Tam Đảo, Đà Lạt (thành phố nghỉ ngơi, giải trí); Đồ Sơn, Nha Trang (thành phố nghỉ mát, tắm biển),…

Đi đôi với việc phát triển các thành phần mới, các khu vực thành quách cũ, các khu dân cư tập trung cũng được mở mang và phát triển, phố xá xuất hiện, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp cũng như các cửa hàng buôn bán cũng hình thành.

Các đặc điểm

Các đô thị hành chính thời kỳ này hầu như không có các cơ sở hoạt động kinh tế thúc đẩy nên tốc độ tăng trưởng chậm. Dân số sống ở đô thị mới chỉ đạt được 10% so với tổng số dân cả nước, thuộc loại mức đô thị hóa thấp so với các nước trên thế giới thời đó.

Môi trường đô thị được cải thiện dần từng bước, nhưng một bất hợp lý nổi bật kéo dài là các khu nhà ổ chuột thiếu những điều kiện tối thiểu của cuộc sống, của những người lao động ở các ven đô.

Đô thị đã có mang màu sắc công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ, song được ưu tiên chỉnh trang, chủ yếu tập trung vào các công sở, nhà ở của các viên chức thượng lưu, trung lưu trong bộ máy hành chính, cai trị.

Khu công nghiệp, khu thương mại, khu văn hóa vui chơi giải trí chưa hình thành riêng biệt mà còn xen kẽ với nhau.

1.5.4.3. Đô thị hóa sau Cách mạng tháng Tám năm 1945

Tháng 9 năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời đánh dấu một mốc mới trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Tuy nhiên không lâu sau đó thực dân Pháp quay trở lại xâm chiếm nước ta. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, hầu như các đô thị trong cả nước đều phải phá huỷ, chỉ còn Hà Nội và Sài Gòn là còn nguyên vẹn do Pháp chiếm đóng. Dân số đô thị lúc này chủ yếu sống ở 2 thành phố Hà Nội và Sài Gòn cùng với một số thành phố khác do Pháp chiếm đóng. Sau khi Pháp đầu hàng thì Mỹ đổ quân vào miền Nam và dựng nên nhà nước tư bản Việt Nam Cộng hòa, miền Nam đặt dưới sự thống trị của Mỹ - Ngụy. Do đó quá trình đô thị hóa ở 2 miền Nam Bắc trong giai đoạn này cũng có những nét riêng biệt.

Ở miền Bắc

Năm 1954 lập lại, miền Bắc bước vào thời kỳ khôi phục và phát triển đất nước, dân số đô thị mới chỉ chiếm 7,4%. Năm 1960 là 8,9%; năm 1965 là 9,8%; năm 1972 là 10,5%. Dân cư ở các thành phố, thị xã cũ di tản nay trở về buôn bán, làm ăn và sinh sống.

Năm 1954 Hà Nội được tiếp quản nguyên vẹn và trở thành thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dân số nội thành năm 1955 mới chỉ có 370 ngàn người, với diện tích nội thành là 12,2 km2. Ngoài các thị xã, thị trấn cũ, còn phát triển thêm một số thành phố mới như các thành phố công nghiệp Việt Trì, Thái Nguyên, mở rộng thành phố cảng Hải Phòng.

Trong khi miền Bắc đang khôi phục và phát triển kinh tế thì Đế quốc Mỹ lại gây ra cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân kéo dài gần 10 năm, hầu hết thành phố, làng mạc của ta bị tàn phá, dân cư đô thị phải sơ tán về các vùng nông thôn; xây dựng kinh tế và phát triển đô thị bị ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, tốc độ đô thị hóa chậm lại trong suốt thời gian từ 1955 đến 1975.

Ở miền Nam

Do hoạt động chiến tranh và chính sách đàn áp, khủng bố, đặc biệt là chiến tranh bình định nông thôn của Đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn, hàng triệu nông dân miền Nam

buộc phải chạy vào thành phố tị nạn. Do quá trình “đô thị hóa cưỡng bức” này nên tỷ lệ dân số đô thị miền Nam từ 10% năm 1960 đã tăng lên 30% vào đầu những năm 1965. Đô thị phát triển theo quy luật của một xã hội tiêu thụ hiện đại vừa mang tính hiện đại, vừa mang tính lệ thuộc về kinh tế với nước ngoài, lại vừa có sự chi phối của các hoạt động quân sự do Mỹ điều khiển. Cho đến cuối năm 1965, phong trào đấu tranh chống Đế quốc Mỹ xâm lược trong các đô thị của nhân dân ta nối tiếp nhau tấn công vào các đô thị, quá trình đô thị hóa ở miền Nam Việt Nam đã hoàn toàn chấm dứt.

1.5.4.4. Đô thị hóa thời kỳ sau năm 1975

Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, nước ta bước vào thời kỳ khôi phục nền kinh tế và phát triển công nghiệp hóa đất nước. Các đô thị trong cả nước bước vào thời kỳ phát triển mới, nền kinh tế chuyển từ cơ chế quản lý, kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời thực hiện chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các đô thị cũ được cải tạo, mở rộng, xây dựng mới thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất và các hải cảng nên mạng lưới đô thị trong cả nước đã tăng thêm, dân số đô thị ngày càng đông hơn do có sự chuyển đổi từ nghề nông sang các ngành nghề công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ khác. Tính đến năm 1998 cả nước có 644 điểm dân cư đạt tiêu chuẩn là đô thị và dân số đô thị đã có gần 17 triệu người , chiếm khoảng 22% dân số cả nước. Đặc biệt từ khi có Luật đầu tư nước ngoài ở nước ta, đã có hàng trăm dự án phát triển sản xuất công nghiệp ở các thành phố lớn và các khu chế xuất đã thu hút hàng chục ngàn công nhân vào các khu công nghiệp mới, làm tăng dân số đô thị về mặt cơ học.

Chương 2

QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 2.1. Mục tiêu và nhiệm vụ của quy hoạch đô thị

2.1.1. Mục tiêu

Quy hoạch đô thị nhằm xác định sự phát triển hợp lý của đô thị trong từng giai đoạn và định hướng phát triển lâu dài cho đô thị đó về các mặt tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của vùng. Quy hoạch đô thị thực hiện các mục tiêu sau:

- Bảo đảm sự phát triển ổn định, hài hòa và cân đối giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài đô thị.

Ở đô thị có rất nhiều điều kiện để phát triển sản xuất nhờ lực lượng lao động dồi dào, trình độ nghiệp vụ cao, điều kiện kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phát triển. Do đó đã thúc đẩy sự phát triển rất đa dạng của các thành phần kinh tế, dẫn đến sự mâu thuẫn trong phân bố cơ sở sản xuất và sản xuất, thậm chí là cản trở lẫn nhau làm ảnh hưởng lớn đến môi trường đô thị.

Quy hoạch đô thị là công cụ tích cực và có hiệu quả nhất để giải quyết các mối bất hòa giữa các cơ sở sản xuất và các hoạt động của các thành phần kinh tế khác nhau trong đô thị cũng như mối quan hệ của nó với bên ngoài đô thị.

- Bảo đảm sự cân đối, thống nhất giữa các chức năng hoạt động trong và ngoài đô thị.

Đô thị ngày càng phát triển và mở rộng không gian ra các vùng ngoại ô, lấn chiếm đất nông nghiệp và các vùng cảnh quan thiên nhiên khác. Quy hoạch đô thị điều hòa sự phát triển của các bộ phận chức năng trong đô thị và các vùng ảnh hưởng ở bên ngoài đô thị, nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, cảnh quan đô thị, bảo tồn các di tích và an toàn cho đô thị, có tính đến hậu quả của thiên tai và các sự cố kỹ thuật khác có thể xảy ra.

- Bảo đảm điều kiện sống, lao động và phát triển toàn diện của người dân đô thị.

Quy hoạch đô thị nghiên cứu các hình thức tổ chức cuộc sống và cơ cấu chức năng hoạt động của các bộ phận trong đô thị, nhằm tạo điều kiện cho con người có nhiều thuận lợi nhất trong cuộc sống ngày càng cao ở đô thị.

2.1.2. Nhiệm vụ

Quy hoạch đô thị thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Tổ chức sản xuất

Quy hoạch đô thị bảo đảm phân bố hợp lý các khu vực sản xuất trong đô thị, trước tiên là các khu vực sản xuất công nghiệp tập trung, các xí nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ, các cơ sở tiểu thủ công nghiệp và các loại hình sản xuất đặc trưng khác.

Quy hoạch đô thị cần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa hoạt động sản xuất của các khu công nghiệp với bên ngoài và các hoạt động khác của các khu chức năng trong đô thị.

- Tổ chức đời sống

Quy hoạch đô thị có nhiệm vụ tạo điều kiện tổ chức tốt cuộc sống và mọi hoạt động hàng ngày của người dân đô thị, tạo cơ cấu hợp lý trong việc phân bố dân cư và sử dụng đất đai đô thị, tổ chức xây dựng các khu ở, khu trung tâm và dịch vụ công cộng, khu nghỉ ngơi,

giải trí,...của người dân đô thị. Bên cạnh đó còn tạo ra môi trường sống trong sạch, an toàn, tạo điều kiện hiện đại hóa cuộc sống người dân đô thị, phục vụ con người phát triển một cách toàn diện.

- Tổ chức không gian kiến trúc, cảnh quan và môi trường đô thị

Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của quy hoạch đô thị nhằm cụ thể hóa công tác xây dựng và phát triển đô thị, tạo cho đô thị một đặc trưng về hình thái kiến trúc đẹp, hài hòa với thiên nhiên, môi trường và cảnh quan.

Quy hoạch đô thị cần xác định được hướng bố cục không gian kiến trúc, xác định vị trí và hình thái kiến trúc các công trình chủ đạo, xác định tầng cao, màu sắc và một số chỉ tiêu cơ bản trong quy hoạch nhằm cân đối việc sử dụng đất đai phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện địa phương, phong tục tập quán và truyền thống dân tộc của đô thị.

Tính bền vững của đô thị phải luôn được chú ý trong việc tổ chức không gian kiến trúc quy hoạch đô thị, đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định, lâu dài, không xâm hại đến môi trường cảnh quan...

2.2. Nội dung quy hoạch đô thị

2.2.1. Phân loại quy hoạch đô thị

Quy hoạch đô thị bao gồm các loại hình quy hoạch sau:

2.2.1.1. Quy hoạch tổng thể đô thị

Quy hoạch tổng thể đô thị là việc xác định phương hướng cải tạo, xây dựng phát triển đô thị về tổ chức không gian và cơ cấu sử dụng đất đô thị, về cơ sở hạ tầng và mối quan hệ hữu cơ giữa các mặt bên trong và bên ngoài đô thị nhằm tạo lập môi trường và khung cảnh sống thích hợp cùng với các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác.

Đồ án quy hoạch tổng thể đô thị được lập cho một đô thị riêng biệt hoặc cho một hệ thống đô thị và điểm dân cư có mối quan hệ thường xuyên, chặt chẽ với nhau về mọi mặt. Đồ án quy hoạch tổng thể đô thị được nghiên cứu theo thời gian ngắn hạn 5 ÷ 10 năm và cho dài hạn từ 15 ÷ 20 năm.

Nhiệm vụ của quy hoạch tổng thể đô thị là:

- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và hiện trạng của đô thị, xác định thế mạnh và động lực chính phát triển đô thị.

- Xác định tính chất, quy mô, cơ sở kinh tế - kỹ thuật và các chỉ tiêu quy hoạch để xây dựng và phát triển đô thị.

- Định hướng phát triển không gian kiến trúc, môi trường và cơ sở hạ tầng đô thị.

- Quy hoạch xây dựng đợt đầu 5 ÷ 10 năm và hình thành các cơ sở để lập các đồ án quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng.

2.2.1.2. Quy hoạch chi tiết đô thị

Quy hoạch chi tiết đô thị là việc cụ thể hóa ý đồ, nội dung của quy hoạch tổng thể đô thị. Đồ án quy hoạch chi tiết sẽ phân chia và quy định cụ thể chế độ sử dụng đất đai cho từng chức năng công cộng hoặc riêng lẻ, xác định chỉ giới xây dựng, phân rõ chức năng cụ thể và tỷ trọng xây dựng cho từng loại đất theo một cơ cấu thống nhất.

Ngoài ra quy hoạch chi tiết đô thị còn nghiên cứu bố trí các hạng mục công trình xây dựng trong từng lô đất nhằm nêu rõ ý đồ về bố cục không gian kiến trúc quy hoạch.

Đồ án quy hoạch chi tiết đô thị thường được nghiên cứu ở tỷ lệ 1/2000, 1/1000 và 1/500 tùy theo quy mô và mức độ yêu cầu của nhiệm vụ đề ra.

Nhiệm vụ chủ yếu của quy hoạch chi tiết đô thị bao gồm các mặt sau:

- Cụ thể hóa và làm chính xác ý đồ, nội dung và những quy định của quy hoạch tổng thể đô thị.

- Đánh giá thực trạng xây dựng, khả năng sử dụng và phát triển quỹ đất hiện có. - Tập hợp và cân đối các yêu cầu đầu tư xây dựng.

- Nghiên cứu đề xuất các định hướng kiến trúc và bảo vệ cảnh quan môi trường đô thị.

- Quy hoạch mặt bằng sử dụng đất đai, phân chia lô đất cho từng đối tượng sử dụng và lập chỉ giới xây dựng, xác định tầng cao, diện tích và tỷ trọng xây dựng các loại công trình.

- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cải tạo xây dựng hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Soạn thảo quy chế quản lý xây dựng.

Tùy theo yêu cầu cụ thể của nhiệm vụ thiết kế mà quy hoạch chi tiết đô thị được thể hiện

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)