Sự hình thành các tụ điểm dân cư phi nông nghiệp trong vùng

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 83)

* Trường hợp 1: Việc hình thành các tụ điểm dân cư phi nông nghiệp trong vùng là do nơi đây là đầu mối chuyển tiếp mua bán, nơi thu gom nông sản, nơi chuyển tiếp sản xuất hàng hóa và tiêu dùng.

Kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa càng phát triển thì việc giao lưu buôn bán, thu gom các mặt hàng nông nghiệp càng mở rộng, nhiều hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, sinh hoạt đưa về các vùng nông thôn ngày một gia tăng, điều này làm xuất hiện những cơ sở thu mua, phân phối các mặt hàng nói trên.

Đồng ruộng Đồng ruộng Đồng ruộng Đường chính Trung tâm Khu dân

* Trường hợp 2: Việc hình thành tụ điểm dân cư phi nông nghiệp là do nằm cạnh các công ty, nhà máy, xí nghiệp,....

Tại khu vực nông thôn nằm bên cạnh cửa ngõ của các công ty, nhà máy, xí nghiệp, các doanh trại,...xuất phát từ các nhu cầu của công nhân và thân nhân gia đình họ về phục vụ sinh hoạt thường ngày nên có thể hình thành một tụ điểm dân cư dịch vụ.

* Trường hợp 3: Hình thành và phát triển tụ điểm dân cư bán thị trong làng xã là do nền kinh tế - xã hội phát triển.

Kiến trúc nông thôn nói chung và kiến trúc nhà ở nông thôn nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều qua các diễn biến về kinh tế - xã hội của thời đại. Hiện nay, dưới tác động của việc chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường, vai trò của kinh tế gia đình được xác định và khuyến khích phát triển, dẫn đến các hộ gia đình ở nông thôn bị phân hóa nghề nghiệp một cách mạnh mẽ. Các loại hình sản xuất phi nông nghiệp ngày càng phát triển ở nông thôn, kinh tế nông hộ ngày càng được cải thiện và đi lên. Vì thế các khu dân cư trong xã có sự biến động rõ rệt: các hộ trẻ có nghề mới thì tách hộ khỏi bố mẹ, các hộ có thêm nghề mới cũng chuyển đổi không gian hoặc vị trí, còn các hộ khác do nhu cầu sinh hoạt cao thì di chuyển đến nơi có điều kiện tiện nghi hơn,...làm hình thành và phát triển các tụ điểm dân cư bán thị.

4.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật của khu dân cư nông thôn

4.3.2.1. Hệ thống đường giao thông

- Đối với khu vực đồng ruộng, hệ thống bờ vùng, bờ thửa và bờ các mương máng được sử dụng làm hệ thống giao thông phục vụ sản xuất nông nghiệp thì các luồng giao thông từ cánh đồng về cần phải được liên hệ trực tiếp với đường chính trong khu vực dân cư.

- Hệ thống đường giao thông chính trong khu vực dân cư đòi hỏi không những phải liên hệ thuận tiện giữa đồng ruộng với khu ở mà còn phải liên hệ thuận tiện với khu vực trung tâm, khu xây dựng các cơ sở sản xuất phi nông nghiệp khác trong khu dân cư nông thôn. Việc phát triển giao thông trong khu dân cư nông thôn phải theo xu thế hiện đại, đáp ứng lưu thông và đi lại cho người dân góp phần nâng cao dịch vụ cho khu dân cư.

4.3.2.2. Hệ thống cấp, thoát nước và vệ sinh môi trường

* Hệ thống cấp nước

Trong điều kiện nông thôn hiện nay, việc cấp nước sinh hoạt của các khu dân cư chủ yếu bằng giếng khoan hoặc giếng đào. Mặc dù chất lượng vệ sinh của các loại hình này không bằng nước máy nhưng đây cũng là biện pháp phù hợp nhất với khả năng kinh tế của các hộ gia đình nông dân. Tuy vậy, đối với những khu vực nước ngầm quá sâu, có thể xem xét để xây dựng các giếng khoan chung cho từng cụm gia đình. Tùy theo chất lượng nước ngầm của địa phương mà đưa ra các biện pháp xử lý, thông thường bằng phương pháp xây dựng các bể lọc.

* Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường

- Hệ thống thoát nước thường bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông. Do đặc điểm của điều kiện nông thôn nước ta hiện nay, người ta thường xây dựng các rãnh nước dọc

theo hai bên đường làng, xóm,...Khi mưa nước sẽ chảy theo các rãnh nước vào các ao hồ, hoặc chảy ra cánh đồng.

- Đối với nước thải sinh hoạt thường được giải quyết theo cách tự thấm ở vườn tược của từng hộ gia đình. Tuy nhiên, do điều kiện đất ở nông thôn ngày càng chật hẹp, nhiều hộ không có vườn nên khả năng thoát nước tự thấm bị hạn chế, vì vậy cần xây dựng rãnh thoát nước cùng với xây dựng đường làng, ngõ xóm để đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.3.2.3. Hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc

Với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội hiện nay ở nước ta, đòi hỏi phải cấp điện đến từng hộ gia đình và đảm bảo có mạng lưới thông tin liên lạc ít nhất là tới từng khu dân cư. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc đa dạng hóa các loại hình sản xuất trong khu dân cư nông thôn, đồng thời nâng cao dân trí, góp phần làm phong phú thêm cuộc sống tinh thần và vật chất của khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)