Để đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, khu dân cư nông thôn cần được đặt ở nơi có điều kiện địa hình cao ráo, có điều kiện địa chất ổn định và khí hậu tốt, làm cơ sở tạo lập môi trường sinh thái tốt cho người dân, đồng thời thuận lợi cho việc xây dựng nhà cửa và công trình cơ sở hạ tầng.
Tùy theo điều kiện tự nhiên có thể bố trí khu dân cư theo dạng tuyến với những ngõ xóm có dạng xương cá xuất phát từ một đường chính. Khoảng cách giữa hai ngõ xóm nên đảm bảo từ 20 - 30m. Trung tâm của khu dân cư thường đặt ở vị trí trung độ của tuyến. Với dạng tuyến, đồng ruộng sẽ ở hai phía của làng xóm, thuận tiện cho nhiều nông dân ra đồng ruộng làm việc.
Hình 4.1. Minh họa bố trí khu dân cư theo dạng tuyến
Cũng có thể bố trí khu vực làng xóm theo kiểu phân nhánh, mỗi nhánh cũng gồm một đường chính và các ngõ xóm theo dạng xương cá. Tại giao điểm của các nhánh là nơi thuận tiện cho việc tổ chức trung tâm của khu dân cư. Với dạng nhánh, làng xóm và đồng ruộng xen kẽ nhau theo từng nhánh.
Trong điều kiện địa hình bằng phẳng, quy mô của khu dân cư nông thôn tương đối lớn, khu vực ở có thể bố trí theo dạng mảng. Ở đó hệ thống các đường chính đan xen nhau thành mạng lưới. Trung tâm của khu dân cư có thể nằm ở một trong những ô của các đường chính.
Khu dân cư nông thôn Đồng ruộng
Đồng ruộng
Đường chính
Hình 4.2. Minh họa bố trí khu dân cư nông thôn theo dạng phân nhánh
Hình 4.3. Minh họa bố trí khu dân cư nông thôn theo dạng mảng