2.2.2.1.1. Phân loại khu công nghiệp
Hiện nay có các loại hình khu công nghiệp sau:
- Khu công nghiệp tập trung đa ngành hoặc chuyên ngành.
+ Khu công nghiệp tập trung đa ngành là khu công nghiệp được hình thành từ những xí nghiệp thuộc nhiều ngành công nghiệp khác nhau nhưng quá trình sản xuất không hoặc ít gây ảnh hưởng xấu đến nhau.
+ Khu công nghiệp chuyên ngành là khu công nghịêp được hình thành từ các xí nghiệp thuộc một ngành hoặc một số ít ngành công nghiệp sản xuất một loại sản phẩm.
- Khu công nghiệp tập trung hàng xuất khẩu, còn gọi là khu chế xuất, được hình thành từ chiến lược phát triển kinh tế. Ở trong khu chế xuất này, mục tiêu của nước chủ nhà và các công ty xuyên quốc gia là trùng hợp nhau, tức là chỉ tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu chứ không tiêu thụ ở trong nước. Ví dụ: Khu chế xuất Linh Trung - phường Linh Trung - quận Thủ Đức - TP. Hồ Chí Minh.
- Khu công nghiệp kỹ thuật cao (còn gọi là khu công nghệ cao), đây là khu công nghiệp tạo ra những sản phẩm kỹ thuật cao tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Ví dụ: các sản phẩm điện tử, điện lạnh, các sản phẩm công nghệ thông tin khác...
2.2.2.1.2. Ảnh hưởng của sản xuất công nghiệp đến môi trường
Khi hoạt động sản xuất công nghiệp, các nhà máy công nghiệp sẽ tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh thông qua một số tác nhân như: tiếng ồn, nước thải, khí thải và các chất phế liệu, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như các hoạt động sinh hoạt khác của con người và các loại sinh vật khác.
- Tiếng ồn của các nhà máy công nghiệp là rất lớn, âm thanh rất to nên đã ảnh hưởng đến trạng thái tâm sinh lý của con người, đến các hoạt động sinh hoạt cũng như nghỉ ngơi của người dân.
- Nước thải công nghiệp mang theo các chất hóa học độc hại, làm bẩn nguồn nước và ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt, sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật sống trong nước và trong đất, nơi có nước thải chảy qua.
- Khí thải công nghiệp mang theo các chất khí độc như: S, SO2, SO3, NOx, hơi kim loại và các chất khí hại khác vào trong không khí gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
- Các phế liệu công nghiệp như: xỉ than, rác,...cũng gây ô nhiễm môi trường sống của chúng ta.
2.2.2.1.3. Các nguyên tắc bố trí khu công nghiệp trong đô thị
Khi bố trí khu công nghiệp trong đô thị cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Các nhà máy, xí nghiệp công nghiệp cần xây dựng tập trung thành từng cụm, từng khu công nghiệp và bố trí ở ngoài khu dân dụng đô thị. Khu công nghiệp phải đặt ở cuối hướng gió và cuối nguồn nước nếu ở gần sông. Vị trí của khu công nghiệp phải đảm bảo yêu cầu về giao thông, yêu cầu về cung cấp nước, điện và các dịch vụ khác.
- Đất xây dựng khu công nghiệp phụ thuộc vào tính chất, quy mô của xí nghiệp công nghiệp, được tính toán theo nhiệm vụ thiết kế của các xí nghiệp.
Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam năm 2000 quy định: trong trường hợp chưa có danh mục công nghiệp cụ thể, muốn dự tính đất đai khu công nghiệp (kể cả đất dự trữ) có thể căn cứ vào loại đô thị để tính theo tiêu chuẩn sau:
+ Đối với đô thị lớn và rất lớn (loại đặc biệt và loại 1): 15 - 20 m2/người. + Đối với đô thị loại trung bình( loại 2, loại 3 và loại 4): 10 – 15 m2/người. + Đối với đô thị loại nhỏ (loại 5): 5 - 10 m2/người.
Năm 2006, Bộ TNMT đã ban hành hướng dẫn áp dụng định mức sử dụng đất trong công tác lập và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, được thể hiện ở bảng 2.1:
Bảng 2.1. Định mức sử dụng đất các ngành công nghiệp
Đơn vị tính:m2/lao động công nghiệp
Ngành công nghiệp Phân theo vùng địa lý
Miền núi Trung du Đồng bằng Ven biển
Công nghiệp cơ bản (cơ khí, luyện kim, điện tử, thông tin, hóa chất).
110 – 120 100 - 110 80 - 90 90 – 100
Công nghiệp dệt, may, da giày. 85 - 90 80 – 85 75 - 80 80 – 85 Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. 120 - 130 110 - 120 90 - 100 100 – 110 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. 125 - 135 115 - 125 95 - 105 105 – 115 Công nghiệp phân điện, ga, nước. 105 - 110 100 - 105 90 - 95 95 – 100
- Trong các cụm khu công nghiệp phải chia thành các khu chức năng, bao gồm:
+ Các khu đất xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và các công trình phụ trợ của nhà máy.
+ Khu vực trung tâm công cộng, hành chính, nghiên cứu khoa học, dịch vụ, kỹ thuật, vườn hoa, cây xanh, bến bãi,...
+ Hệ thống đường giao thông (đường ô tô, quảng trường giao thông, bến bãi xe công cộng,...), các công trình giao thông vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu, đưa đón công nhân đi lại...
+ Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước, điện, hơi đốt, thông tin,...phục vụ cho cả cụm khu công nghiệp.
+ Các khu vực thu gom rác, chất thải, cây xanh cách ly và đất dự trữ phát triển.
- Các nhà máy, khu cụm công nghiệp có thải chất độc thì phải có khoảng cách ly thích hợp với khu ở và các khu vực xung quanh.
- Các khu công nghiệp đặc biệt có chất phóng xạ hoặc sản xuất các chất nổ, vũ khí...nhất thiết không được bố trí trong phạm vi đô thị. Vị trí loại công nghiệp này phải được cấp có thẩm quyền cho phép và phải có điều kiện cách ly tốt.
- Ở các khoảng cách ly chủ yếu phải dùng biện pháp trồng cây xanh, bởi vì cây xanh là loại hình tự nhiên có tác dụng tích cực về nhiều mặt như: làm giảm khói, bụi, tiếng ồn, tốc độ gió cũng như cải tạo môi trường tự nhiên.
- Bố trí khu công nghiệp phải đảm bảo điều kiện liên hệ thuận tiện với nơi ở để người đi làm đến khu công nghiệp không vượt quá 30 km bằng các loại phương tiện giao thông của đô thị.
2.2.2.1.4. Các hình thức bố trí khu công nghiệp
Khi bố trí khu công nghiệp, tùy theo địa hình và tính chất sản xuất của khu công nghiệp mà có thể bố trí theo một trong những hình thức sau:
* Bố trí khu công nghiệp về một phía hoặc song song so với khu dân dụng.
- Đây là cách bố trí khu công nghiệp và khu dân dụng cùng phát triển song song về một hướng theo kiểu thành dải. Cần chú ý rằng việc bố trí khu công nghiệp về một phía hoặc song song so với khu dân dụng nhưng phát triển theo chiều ngược nhau với khu dân dụng là không hợp lý do càng ngày thì khoảng cách 2 loại hình này càng xa nhau.
Hình 2.3. Minh họa khu dân dụng và khu công nghiệp bố trí về cùng một phía
Hình 2.4. Minh họa khu công nghiệp và khu dân dụng bố trí song song nhau
* Bố trí khu công nghiệp xen kẽ với khu dân dụng và phát triển phân tán xen kẽ theo nhiều hướng. Trên thực tế hình thức bố trí này chiếm phổ biến trong các đô thị.
Hình 2.5: Minh họa khu công nghiệp và khu dân dụng bố trí xen kẽ nhau
Đường giao thông đối ngoại
Cây xanh cách ly
Khu dân dụng Khu công nghiệp
Đường giao thông đối ngoại
Khu dân dụng Khu công nghiệp
Khu DD Khu CN Khu CN Khu CN Khu CN Khu DD Khu DD Khu DD