Quyền và nghĩa vụ của đối tượng Thanhtra thuế

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 58)

- Giải trình về những vấn đề có liên quan đến nội dung thanh tra thuế. - Bảo lưu ý kiến trong biên bản thanh tra thuế.

- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí mật Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. - Khiếu nại với người ra quyết định thanh tra thuế về quyết định, hành vi của trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên đoàn thanh tra thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật. Trong khi chờ giải quyết khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện các quyết định đó.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Yêu cầu được bồi thường là quyền quan trọng trong số các quyền của đối tượng thanh tra. Đối tượng thanh tra thuế có quyền yêu cầu được bồi thường thiệt hại là vì trên thực tế hoạt động thanh tra cũng có thể dẫn đến những lầm lẫn hoặc vi phạm gây ra thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân được thanh tra. Việc ghi nhận quyền yêu cầu được bồi thường thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta trong việc tôn trọng và bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân trước hành vi vi phạm, gây ra thiệt hại từ phía cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức. Tuy nhiên Luật quản lý thuế chỉ qui định về nguyên tắc,

còn các vấn đề cụ thể liên quan đến quyền yêu cầu bồi thường, trách nhiệm bồi thường của cơ quan nhà nước, việc bồi hoàn của cán bộ, công chức được thực hiện theo qui định của pháp luật về bồi thường.

- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế, thành viên khác của đoàn thanh tra thuế.

2.9.2 Nghĩa vụ của đối tượng Thanh tra thuế - Chấp hành quyết định thanh tra thuế. - Chấp hành quyết định thanh tra thuế.

- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp.

Mọi hành vi trốn tránh, cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, thiếu chính xác các thông tin liên quan đến nội dung thanh tra thuế là hành vi vi phạm và sẽ bị xử lý tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà có những chế tài tương ứng.

- Chấp hành yêu cầu, kết luận thanh tra thuế, quyết định xử lý của cơ quan quản lý thuế, trưởng đoàn thanh tra thuế và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Ký biên bản thanh tra trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thanh tra thuế.35

Quyền của con người là sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ. Do vậy, trong quan hệ pháp luật thanh tra thuế, người nộp thuế cũng phải có một số quyền và nghĩa vụ nhất định. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra thể hiện quan điểm mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật. Trong quá trình chịu sự thanh tra của cơ quan có thẩm quyền, đối tượng thanh tra thuế mà thực chất là đối tượng chịu sự quản lý có quyền chứng minh cho các cơ quan có thẩm quyền về việc làm đúng đắn của mình hoặc có biện pháp bảo vệ tích cực như khiếu nại, tố cáo đối với những quyết định không đúng, hành vi lộng quyền, lạm quyền, vi phạm pháp luật từ phía những người tiến hành thanh tra. Mặt khác đối tượng thanh tra thuế còn phải có những nghĩa vụ, trách nhiệm nhất định về những việc làm của mình, nhất là những hành vi vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng. Mặt khác, việc qui định về quyền và nghĩa vụ của đối tượng thanh tra xuất phát từ yêu cầu tăng cường tính chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ trong hoạt động thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra thuế.

35

2.10 Tiêu chí đánh giá hoạt động của Thanh tra thuế

Hiệu quả công tác thanh tra thuế không chỉ được xem xét, đánh giá đơn thuần ở khía cạnh vật chất (hiệu quả kinh tế) mà còn được xem xét, đánh giá dưới giác độ hiệu quả xã hội, chính trị. Các Cơ quan thuế ngày càng sử dụng nhiều các tiêu chí đánh giá kết quả công việc, để thấy mức độ thay đổi về hành vi là hệ quả của các hoạt động tuân thủ luật thuế của người nộp thuế. Thực tế, hầu hết Cơ quan thuế sử dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả để định hướng cho các hoạt động tác nghiệp. Trong phạm vi các tiêu chí đánh giá được sử dụng để hình thành các biện pháp ảnh hưởng đến hành vi ứng xử thì chúng sẽ là công cụ hỗ trợ rất đắc lực để đưa ra các quyết định có ý nghĩa cho việc nâng cao tính tuân thủ luật thuế.

Việc đánh giá hiệu quả thanh tra thuế cần dựa trên cơ sở đánh giá từng cuộc thanh tra thuế bởi hiệu quả thanh tra thuế nói chung được tạo thành từ hiệu quả từng cuộc thanh tra thuế. Tổng hợp kết quả, hiệu quả các cuộc thanh tra thuế sẽ thấy được hiệu quả thanh tra thuế toàn ngành nói chung. Thông thường khi đánh giá hiệu quả một cuộc thanh tra thuế người ta thường sử dụng các tiêu chí sau:

2.10.1 Các tiêu chí định lượng

Các tiêu chí định lượng thể hiện ở kết quả thực tế của nghiệp vụ thanh tra thuế đã được tiến hành. Đó là kết quả cụ thể của việc thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc kết quả đem lại của các nghiệp vụ thanh tra thuế. Các tiêu chí này thường gồm:

+ Tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra về từng chỉ tiêu định lượng của kế hoạch: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số vụ việc khiếu tố giải quyết được so với kế hoạch năm; Tỷ lệ thanh tra thuế hàng năm so với tổng số đối tượng thanh tra thuế tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số đối tượng thanh tra thuế so với kế hoạch năm; Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về số thời gian thanh tra...

+ Tình hình vi phạm pháp thuế đã phát hiện qua thanh tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Tỷ lệ vi phạm pháp luật thuế/tổng số đối tượng thanh tra; Tổng số tiền thuế truy thu qua thanh tra; Số tiền thuế truy thu bình quân/đối tượng thanh tra.

+ Chi phí vật chất và thời gian cho thanh tra thuế: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Thời gian bình quân 1 cuộc thanh tra thuế; Số đối tượng được thanh tra bình quân/thanh tra viên hàng năm; Chi phí bằng tiền trực tiếp cho thanh tra thuế;….

+ Hiệu quả trực tiếp của thanh tra: Đánh giá tiêu chí này thường dựa vào các chỉ tiêu như: Chi phí thanh tra thuế so với số thuế truy thu được đã nộp ngân sách Nhà

nước; Tỷ lệ giữ nguyên; sửa đổi hoặc huỷ bỏ quyết định truy thu thuế theo biên bản thanh tra thuế khi giải quyết khiếu nại của đối tượng thanh tra; Tỷ lệ các trường hợp đối tượng thanh tra chấp nhận hoàn toàn kết luận thanh tra; Tỷ lệ số thuế truy thu được nộp vào NSNN/tổng số thuế truy thu…

2.10.2 Các tiêu chí định tính

Các chỉ tiêu định tính thường là hệ quả của công tác thanh tra thuế mà không thể hoặc khó tính toán, đo đếm được. Đó thường là những hiệu quả có tính xã hội, chính trị như:

+ Sự chuyển biến về ý thức tuân thủ pháp luật thuế. Tiêu chí này có thể đo lường được thông qua so sánh tỷ lệ tuân thủ pháp luật thuế của đối tượng thanh tra thuế qua các năm, đặc biệt là những đối tượng đã được thanh tra thuế (mức độ tái phạm).

+ Tác dụng trong việc ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật thuế; tạo sự công bằng giữa các đối tượng nộp thuế; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ đối tượng vi phạm bị xử lý truy thu thuế và xử phạt hành chính thuế (chia theo hình thức xử phạt).

+ Tác dụng trong việc phòng chống tham nhũng trong nội bộ cơ quan quản lý thuế và tạo lòng tin của nhân dân vào hoạt động thanh tra thuế. Có thể đánh giá tác dụng này thông qua xem xét tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật trong thanh tra; tỷ lệ cán bộ thuế vi phạm pháp luật bị xử lý (chia theo hình thức); những vụ việc vi phạm quan trọng và nhạy cảm được phát hiện và xử lý...

Hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra thuế được đánh giá theo kỳ (quý, năm) và được chia theo sắc thuế; theo hình thức thanh tra; theo loại đối tượng nộp thuế và từng nội dung thanh tra, kiểm tra tương ứng.36

Mặc dù có thể tính toán cụ thể được một số chỉ tiêu đã kể trên song thực tế đa số các chỉ tiêu không thực sự phản ánh rõ hiệu quả kinh tế của công tác thanh tra thuế. Bên cạnh việc tính toán chỉ tiêu này trong năm, để đánh giá chính xác hơn tính hiệu quả, cần phải so sánh với những năm cũ để đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu, có như thế mới thấy rõ những tiến bộ của từng khâu công tác.

Tóm lại, hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra thuế cần được sử dụng một cách linh hoạt, và được đánh giá theo những thời hạn nhất định theo đặc điểm, yêu cầu của từng Cơ quan thuế và có thể được chia theo từng sắc thuế; theo từng loại người nộp thuế và từng nội dung thanh tra tương ứng. Trong công tác quản lý thuế, Cơ quan

36

Nguyễn Xuân Thành, Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra người nộp thuế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, 2013, tr.50.

thuế cần thường xuyên xây dựng, áp dụng các tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra cho phù hợp với thực tế thực hiện của từng Cơ quan thuế.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THANH TRA THUẾ

3.1 Những thành tựu đạt được của công tác thanh tra thuế trong thời gian qua

Thứ nhất, các văn bản quy phạm pháp luật chung về thanhtra.

Thời gian qua, các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra đã có nhiều đổi mới. Luật Thanh tra năm 2010 thay thế cho Luật Thanh tra năm 2004, đã khắc phục về cơ bản những bất cập phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động thanh tra của các cơ quan nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội. Theo đó, Luật Thanh tra năm 2010 đã bổ sung những quy định pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình thanh tra mà Luật Thanh tra năm 2004 chưa quy định. Luật Thanh tra năm 2010 cũng sửa đổi những quy định không còn phù hợp với thực tiễn của Luật Thanh tra năm 2004.

Đặc biệt, việc sửa đổi và bổ sung quy định về thanh tra chuyên ngành chi phối trực tiếp đến tổ chức hoạt động của thanh tra thuế theo hướng bao quát đầy đủ hơn những vấn đề pháp lý cần có của hoạt động thanh tra chuyên ngành. Theo đó, đã quy định rõ hơn thẩm quyền ra quyết định thanh tra chuyên ngành, nhiệm vụ và quyền hạn của người ra quyết định thanh tra chuyên ngành, các tiêu chuẩn của thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra chuyên ngành, trình tự và thủ tục thanh tra…

Thứ hai, các văn bản quy phạm pháp luật riêng về thanh tra thuế.

Điểm cải cách nổi bật trong quy phạm pháp luật riêng về thanh tra thuế thời gian qua gắn liền với sự ra đời của Luật Quản lý thuế năm 2006. Theo đó, lần đầu tiên ở Việt Nam pháp luật về thanh tra thuế được quy định riêng trong văn bản luật về quản lý thuế. Trước đó, quy định pháp luật riêng về thanh tra thuế chưa thống nhất và thiếu tính hệ thống do được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Luật Quản lý thuế năm 2006 cũng đã dành một chương (Chương X) quy định riêng về kiểm tra, thanh tra thuế. Với sự ra đời của Luật Quản lý thuế năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012, các nghị định và thông tư quy định chi tiết Luật Quản lý thuế, hành lang pháp lý của hoạt động thanh tra thuế đã được hoàn thiện hơn. Cụ thể:

+ Đã đảm bảo tính hệ thống, thống nhất của các quy định pháp luật về thanh tra thuế

+ Lần đầu tiên ở Việt Nam các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục, hồ sơ, thời hạn thanh tra thuế được thể hiện rõ trong văn bản luật và hướng dẫn luật về quản lý thuế. Điều này đảm bảo tính công khai, minh bạch của quy định pháp luật về thanh tra

thuế; giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra thuế; góp phần phòng ngừa các hành vi nhũng nhiễu của công chức thuế trong thanh tra thuế

+ Làm rõ và công khai quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế và công chức thuế trong thanh tra thuế để người nộp thuế giám sát việc thực thi pháp luật của người thi hành công vụ

+ Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong thanh tra thuế. Qua đó, giúp cơ quan thuế thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra thuế; nâng cao hiệu quả thanh tra thuế

Những hạn chế, bất cập phát sinh trong quá trình thực hiện Luật Quản lý thuế năm 2006, đã được hoàn thiện hơn trong Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế năm 2012. Ngoài những điểm mới về quản lý thuế, một số bất cập về thanh tra thuế đã được khắc phục. Đó là:

+ Một số thời hạn giải quyết thủ tục hành chính về thanh tra thuế đã được rút ngắn so với trước đây. Qua đó, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các cuộc thanh tra thuế

+ Bổ sung một số thủ tục phải thực hiện trong quá trình thanh tra thuế để đảm bảo quá trình thanh tra được chặt chẽ và minh bạch, đó là: Thủ tục giới thiệu thành viên đoàn thanh tra, thông báo thời gian thanh tra; thủ tục yêu cầu người nộp thuế giải trình khi tài liệu cung cấp chưa rõ; thủ tục niêm phong tài liệu, kiểm kê tài sản; thủ tục và cách thức xử lý trong trường hợp đã hết thời hạn thanh tra mà vẫn chưa nhận được kết quả giám định; thủ tục báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ thanh tra thuế

+ Bổ sung cách thức xử lý và thủ tục để giải quyết những vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện thanh tra thuế nhưng không có quy định pháp luật để giải quyết. Đó là: Quy định rõ các trường hợp và thủ tục bãi bỏ hoặc hoãn quyết định thanh tra thuế; trường hợp và thủ tục thay đổi trưởng đoàn hoặc thành viên đoàn thanh tra; thủ tục chuyển giao hồ sơ cho cơ quan điều tra trong trường hợp quá trình thanh tra thuế phát hiện hành vi trốn thuế đến mức phải xử lý hình sự

+ Bổ sung nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế (trong đó có thanh tra thuế). Điều này tạo cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan thuế tập trung nguồn lực vào thanh tra những trường hợp có rủi ro lớn về thuế mà thông thường đây là các trường hợp có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.37

37

Lê Xuân Trường, Tạp chí Tài chính,Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Hoan-thien-hanh-lang-phap-ly-cho-hoat-dong- thanh-tra-kiem-tra-thue-o-Viet-Nam/54180.tctc, [truy cập ngày 24/10/2014].

Như vậy, có thể thấy, các văn bản quy phạm pháp luật riêng trong lĩnh vực thanh tra thuế đã hướng đến các yêu cầu thiết yếu của hoạt động thanh tra thuế là: Công khai, minh bạch, chặt chẽ và toàn diện. Qua đó, vừa tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động thanh tra thuế, vừa đảm bảo để người nộp thuế giám sát hoạt động thực thi công vụ của cơ quan thuế và góp phần ngăn ngừa hành vi nhũng nhiễu của người thi hành công vụ trong hoạt động thanh tra thuế.

Từ những quy định của pháp luật về Thanh tra thuế đã đóng góp và đạt được những thành tựu như :

Chống thất thu cho NSNN qua những năm gần đây

2007-2012

Thanh tra thuế vừa góp pần chống thất thu, tăng thu cho NSNN, nhằm răn đe,

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)