Chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá doanh nghiệp

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 40)

nghiệp

Theo Luật Quản lý thuế năm 2006 quy định 3 trường hợp phải thanh tra thuế là đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng, khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế, để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tuy nhiên, Thông tư số 156/2013/TT-BTC tại khoản 1- Điều 65 cũng đã ghi nhận thêm một trường hợp phải thanh tra thuế đối với doanh nghiệp bị chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá.

Hiện nay, việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa công ty là một xu hướng phổ biến trong đời sống doanh nghiệp. Về thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước ngoài việc thay đổi đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh thì vấn đề thực hiện các thủ tục liên quan đến thuế và các nghĩa vụ về thuế là rất quan trong.

Đối với Công ty bị chia phải làm thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan thuế khi có quyết định chia công ty, các doanh nghiệp mới được chia phải thực hiện kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với Công ty bị tách phải thực hiện thủ tục điều chỉnh đăng ký thuế với cơ quan thuế khi có quyết định tách doanh nghiệp, cơ quan Thuế phải thực hiện thủ tục

điều chỉnh thông tin đăng ký thuế của DN bị tách trong hệ thống quản lý mã số thuế, doanh nghiệp bị tách vẫn sử dụng mã số thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã được cấp trước đây. Đối với các công ty bị hợp nhất phải làm thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan thuế khi có hợp đồng hợp nhất công ty. Đối với công ty được hợp nhất phải thực hiện kê khai đăng ký thuế với cơ quan thuế kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với công ty bị sáp nhập phải làm thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan thuế khi có hợp đồng sáp nhập công ty. Đối với công ty được sáp nhập phải thực hiện thủ tục điều chỉnh đăng ký thuế với cơ quan thuế khi có hợp đồng sáp nhập kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ, chính xác của doanh nghiệp nhận sáp nhập, cơ quan Thuế có trách nhiệm cập nhật các thông tin đăng ký thuế điều chỉnh vào hệ thống thông tin quản lý thuế.

Công ty nhận sáp nhập không thay đổi mã số thuế. Nếu thông tin đăng ký thuế thay đổi có ảnh hưởng đến các thông tin ghi trên "Giấy chứng nhận đăng ký thuế" thì cơ quan thuế sẽ cấp lại "Giấy chứng nhận đăng ký thuế" với mã số thuế cũ và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thuế cũ. Nếu thông tin đăng ký thuế thay đổi không ảnh hưởng đến các thông tin ghi trên "Giấy chứng nhận đăng ký thuế" thì Đối tượng nộp thuế vẫn sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký thuế đã được cấp trước đây.29 Đối với doanh nghiệp chấm dứt tồn tại như giải thể, phá sản, chấm dứt kinh doanh,...phải thực hiện thủ tục đóng mã số thuế với cơ quan Thuế, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan Thuế sẽ thực hiện thông báo doanh nghiệp ngừng hoạt động và đang làm thủ tục đóng mã số thuế. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh ngừng kê khai và nộp thuế nhưng không khai báo với cơ quan Thuế: quá thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế, sau 3 lần gửi thông báo nhắc nhở đối tượng phải kê khai và nộp thuế, nếu không có phản hồi từ phía tổ chức, cá nhân nộp thuế thì cơ quan Thuế liên hệ với chính quyền địa phương để nắm bắt thông tin và điều tra tình hình thực tế về sự tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế. Nếu đối tượng không còn kinh doanh nhưng vẫn cư trú trên địa bàn thì yêu cầu đối tượng thực hiện thủ tục đóng mã số thuế. Nếu đối tượng không còn hoạt động kinh doanh tại trụ sở đăng ký kinh doanh và không xác định được tung tích thì cơ quan Thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận

29

Vietlink, Các vấn đề liên quan đến thủ tục thuế khi thực hiện chia tách, sáp nhập, hợp nhất công ty,

http://phapluat24h.com/home/55_235_news_Cac-van-de-lien-quan-den-thu-tuc-thue-khi-thuc-hien- chitach%20-sap-nhap%20-hop-nhat-cong-ty.html, [truy cập ngày 10/11/2014].

về tình trạng không tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế. Cơ quan Thuế thông báo công khai tình trạng không tồn tại của tổ chức, cá nhân nộp thuế.30

Qua những hoạt động của doanh nghiệp như chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hoá mà cơ quan có thẩm quyền phải thanh tra thuế đối với doanh nghiệp như thế để có thể nắm bắt được tình hình hoạt động cũng như là biết được nghĩa vụ nộp thuế hay chấm dứt tình trạng chịu thuế đối với cơ quan nhà nước.

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)