Thực trạng
Theo thống kê của Tổng cục Thuế tính đến ngày 31/11/2012, tổng số lao động toàn lực lượng cán bộ thanh tra ngành là 44.052 người. Trong đó số lượng công chức làm công tác thanh tra thuế là 1.348 người, chiếm tỷ lệ 3,06% tổng số công chức toàn ngành. Bao gồm thanh tra viên 406 người (chiếm 30,1% lực lượng thanh tra), thanh tra viên chính (chiếm 3,9% lực lượng thanh tra). Năm 2011, tỷ lệ cán bộ làm công tác thanh tra của Cục Thuế TP Hà Nội là 4,05%, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh là 3,44%.
Bảng 3.1: Lực lượng cán bộ thanh tra ngành thuế 2008-2012
Năm
Số cán bộ
thanh tra (người)
Tổng số cán bộ toàn ngành (người) Tỷ lệ CBTT/Tổng số CB toàn ngành (%) 2008 954 42.212 2,26% 2009 1.147 42.505 2,70% 2010 1.249 43.069 2,90% 2011 1.481 41.253 3,59% 2012 1.348 44.052 3,06% (Nguồn: Tổng cục Thuế)
Trên toàn quốc, theo số liệu điều tra xã hội học toàn ngành của Tổng cục Thuế 2010, CBTT có trình độ đại học, trên đại học là có 48% đại học (trong đó có đại học tại chức), còn lại là cao đẳng, trung học. Ở tất cả các cấp CBTT còn rất yếu về kỹ năng và nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra và về khả năng sử dụng các thiết bị, ứng dụng tin học; thiếu trình độ ngoại ngữ thông thạo để thanh tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thậm chí một số CBTT, kiểm tra ở cơ sở còn chưa nắm vững các chính sách thuế, chưa thành thạo về tin học, kế toán doanh nghiệp, chưa biết phân tích đánh giá
45
Nguyễn Xuân Thành, Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động thanh tra thuế, Tạp chí Tài chính, Số 9, 2013, tr 22-24.
tình hình tài chính của doanh nghiệp để phát hiện các dấu hiệu gian lận về thuế của NNT (đặc biệt ở các CQT địa phương).
Nguyên nhân
Là do việc đào tạo CBTT thành thạo nghiệp vụ cần thực hiện dần từng bước nên tiến độ còn chậm và chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; việc triển khai xây dựng các trung tâm đào tạo cán bộ của ngành thuế còn chậm do vướng mắc về các thủ tục xây dựng nên chưa có điều kiện tổ chức đào tạo thường xuyên, liên tục, ngành thuế vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, phải có thời gian để ngành thuế nghiên cứu chuẩn mực quốc tế để áp dụng vào thực tiễn nước ta.
Bên cạnh kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học và trình độ ngoại ngữ của các CBTT vẫn còn yếu. Phong cách ứng xử chưa văn minh, cách thức làm việc chưa khoa học và thiếu tính chuyên nghiệp.
Công tác luân phiên, luân chuyển công chức làm công tác thanh tra của ngành thuế còn chưa hợp lý. Một số công chức thanh tra giỏi đã từng được tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về thanh tra cơ bản và thanh tra nâng cao, tập huấn về chuyển giá,...điều chuyển sang làm công tác khác, gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực thanh tra có kinh nghiệm và làm lực lượng thanh tra suy giảm, vì thanh tra thuế là là công việc đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp.
Giải pháp
Công tác đào tạo lực lượng thanh tra phải đảm bảo đạt được mục tiêu lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra các cấp giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng và trình độ áp dụng công nghệ thông tin vào công việc.
Hiệu quả của công tác thanh tra thuế phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ làm công tác thanh tra thuế. Đó là sự nắm vững pháp luật, vận dụng pháp luật vào điều kiện thực tế và có khả năng xử lý các vấn đề thực tế phát sinh, xử lý các vi phạm pháp luật thuế trong thẩm quyền của mình. Trong nội dung tăng cường chất lượng lực lượng thanh tra viên ngành thuế cần chú ý một số vấn đề sau:
- Về lực lượng thanh tra cần phải thường xuyên được đào tạo và đào tạo lại, nâng cao năng lực cán bộ thanh tra, chú trọng đào tạo theo từng kỹ năng chuyên sâu, kiến thức kế toán doanh nghiệp và khả năng sử dụng công nghệ hiện đại trong việc phân tích, khai thác thông tin và quản lý thanh tra thuế.
- Tổ chức thi và xét tuyển đội ngũ thanh tra viên nắm vững pháp luật thuế, có trình độ cao, có phẩm chất đạo đức tốt để cấp thẻ thanh tra viên theo quy định của
pháp luật, làm tốt công tác lập và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuế, - Có chế độ tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng thoả đáng cho đội ngũ thanh tra
cũng như toàn ngành thuế. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, xử lý trách nhiệm đối với cán bộ thuế các cấp có hành vi vi phạm pháp luật thuế. Áp dụng quy chế trách nhiệm đối với người lãnh đạo trực tiếp khi có cán bộ cấp dưới vi phạm pháp luật thuế.46