Tổ chức bộ máy Thanhtra thuế

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 27)

Sơ đồ tổ chức bộ máy thanh tra thuế22

22

Webside của Tổng Cục thuế, www.gdt.gov.vn

Các phòng thanh tra

Đội Thanh tra Các phòng thanh tra

Vụ thanh tra Tổng Cục thuế Thanh tra Bộ Tài

chính CHI CỤC THUẾ CÁC CỤC THUẾ TỔNG CỤC THUẾ BỘ TÀI CHÍNH CHÍNH PHỦ

Luật Quản lý thuế đã thực sự chuyển từ cơ chế quản lý đối tượng sang cơ chế quản lý theo chức năng. Theo đó, công tác thanh tra thuế cũng thay đổi cả về tổ chức, cơ chế hoạt động và đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra.

Theo Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/09/2009, Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh tra, kiểm tra thuế các cấp, cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh tra thuế bao gồm ba cấp từ trung ương đến địa phương gồm Vụ thanh tra Tổng cục Thuế, các phòng thanh tra thuộc các Cục Thuế và Đội thanh tra thuộc Chi Cục thuế.

Bộ phận thanh tra thuộc Tổng cục Thuế (Vụ thanh tra):là đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý Nhà nước của Tổng cục Thuế, có nhiệm vụ chủ yếu là: thực hiện chức năng thanh tra thuế, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế; thanh tra giải quyết tố cáo về hành vi trốn thuế, gian lận thuế của người nộp thuế trong phạm vi quản lý Nhà nước của Tổng cục Thuế.

Bộ phận thanh tra Cục Thuế (các phòng thanh tra thuế):là đơn vị thuộc Cục Thuế, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuế trong phạm vi quản lý Nhà nước địa phương của Cục Thuế. Phòng thanh tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Thuế và sự chỉ đạo về công tác nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục Thuế. Phòng thanh tra thuế có nhiệm vụ: giúp Cục trưởng Cục Thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

Bộ phận thanh tra Chi cục thuế (Đội thanh tra thuế): là đơn vị thuộc Chi cục thuế, thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có nhiệm vụ chủ yếu là: Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế

Tổ chức bộ máy thanh tra thuế tùy theo tình hình thực tế tại mỗi địa phương (chủ yếu tại các Cục Thuế). Nếu như trước đây Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh được thành lập 03 phòng thanh tra thuế thì nay được thành lập không quá 04 phòng thanh tra thuế. Cục Thuế thành phố Hà Nội được phép thành lập 04 phòng thanh tra. Đối với các Cục Thuế địa phương khác, số lượng phòng thanh tra được phép thành lập phụ thuộc vào các ngưỡng mới như số thu hàng năm hoặc số lượng NNT trực thuộc sự

quản lý của Cục Thuế thay cho các ngưỡng số biên chế khoán hoặc ngưỡng số thu hàng năm trước đây. Cụ thể, đối với Cục Thuế tỉnh, thành phố khác (trừ Hà Nội và TP Hồ Chí Minh) có số thu hàng năm từ trên 3.000 tỷ đồng trở lên (trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất), hoặc quản lý thuế từ 2.000 doanh nghiệp trở lên được phép thành lập không quá 02 phòng thanh tra thuế. Cục Thuế tỉnh, thành phố loại vừa có số thu hàng năm từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 3.000 tỷ đồng (trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất), hoặc quản lý thuế từ 2.000 doanh nghiệp trở xuống) được phép tổ chức không quá 01 phòng thanh tra thuế, riêng đối với Cục Thuế các tỉnh miền núi, trung du, đồng bằng có quy mô nhỏ (có số thu hàng năm dưới 1.000 tỷ đồng trừ tiền thu về đất và dầu thô), có thể sắp xếp tổ chức phòng kiểm tra thuế phù hợp với tuỳ thực tế nhiệm vụ quản lý thuế tại địa phương.23

Theo Luật Thanh tra chuyên ngành, Vụ Thanh tra Tổng cục Thuế được Tổng cục trưởng chỉ đạo, thanh tra Cục Thuế địa phương do Cục trưởng Cục Thuế chỉ đạo, thanh tra thuế các Chi cục Thuế sẽ do chi cục trưởng chỉ đạo. Thủ trưởng CQT trực tiếp chỉ đạo hoạt động thanh tra thuế cấp mình quản lý, lập và xây dựng tổ chức thanh tra, bố trí lực lượng cán bộ chỉ đạo hoạt động thanh tra, chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý và tổ chức thanh tra cấp trên về công tác thanh tra. Xây dựng Chương trình kế hoạch thanh tra, ra quyết định thanh tra, kết luận thanh tra và tổng hợp kết quả thanh tra cấp trực tiếp quản lý.

2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra thuế 2.2.1 Thanh tra Tổng cục thuế

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 27)