Kinh nghiệm thanhtra thuế của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 81)

Vương quốc Anh

Cơ quan Ngân sách và Hải quan Anh (HMRC) là cơ quan có thẩm quyền cao nhất về thuế và hải quan ở Anh. HMRC chịu trách nhiệm về các vấn đề như: quản lý thuế, thu thuế, trả thuế trực tiếp, gián tiếp và các khoản thu về tín dụng thuế…

Trong giai đoạn 2012 - 2013, tổng doanh thu thuế ở Anh là 475,6 tỷ bảng, tăng 1,4 tỷ bảng so với năm 2011 và 2012 (Hình 1). Trong đó, HMRC ước tính đã truy thu được khoảng 10,2 tỷ bảng tiền thuế thông qua việc thanh tra thuế từ các đối tượng chịu thuế.

48

Đến ngày 31/3/2013, tổng giá trị nợ đọng tiền thuế thuộc quyền quản lý của HMRC là 12,2 tỷ bảng, ước tính số tiền gian lận thuế ở Anh khoảng từ 30 - 35 triệu bảng/năm. Trước tình hình đó, HMRC đã lập kế hoạch và đưa ra các phương án giải quyết đối với các đối tượng gian lận, chây ỳ tiền thuế .

Trong hai năm 2012 và 2013, Cơ quan Ngân sách và Hải quan Anh đã xử lý được 2,12 triệu trường hợp thanh toán hoàn trả tiền thuế, trong đó có 190.996 trường hợp cần được kiểm tra kỹ. Qua đó, ngăn chặn được khoảng 579 triệu bảng tiền gian lận thuế. Cụ thể là:

Một là, HMRC đã xác minh thông tin từ người nộp thuế (NNT) và cơ quan thuế ở châu Âu để nhanh chóng đưa ra cảnh báo về các mối đe dọa đối với hệ thống thuế giá trị gia tăng (GTGT) ở Anh trong thời gian gần đây. Ví dụ: Từ thông tin tình báo của ngành công nghiệp mà HMRC đã giải quyết được những nguy cơ gian lận thanh toán trên thị trường năng lượng tái tạo. Hoặc đối thủ cạnh tranh cũng đã cung cấp thông tin tình báo quan trọng và hữu ích cho HMRC về các nhà cung cấp đang hoạt động trong một thị trường cạnh tranh…

Hai là, HMRC đã tiến hành thanh tra các khoản thanh toán thuế để ngăn chặn các vụ gian lận trong việc trả nợ tiền thuế của NNT. Trong hai năm 2012 và 2013, thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế, HMRC đã xử lý được 2,12 triệu trường hợp thanh toán hoàn trả tiền thuế, trong đó phát hiện được 190.996 trường hợp có dấu hiệu gian lận, trốn thuế cần được kiểm tra kỹ. Qua đó ngăn chặn kịp thời khoảng 579 triệu bảng tiền gian lận thuế.

Ba là, HMRC đã sử dụng hệ thống tự động bộ tín nhiệm để xác định nguy cơ gian lận thuế của NNT cũng như việc hoàn thuế GTGT. Theo đó, hệ thống này sẽ xác định đối tượng nộp thuế nằm trong nguy cơ gian lận hoàn thuế GTGT ở mức trung bình hoặc cao. Sau khi hệ thống tự động bộ tín nhiệm phân loại đối tượng gian lận thuế ở mức độ cụ thể, HMRC sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá về số tiền thuế GTGT được hoàn. Tiếp đến, HMRC sẽ liên lạc với khách hàng trước khi các khoản tiền hoàn thuế GTGT được chuyển đi. Các yếu tố được sử dụng trong hệ thống tự động bộ tín nhiệm để hoàn thuế GTGT bao gồm: Lịch sử và hoạt động kinh doanh của công ty; các xu hướng khai thuế GTGT trước đây; cung cấp thông tin về việc hoàn thuế hiện tại.

Bốn là, Song hành với các giải pháp trên, HMRC còn áp dụng các quy định xử phạt trong việc thanh tra thuế. Đối với những NNT phát sinh khi không hoàn thành việc kê khai thuế, cố tình trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị HMRC nhắc nhở và yêu cầu nộp tiền thuế cho cơ quan thuế. Nếu họ vẫn không nộp tiền thuế sẽ bị nộp một khoản tiền phạt nhất định tùy vào mức độ. Nguyên nhân nộp phạt tiền thuế phổ biến ở Anh là không đăng ký kinh doanh mới, không đăng ký thuế GTGT khi doanh thu đạt đến ngưỡng chịu thuế...

Cùng với đó, HMRC sẽ công bố các khoản tiền phạt cụ thể đối với các đối tượng chậm nộp, khai hoàn thuế. Chẳng hạn, đối với thuế TNCN, NNT sẽ bị phạt 100 bảng nếu họ chậm kê khai nộp thuế với cơ quan thuế. Đối với thuế TNDN, NNT kê khai thuế muộn cũng bị phạt 100 bảng… Ngoài các hình phạt trên còn có các loại hình phạt khác như: phạt 30% nếu NNT không khai báo thuế và gửi trở lại cho HMRC; phạt 70% cho lỗi cố tình che giấu; phạt 100% do cố ý và cố gắng che giấu sai sót.

Tuy nhiên, ở Anh, NNT có thể đệ đơn khiếu nại về các khoản tiền phạt lên HMRC nếu họ có bằng chứng chứng minh những khoản tiền phạt này là phi lý. Thông thường, người bị nộp phạt tiền thuế ở Anh có thời hạn 30 ngày để đánh giá, xem xét lại hành vi của mình kể từ ngày được cơ quan thuế thông báo về số tiền phạt.

Canada

Ở Canada, cơ quan Thuế vụ Canada (CRA) có nhiệm vụ thi hành pháp luật thuế trên toàn lãnh thổ nước này. Hệ thống thuế của Canada được tổ chức hoạt động theo phương thức tự đánh giá, nghĩa là NNT tự kê khai nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan thuế theo mẫu quy định. Để tránh hành vi gian lận thuế, CRA đã tiến hành thanh tra nghiêm túc quá trình kê khai của NNT. Ý thức được điều đó, CRA luôn coi thanh tra thuế là hoạt động “kiểm tra sổ sách và hồ sơ để xác định chính xác đối tượng nộp thuế, các loại thuế, lãi suất và tiền phạt phải nộp theo quy định của pháp luật”.

Đồng thời, CRA xác định công tác thanh tra có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng. Do đó, CRA đã tổ chức giám sát và duy trì hệ thống tự đánh giá thông qua Chương trình thực thi đặc biệt của CRA bằng các hình phạt cho sự thiếu trung thực của NNT.

Cụ thể, Chính phủ Canada đã phối hợp cùng CRA thành lập và triển khai một chương trình thực thi đặc biệt với mục tiêu tập trung và điều tra các đối tượng bị nghi ngờ có hành vi trốn thuế, gian lận thuế từ những khoản tiền thu nhập bất hợp pháp. Đối tượng này có thể bị phạt tiền, phạt tù tùy thuộc vào hành vi và mức độ nghiêm trọng. Mặt khác, để giảm bớt các ưu đãi từ chính sách thuế, CRA đã tổ chức các hoạt động thanh tra những đối tượng bị nghi ngờ trốn thuế, thậm chí tịch thu và niêm phong hàng hóa nếu đối tượng đó không nộp phạt tiền thuế theo yêu cầu.

Chẳng hạn, CRA áp dụng hình phạt đối với hành vi trốn thuế theo mục 238 của Luật thuế TNCN. Theo đó, nếu tờ khai thuế hàng năm không được hoàn và nộp cho CRA đúng hạn, thì NNT có thể bị phạt tiền từ 1.000 - 25.000 đô la Canada, tùy vào mức độ vi phạm. Ngoài việc không hoàn thành tờ khai thuế TNCN hàng năm, NNT còn có thể bị kết tội vi phạm pháp luật thuế nếu họ cung cấp thông tin không đầy đủ hoặc khai báo thông tin không trung thực để trốn thuế. Tại mục 239 của Luật thuế TNCN của Canada quy định, tiền phạt áp dụng cho các hành vi trốn thuế của NNT ít nhất là 50% nhưng không vượt quá 200% tổng số tiền trốn thuế phải nộp phạt. Trường hợp trốn thuế nặng hơn, người bị phạt còn có thể bị kết án tối đa 2 năm tù giam cùng với số tiền thuế nộp phạt.

Để hạn chế hiện tượng trốn thuế, CRA đã đưa ra quy trình thanh tra thuế khá chặt chẽ và nghiêm ngặt thông qua kiểm toán bàn và kiểm toán lĩnh vực.

- Kiểm toán bàn: Đây là phương pháp kiểm tra đơn giản nhất của CRA. Phương pháp này yêu cầu NNT đến cơ quan có thẩm quyền cung cấp đầy đủ các thông tin, tài liệu để hỗ trợ đối chiếu với tờ khai thuế.

- Kiểm toán lĩnh vực: CRA cử cán bộ thuế đến làm việc trực tiếp với NNT để kiểm tra hồ sơ. Quy trình kiểm tra kiểm toán lĩnh vực được diễn ra cụ thể như sau: Cán bộ thuế của CRA thông báo cho NNT biết trước mục đích kiểm tra để họ chủ động sắp xếp thời gian làm việc với cán bộ thuế. Trong quá trình làm việc, tiếp xúc với NNT, cán bộ thuế của CRA phải trình thẻ nhận dạng cá nhân để tránh hiện tượng giả danh cán bộ thuế. Đối với phạm vi kiểm tra phụ thuộc vào mức độ vi phạm của người nộp thuế để cân nhắc có nên kiểm toán mở rộng hay thu hẹp. CRA có thể kiểm tra mở rộng sổ sách của NNT thông qua hóa đơn bán hàng, hồ sơ vận chuyển và tiếp nhận, chứng từ mua hàng, tài khoản chi phí, hàng tồn kho, đầu tư, thỏa thuận, hợp đồng, sổ hẹn…

Ở Canada, mỗi đợt thanh tra thuế mất thời gian khoảng 1 - 2 tuần, thậm chí có thể kéo dài hàng tháng tùy thuộc vào tính chất của vụ việc. Nguyên nhân của tình trạng này là do NNT không cung cấp đủ những thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra. Để xử lý vấn đề này, CRA đã đưa ra các biện pháp sau:

Một là, CRA ban hành văn bản đề nghị NNT hoặc đại diện của NNT cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, từ đó, đẩy nhanh nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước.

Hai là, CRA yêu cầu NNT chấp hành theo Luật Thuế TNCN, Luật thuế TNDN…

Ba là, sau khi nhận được thông tin của NNT, CRA sẽ xác minh và đánh giá lại thông tin xem có chính xác hay không. NNT phải đưa ra các bằng chứng để chứng minh với CRA đó là thông tin “chuẩn” và NNT cũng có quyền bác bỏ những thông tin thanh tra, kiểm tra của CRA nếu đó là thông tin sai.49

OECD 50

Quá trình nghiên cứu mô hình tổ chức thanh tra thuế của các nước trên thế giới chỉ ra rằng, không có một mô hình “chính xác” hoặc “áp dụng chung” để tổ chức các hoạt động thanh tra thuế.

Tuy nhiên, từ kết quả một cuộc nghiên cứu về mô hình tổ chức cơ quan thuế các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho thấy, xu hướng chung của các cơ quan thuế là quản lý theo phương pháp xác định rủi ro, trên cơ sở có sự phân loại DN (DN lớn, DN vừa và nhỏ), từ đó xác định trọng tâm của hoạt động thanh tra thuế.

Trong thực tế, mô hình tổ chức của cơ quan thuế các nước OECD và không thuộc OECD là sự lai ghép của nhiều mô hình, nhưng phổ biến nhất là dựa vào tiêu thức “chức năng”, cùng với các phòng/ban đa chức năng để quản lý những DN lớn nhất. Theo đó, các nước này tổ chức bộ phận chuyên thanh tra các DN lớn và hình thành tổ chức thanh tra chuyên trách đối với các DN khác. Những đơn vị này có thể lần lượt

49

Phan Hải Linh, Tạp chí Tài chính, Thanh tra, kiểm tra thuế ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam,

http://tapchitaichinh.vn/nhan-dinh-du-bao/thanh-tra-kiem-tra-thue-o-mot-so-nuoc-va-kinh-nghiem-cho-viet- nam/54738.tctc, [truy cập ngày 24/10/2014].

50

OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Hiện nay, số thành viên của OECD là 30 quốc gia, gồm Mỹ, Canada, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản, Phần Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Slovakia.

Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

được tổ chức dựa trên nguyên tắc theo ngành kinh tế, theo sắc thuế hay theo vấn đề. Trước hết, cơ quan thuế sẽ lập kế hoạch thanh tra thuế theo kỹ thuật quản lý rủi ro. Theo đó, yêu cầu cơ bản là việc tiếp cận các dữ liệu từ hồ sơ khai thuế do DN nộp cơ quan thuế trong một giai đoạn đủ dài nhất định. Các dữ liệu này được sử dụng nhằm xác định những dấu hiệu của việc không tuân thủ - kể cả bằng cách tính điểm rủi ro, hay bằng cách dựa vào các giao dịch có dấu hiệu không tuân thủ (thông qua việc rà soát tổng thể hoặc bằng kinh nghiệm thanh tra thuế). Bên cạnh nguồn dữ liệu này, cơ quan thuế cần thêm một nguồn dữ liệu có vai trò đặc biệt quan trọng là các thông tin từ bên thứ 3, để có thể xác nhận các thông tin kê khai thuế của DN cũng như hồ sơ kinh tế ngành. Tuy nhiên, để sử dụng các dữ liệu một cách tốt nhất, cần bổ sung dữ liệu sẵn có bằng những đánh giá về tình hình tuân thủ của DN đó từ trước đến thời điểm thanh tra. Tương tự như vậy, dữ liệu sẽ phát huy giá trị cao hơn nếu được gắn với các số liệu của những DN trong điều kiện kinh doanh tương đồng. Đi liền với đó, cần tiếp cận dữ liệu từ nhiều nguồn; linh hoạt trong việc liên hệ các dữ liệu khi phương pháp quản lý rủi ro tuân thủ thay đổi và sử dụng các dữ liệu nhằm xác định và xử lý rủi ro trong toàn hệ thống.

Kỹ thuật quản lý và phân tích dữ liệu thông thường bao gồm 3 phương pháp cơ bản.

Thứ nhất, phương pháp tính điểm rủi ro tự động. Theo đó, cần xây dựng hệ thống kỹ thuật lập kế hoạch thanh tra thuế trên cơ sở quy tắc cho phép xử lý và đánh giá rủi ro toàn diện các dữ liệu trên hồ sơ khai thuế, từ đó xếp loại kết quả dựa vào mức độ rủi ro không tuân thủ. Hệ thống này là công cụ cần thiết để có thể loại trừ các hồ sơ khai thuế không có hoặc có rủi ro thấp và cho phép tập trung nguồn lực xác định rủi ro vào các hồ sơ được xác định có rủi ro cao.

Thứ hai, sàng lọc thủ công là phương pháp truyền thống để lựa chọn hồ sơ các trường hợp cần thanh tra thuế. Phương pháp này được áp dụng khi chưa có hoặc ít có sự hỗ trợ về tin học, ít dữ liệu sẵn có và các kĩ thuật quản lý rủi ro tuân thủ ở cấp độ chiến lược còn chưa phát triển. áp dụng phương pháp này có thể sử dụng tối đa kiến thức thực tế, ít gây trở ngại cho cán bộ xử lý hồ sơ, có thể sử dụng để đối phó với những rủi ro đã được xác định một cách cụ thể và có thể thực hiện được mà không cần hỗ trợ về tin học.

Thứ ba, là phương pháp dựa trên kết quả phân tích thống kê. Khi sử dụng các biện pháp này đòi hỏi phải có sự đầu tư đáng kể vào công nghệ thông tin, cả phần cứng và phần mềm, đồng thời cần thu thập những dữ liệu chính xác mà các chương trình công nghệ thông tin có thể phân tích được. Nếu cơ sở hạ tầng về mặt điện tử không hỗ

trợ được cho sự đầu tư đó hoặc cơ quan thuế không có đủ kỹ năng thì khó có thể triển khai được kết quả.

Để đưa ra được các kết luận có chất lượng, cán bộ thanh tra cần tiếp cận với các quy trình, chính sách và công cụ trợ giúp. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, nhất thiết phải có sổ tay nghiệp vụ thanh tra. Với công cụ này, cán bộ thanh tra có thể đạt được sự thống nhất khi làm việc với DN, diễn giải luật chính xác và sử dụng đúng các quy trình nghiệp vụ. Công cụ này cũng hỗ trợ cán bộ thanh tra phân tích thông tin và phản ứng nhanh để thu thập thông tin từ các cơ quan ngoài ngành. Sổ tay nghiệp vụ được phát hành dưới dạng điện tử, để đảm bảo dễ dàng cho việc cập nhật và truy cập

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)