Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanhtra thuế

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 29)

- Thanh tra Tổng cục Thuế có Chánh Thanh tra và một số Phó Chánh thanh tra; làm việc theo tổ chức phòng kết hợp với chế độ chuyên viên. Thanh tra viên24 thuộc Thanh tra Thuế là công chức Nhà nước, được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Thuế.

23

Quyết định số 108/2010/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 của Bộ Tài chính Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng Cục thuế, Điều 3, khoản 1.

24

Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra.

Tiêu chuẩn chung của thanh tra viên:

-Trung thành với tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan.

- Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật, đối với thanh tra viên chuyên ngành còn có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó.

- Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra.

- Có ít nhất 2 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự) , trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 5 năm trở lên chuyển lên thanh tra nhà nước.

Cơ cấu tổ chức

Quyết định số 115/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/09/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thuế: “Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật thuế; phòng, chống tham

TỔ CHỨC THEO SỰ NGHIỆP TỔ CHỨC THEO CHỨC NĂNG

- Vụ Chính sách; - Vụ Pháp chế;

- Vụ Dự toán thu thuế;

- Vụ Kê khai và Kế toán thuế; - Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế;

- Vụ Quản lý thuế thu nhập cá nhân;

- Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn;

- Vụ Tuyên truyền – Hỗ trợ người nộp thuế;

- Vụ Hợp tác quốc tế; - Vụ Kiểm tra nội bộ; - Vụ Tổ chức cán bộ; - Vụ Tài vụ - Quản trị; - Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh); - Thanh tra;

- Cục Công nghệ thông tin;

- Trường Nghiệp vụ thuế; - Tạp chí Thuế.

nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật”.25

Từ những nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục thuế ta có thể thấy được Tổng Cục thuế thanh tra thuế đối với trường hợp là thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, người nộp thuế, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan quản lý thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xem xét lại quyết định của cơ quan quản lý thuế, hành vi hành chính của công chức quản lý thuế khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình, để từ đó Tổng cục thuế cần phải kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo diễn ra phức tạp, xử lý theo thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đưa công tác tiếp dân, nhận và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân tại cơ quan thuế được thực hiện nhanh chống, chính xác, khách quan, đảm bảo đúng trình tự thủ tục và đúng quy trình của pháp luật. Ngoài ra, Tổng cục thuế còn triển khai thanh tra về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các hành vi tham nhũng có thể diền ra trên tất cả các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực quản lý thuế. Vì vậy, công tác thanh tra của cơ quan có thẩm quyền là một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện những vụ việc tham nhũng, hình thức thanh tra cần phải có trọng tâm như trường hợp thanh tra đột xuất phải có những dấu hiệu nhất định, hay thanh tra thường xuyên được tiến hành theo chương trình, kế hoạch, và thường hay phát sinh những những hành vi tham nhũng. Từ vào từng vụ việc cụ thể, căn cứ vào tính chất và mức độ mà có thể có những biện pháp để xử lý khác nhau.

2.2.2 Phòng thanh tra thuế thuộc Cục thuế

Phòng Thanh tra thuế chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Cục trưởng Cục Thuế và sự chỉ đạo về công tác nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Tổng cục thuế.

- Phòng thanh tra thuế thuộc Cục thuế có Trưởng Phòng thanh tra và các Phó Phòng thanh tra, cùng với chuyên viên chính (hoặc/và kiểm soát viên chính), chuyên viên (hoặc/và kiểm soát viên) thuộc biên chế của Phòng thanh tra thuế.

25

Quyết định số 115/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/09/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục Thuế, điều 2, khoản 18. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ cấu tổ chức

Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh có không quá 06 Phòng Kiểm tra thuế; 04 Phòng Thanh tra thuế, trong đó có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp lớn doanh nghiệp có tính chất đặc thù, có phạm vi kinh doanh liên quan đến nhiều địa bàn tỉnh, thành phố.

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CỤC THUẾ

Cục Thuế các tỉnh, thành phố khác

a) Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

b) Phòng Kê khai và Kế toán thuế; c) Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế

nợ thuế;

d) Một số Phòng Kiểm tra thuế; đ) Một số Phòng Thanh tra thuế; e) Phòng quản lý thuế thu nhập cá

nhân;

g) Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán

h) Phòng Kiểm tra nội bộ; i) Phòng Tổ chức cán bộ; k) Phòng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ; l) Phòng Tin học. a) Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

b) Phòng kê khai và Kế toán thuế; c) Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế

nợ thuế;

d) Một số phòng Kiểm tra thuế; đ) Một số phòng Thanh tra thuế; e) Phòng Quản lý thuế thu nhập cá

nhân;

g) Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;

h) Phòng Pháp chế; i) Phòng Kiểm tra nội bộ; k) Phòng Tổ chức cán bộ; l) Phòng Hành chính - Lưu trữ; m) Phòng Quản trị - Tài vụ; n) Phòng Quản lý ấn chỉ; o) Phòng Tin học. Cục Thuế thành phố Hà Nội và Cục Thuế thành phố Hồ ChíMinh

Quy định về cơ cấu, số lượng Phòng Kiểm tra thuế, Phòng Thanh tra thuế như sau:

- Cục Thuế tỉnh, thành phố có số thu hàng năm từ 3.000 tỷ đồng trở lên trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất hoặc quản lý thuế trên 2.000 doanh nghiệp, được tổ chức không quá 03 Phòng Kiểm tra thuế và 02 Phòng Thanh tra thuế, trong đó có 01 Phòng Thanh tra thuế đối với doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có tính chất đặc thù.

- Cục Thuế tỉnh, thành phố có số thu hàng năm từ 1.000 tỷ đồng đến dưới 3.000 tỷ đồng trừ thu từ dầu thô và tiền thu về đất, hoặc quản lý thuế từ 2.000 doanh nghiệp trở xuống, được tổ chức không quá 02 Phòng Kiểm tra thuế và 01 Phòng Thanh tra thuế.

Riêng đối với Cục Thuế các tỉnh miền núi, trung du, đồng bằng có quy mô nhỏ (có số thu hàng năm trừ tiền thu về đất và dầu thô dưới 1.000 tỷ đồng), tuỳ theo thực tế nhiệm vụ quản lý thuế tại địa phương, số lượng phòng có thể ít hơn so với quy định tại điểm 1.2 khoản 1 Điều này nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý chủ yếu: tuyên truyền - hỗ trợ, xử lý tờ khai, quản lý thu nợ, thanh tra, kiểm tra.

Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế: “Trực tiếp thanh tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế”.26

Theo đó, cho thấy Cục thuế thanh tra trong trường hợp là Cục thuế sẽ có trách nhiệm trực tiếp thanh tra, giám sát về việc người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp hoặc không khai thuế, hoàn thuế là việc Ngân sách nhà nước trả lại cho cơ sở kinh doanh hoặc tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ số tiền thuế đầu vào đã trả khi mua hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh còn chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tiêu dùng của tổ chức, cá nhân đó không thuộc diện chịu thuế, để cơ quan thanh tra xem xét các trường hợp nào là được hoàn thuế, điều kiện để được hoàn…có thực hiện đúng với quy định của pháp luật hay không và các vấn đề tương tự như miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế.

26

Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, điều 2, khoản 9.

2.2.3 Đội thanh tra thuộc Chi Cục thuế

Cơ cấu tổ chức

Căn cứ quy định mô hình tổ chức bộ máy tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tình hình nhiệm vụ quản lý thuế của từng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế xem xét, quyết định cụ thể số lượng các Đội Kiểm tra, Đội thuế liên xã, phường hoặc ghép các bộ phận công tác giữa các Đội cho phù hợp, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý thuế được giao.

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm dưới 300 tỷ đồng

a) Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

b) Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học;

c) Một số Đội Kiểm tra thuế; d) Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế

nợ thuế;

đ) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;

e) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ;

f) Đội Trước bạ và thu khác; g) Đội Quản lý thuế thu nhập cá

nhân;

h) Một số Đội thuế liên xã, phường.

Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng

trở lên

a) Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

b) Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học;

c) Đội Thanh tra thuế;

d) Một số Đội Kiểm tra thuế; đ) Đội Quản lý nợ và Cưỡng

chế nợ thuế;

e) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;

f) Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân;

g) Đội Kiểm tra nội bộ;

h) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ;

i) Đội Trước bạ và thu khác; k) Một số Đội thuế liên xã

Đối với các Chi cục Thuế có quy mô số thu từ 1000 tỷ đồng/năm trở lên, quản lý từ 5000 doanh nghiệp trở lên, Cục trưởng Cục Thuế xem xét, quyết định cho phù hợp với thực tế quản lý:

Tách Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học thành Đội Kê khai - Kế toán thuế và Đội Tin học; tách Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán thành Đội Pháp chế và Đội Nghiệp vụ - Dự toán; tách Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ thành Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ và Đội Quản lý Ấn chỉ.

Đối với Chi cục Thuế miền núi, hải đảo có quy mô nhỏ, Cục trưởng Cục Thuế xem xét, quyết định số Đội ít hơn so với quy định nêu trên nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý chủ yếu: tuyên truyền - hỗ trợ, xử lý tờ khai, quản lý thu nợ, thanh tra, kiểm tra.

Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế quy định: “Thanh tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi Cục trưởng Chi cục Thuế”.27

Đội thanh tra thuộc Chi cục thuế cũng thanh tra thuế theo các trường hợp như Cục thuế nhưng Thanh tra Chi cục Thuế thực hiện thanh tra người nộp thuế theo địa bàn quản lý.

Nhìn chung thanh tra thuế đã phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan thanh tra thuế các cấp theo hướng: Thanh tra Tổng cục Thuế tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, quy trình thanh tra, hỗ trợ thanh tra thuế tại các Cục Thuế có số lượng người nộp thuế lớn và trực tiếp thanh tra những người nộp thuế lớn, hoạt động kinh doanh phức tạp, có chi nhánh trên toàn quốc hoặc có các hoạt động giao dịch quốc tế. Thanh tra Cục Thuế thực hiện thanh tra người nộp thuế theo địa bàn quản lý và hướng dẫn, chỉ đạo và hổ trợ Thanh tra Chi cục Thuế tổ chức hoạt động kiểm tra trên địa bàn, cuối cùng, Thanh tra Chi cục Thuế thực hiện thanh tra người nộp thuế theo địa bàn quản lý.

Như vậy, các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận thanh tra thuế được quy định cụ thể ở các cấp từ Tổng Cục, Cục, đến Chi cục Thuế để đảm bảo chức năng thanh tra được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành Thuế chỉ được giao cho Cơ quan thuế các cấp và thủ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

27

Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế, điều 2, khoản 7.

trưởng Cơ quan thuế các cấp. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của thanh tra thuế được gắn với thẩm quyền trong lĩnh vực thanh tra của thủ trưởng Cơ quan thuế các cấp.

Trong mỗi giai đoạn, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của thanh tra thuế có thể khác nhau nhưng đều xoay quanh những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của bộ máy thanh tra thuế. Về cơ bản, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra thuế các cấp cũng có những điểm như thanh tra chuyên ngành, đó là: xây dựng kế hoạch thanh tra trình thủ trưởng cơ quan phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn-kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được cơ quan thanh tra cấp trên giao, thanh tra những vụ việc khác do cấp trên giao. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình.

2.5 Các trường hợp phải Thanh tra thuế

Theo quy định của Luật quản lý thuế năm 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012 có ghi nhận các trường hợp phải thanh tra thuế như sau:

2.5.1 Đối với doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng, phạm vi kinh doanh rộng doanh rộng

Kinh doanh đa dạng đó là một chiến lược phát triển của doanh nghiệp , trong đó một tổ chức có thể mở rộng hoạt động bằng cách là kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Phạm vi kinh doanh rộng thì chưa có một căn cứ nào để xác định tiêu chí đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp có phạm vi rộng. Tuy nhiên, chỉ có tiêu chí để xác định qui mô doanh nghiệp la dựa vào vốn, lao động, doanh thu và nộp

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 29)