Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm thanh tra thuế của các nước có thể đưa ra một số bài học kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam, để xây dựng nền tảng vững chắc trong quá trình thanh tra thuế trong thời gian tới.
Thứ nhất, Thanh tra thuế phải dựa trên cơ sở các văn bản pháp luật, các quy định của Nhà nước. Hệ thống pháp luật hoàn thiện là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác thanh tra. Công tác thanh tra thuế có hiệu quả hay không phụ thuộc phần nhiều vào hệ thống văn bản pháp quy liên quan điều chỉnh hoạt động thanh tra thuế. Việc có được một hệ thống pháp luật thuế đồng bộ, hoàn thiện, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước sẽ là cơ sở pháp lý quan trọng để việc tuân thủ pháp luật thuế của NNT đi vào khuôn khổ, đồng thời giúp NNT hiểu và nghiêm túc thực hiện theo quy định của pháp luật…
Thứ hai, Quy trình, thủ tục thanh tra thuế có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả thanh tra: Quy trình, thủ tục thanh tra khoa học, hợp lý sẽ làm cho các bước tiến hành đơn giản, đảm bảo thanh tra đúng pháp luật, tiết kiệm thời gian, chi phí, thuận tiện cho CQT và NNT. Quy trình, thủ tục thanh tra khoa học giúp hoạt động thanh tra thuế được minh bạch, rõ ràng. Ngược lại, quy trình thanh tra rườm rà, quá nhiều mẫu biểu, nhiều thủ tục khiến cho thời gian thanh tra sẽ bị kéo dài, gây phiền hà cho đơn vị. Do đó, cải tiến quy trình thanh tra thuế sẽ nâng cao được đáng kể hiệu quả thanh tra.
Thứ ba, Yếu tố con người rất quan trọng, mang tính chất quyết định tới hiệu quả thanh tra thuế. Không có nguồn nhân lực thanh tra chuyên nghiệp và chuyên sâu với hiểu biết sâu rộng về thuế, kế toán, kỹ năng thanh tra và có phẩm chất đạo đức tốt thì dù CQT có cơ sở vật chất hiện đại, chi phí đầu tư lớn, thanh tra NNT có dấu hiệu sai phạm nhiều thì cũng khó có kết quả thanh tra khả quan. Do đó, nguồn CBTT được tuyển chọn và đào tạo chuyên sâu, chuyên nghiệp là nhân tố hết sức quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả thanh tra thuế.
Thứ tư, Thông tin là cơ sở để quản lý NNT về mặt Nhà nước và góp phần phân tích dự báo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, nguồn thu, ảnh hưởng của chính sách thuế đến tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở nắm bắt được thông tin về NNT, CQT khắc phục được tình trạng thanh tra tràn lan, gây phiền hà cho NNT, đặc biệt đối với những NNT chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật thuế. Vì vậy có thể khẳng định, thông tin về NNT là
51
Thanh tra thuế theo phương pháp rủi ro kinh nghiệm của các nước OECD, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 17, 2014, tr.6-7.
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả thanh tra thuế. Không có thông tin, dữ liệu đầy đủ CQT sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thanh tra NNT.
Thứ năm, Để thanh tra thuế hiệu quả, trong quá trình tác nghiệp rất cần có sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan như hải quan, kho bạc, ngân hàng, cơ quan công an, cơ quan quản lý của NNT được thanh tra và bên thứ ba (khách hàng, đối tác của NNT). Nếu không có sự hợp tác của các cơ quan này thì CQT sẽ không thu thập đầy đủ được thông tin liên quan để ra kết luận thanh tra thuế một cách chính xác, khách quan và dễ bỏ sót sai phạm. Việc chia sẻ, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm xử lý các vấn đề liên quan, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong giải quyết công việc giúp làm giảm chi phí, thời gian, công sức trong hoạt động thanh tra.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay thì các thủ đoạn gian lận, trốn tránh thuế của NNT ở Việt Nam lại tinh vi, phức tạp và nghiêm trọng và nó chưa có dấu hiệu dừng trong tương lai đòi hỏi ngành thuế, đặc biệt là thanh tra thuế nghiên cứu và đưa ra những giải pháp nhằm “điều trị” hiệu quả. Việc tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thanh tra thuế là hết sức cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với quản lý thuế nói riêng và quản lý kinh tế nói chung.
Luận văn “Quy định của pháp luật về thanh tra thuế” được nghiên cứu nhằm giúp cơ quan quản lý thuế tìm ra câu trả lời cho vấn đề: làm thế nào để nâng cao hiệu quả thanh tra thuế?
Với những nội dung phân tích ở từng Chương, luận văn đã cố gắng thể hiện các mục tiêu, yêu cầu với những kết quả chủ yếu sau:
Luận văn đã phân tích và làm rõ một số vấn đề lý luận về thanh tra thuế, phân biệt rõ giữa thanh tra thuế và kiểm tra thuế và chỉ ra được các đặc điểm riêng có của thanh tra thuế so với thanh tra nói chung như chống thất thu, tăng hiệu quả quản lý thuế. Luận văn nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra, nguyên tắc hoạt động của thanh tra thuế: nhấn mạnh việc thanh tra thuế cần tuân theo pháp luật, đúng quy trình và phải đảm bảo hiệu quả. Về quy trình thanh tra thuế: khâu lập kế hoạch thanh tra có vai trò quan trọng, góp phần chọn đúng đối tượng có nhiều dấu hiệu nghi ngờ đưa vào diện thanh tra.
Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm thanh tra thuế ở một số quốc gia tiến bộ trên thế giới, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm có thể tham khảo, vận dụng vào thực tế điều kiện ở Việt Nam.
Luận án đánh giá thực trạng thanh tra thuế ở Việt Nam từ năm 2007 cho đến nay. Thanh tra thuế đã đạt được một số kết quả nhất định như số thu về ngân sách nhà nước tăng qua các năm, phát hiện được một số hành vi sai phạm nghiêm trọng của người nộp thuế, đã góp phần răn đe phòng ngừa các hành vi gian lận thuế... Tuy nhiên, thanh tra thuế vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Thẩm quyền thanh tra thuế chưa đủ mạnh, quy trình thanh tra còn nhiều bất cập hạn chế, lực lượng thanh tra viên còn thấp, cơ sở dữ liệu về đối tượng nộp thuế chưa cao..Những hạn chế này xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu: do vướng mắc về các văn bản pháp quy, quy trình thanh tra còn bất cập, chưa áp dụng thành công phương pháp thanh tra theo phân tích rủi ro, khâu giám sát sau thanh tra còn chưa quyết liệt...
Luận văn đã đề xuất một số giải pháp mới nhằm góp phần nâng cao hiệu quả thanh tra thuế ở Việt Nam thời gian tới như cần phải trao quyền khởi tố, điều tra cho cơ quan thuế, nâng cao hiệu quả khâu giám sát thanh tra thuế, tăng cường công tác đào tạo lực lượng thanh tra viên cũng như là phải đáp ứng được hệ thống cơ sở dữ liệu về NNT và các ứng dụng tin học hỗ trợ cho công tác thanh ta thuế.
Tuy nhiên giải pháp quan trọng nhất, theo tác giả, là giải pháp về con người. Ngành thuế cần tích cực đầu tư, đào tạo được một đội ngũ cán bộ thanh tra, có khả năng sử dụng thành thạo, ngoại ngữ, tin học, có phẩm chất đạo đức tốt, đứng vững trước những cám dỗ, cạm bẫy của nghề thuế thì sẽ có tính chất quyết định tác động đến hiệu quả thanh tra NNT.
Mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn, song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả mong muốn nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè để đề tài hoàn thiện hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp 2013. 2. Luật thanh tra 2010.
3. Luật quản lý thuế 2006 được sửa đổi, bổ sung năm 2012.
4. Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/9/2009 quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thuế trực thuộc Bộ tài chính. 5. Quyết định số 108/2010/QĐ-BTC ngày 14/1/2010 của Bộ Tài chính Quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng Cục thuế.
6. Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế.
7. Quyết định số 74/QĐ-TCT ngày 27/1/2014 về ban hành quy trình thanh tra thuế.
8. Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghi định số 83/2013/NĐ –CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ.
Sách, báo, tạp chí
1. Các Mác, Ăng ghen tuyển tập (Tập 2), Nxb Sự thật, Hà Nội, 1961.
2. Đại từ điển kinh tế thị trường, Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, 1998.
3. Nguyễn Thị Liên, Giáo trình nghiệp vụ thuế, Nxb tài chính, 2008. 4. Nguyễn Thị Mỹ Linh, Thuế thực hành, Nxb Thống Kê, 2009.
5. Nguyễn Xuân Thành, Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra người nộp thuế ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, 2013.
6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế ở Cục thuế thành phố Hà Nội.
7. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tài chính Việt Nam, Nxb công an nhân dân, 2009.
8. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật thuế Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2007.
9. Lê Thị Nguyệt Châu, Giáo trình Luật thuế, 2009.
10.Đẩy mạnh tuyên truyền chông thất thu, gian lận thuế, Tạp chí Tài chính, Số 9, 2013.
11.Hà Minh Lục, Chống gian lận thuế: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Tài chính, Số 9, 2013.
12.Lê Xuân Trường, Tăng cường quản lý hóa đơn, góp phần đấu tranh chống gian lận thuế, Tạp chí Tài chính, Số 9, 2013.
13.Nguyễn Xuân Thành, Nâng cao hiệu quả giám sát hoạt động thanh tra thuế, Tạp chí Tài chính, Số 9, 2013.
14.Thanh tra thuế theo phương pháp rủi ro kinh nghiệm của các nước OECD, Tạp chí Thuế Nhà nước, số 17, 2014.
Trang thông tin điện tử
1. Anh Vũ-Hương Giang, Hàng loạt doanh nghiệp FDI chuyển giá, trốn thuế, Báo Thanh niên, 2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140414/hang-loat-
doanh-nghiep-fdi-chuyen-gia-tron-thue.aspx, [truy cập ngày 21/10/2014].
2. Blogspot, Khái niệm thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát,
http://ttgtvt.blogspot.com/2011/03/khai-niem-thanh-trakiem-tra-giam-sat.html ,
[truy cập ngày 16-9-2014].
3. Đào Thị Phương Thảo, Thanh tra tỉnh Hà Tỉnh, sự khác nhau giữa thanh tra và kiểmtra,http://thanhtrahatinh.gov.vn/newsdetail?articleid=16019&viewNewsFu
ll=true, [truy cập ngày 23-8-2014].
4. Huyền Trang,Thương hiệu và công luận, Chống gian lận thuế: Cuộc chiến gian
nan,http://thuonghieuvacongluan.vn/phong-su-ghi-chep/tieu-muc/21118-chong-
gian-lan-thue-cuoc-chien-gian-nan.html, [truy cập ngày 21/10/2014].
5. Kế toán Việt, Phân loại thuế, http://ketoanviet.net.vn/2013/08/phan-loai-thue, [truy cập ngày 21-8-2014].
6. Lê Xuân Trường, Tạp chí Tài chính,Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế ở Việt Nam, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao- doi-Binh-luan/Hoan-thien-hanh-lang-phap-ly-cho-hoat-dong-thanh-tra-kiem-
7. Lý thuyết về thuế, Kiến thức cơ bản về thuế (phần 1),
http://www.webketoan.vn/trangchu/vn/tin-tuc/ly-thuyet-ve-thue/kien-thuc-co-
ban-ve-thue-%28phan-1%29/308/1, [ngày truy cập 21-8-2014].
8. Nguyễn Hữu Luận, Cơ sở dữ liệu khoa học quản lý công, Thanh tra - kiểm tra và những khác biệt cơ bản, http://thanhtra.edu.vn/category/detail/71-thanh-tra--
-kiem-tra-va-nhung-khac-biet-co-ban.html , [truy cập ngày 23-8-2014].
9. Phan Hải Linh, Tạp chí Tài chính, Thanh tra, kiểm tra thuế ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, http://tapchitaichinh.vn/nhan-dinh-du-bao/thanh-tra-
kiem-tra-thue-o-mot-so-nuoc-va-kinh-nghiem-cho-viet-nam/54738.tctc, [truy
cập ngày 24/10/2014].
10.Tân Văn, Đầu tư chứng khoán, Kiểm tra thuế, doanh nghiệp đang bị “hành”,
http://tinnhanhchungkhoan.vn/thuong-truong/kiem-tra-thue-doanh-nghiep-
dang-bi-hanh-95017.html, [truy cập ngày 21/10/2104].
11.Trung học Phổ thông chuyên Sơn La, Chức năng và vai trò của thuế, http://thptchuyensonla.edu.vn/news/GD-Phap-Luat/Chuc-nang-va-vai-tro-cua-
thue-358 [truy cập ngày 21/8/2014].
12.Tuyết Mai, Đài truyền thanh- truyền hình Duy Xuyên, Hiệu quả công tác tuyên truyềnhổtrợngườnộpthuế,http://duyxuyenrt.vn/Thu%E1%BA%BF%20v%C3% A0%20cu%E1%BB%99c%20s%E1%BB%91ng/thue-cuoc-song/1069-hiu-qu-
cong-tac-tuyen-truyn-h-tr-ngi-np-thu.html, [truy cập ngày 21/10/2014].
13.Tỉnh Phú Thọ, Nâng cao chất lượng hoạt động thanh kiểm tra tại các doanh
nghiệp,http://www.phutho.gov.vn/web/guest/chitiettrangchu//vcmsviewcontent/
6Yqj/55/104522/nang-cao-chat-luong-hoat-ong-thanh-kiem-tra-tai-cac-doanh-
nghiep.html;jsessionid=B5A3C0A96D075CFB131D0EB8573C0690, [truy cập
ngày 21/10/2014].
14.Xuân Cúc, Năm 2014 thu Ngân sách nhà nước dự kiến vượt 9%, Báo mới, 2014,http://www.baomoi.com/Nam-2014-thu-ngan-sach-nha-nuoc-du-kien-
vuot-9/126/15019411.epi, [truy cập ngày 21/10/2014].
15.Xuân Hùng, Thanh Hóa, Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế, http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n119903/Tang-cuong-cong-
tac-thanh-tra,-kiem-tra-chong-that-thu-thue , [truy cập ngày 26-8-2014].
16.Webside của Bộ Tài chính, www.mof.gov.vn. 17.Webside của Tổng Cục thuế, www.gdt.gov.vn