doanh rộng
Kinh doanh đa dạng đó là một chiến lược phát triển của doanh nghiệp , trong đó một tổ chức có thể mở rộng hoạt động bằng cách là kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Phạm vi kinh doanh rộng thì chưa có một căn cứ nào để xác định tiêu chí đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp có phạm vi rộng. Tuy nhiên, chỉ có tiêu chí để xác định qui mô doanh nghiệp la dựa vào vốn, lao động, doanh thu và nộp vào Ngân sách Nhà nước. Vậy quy mô và phạm vi có thể được hiểu là có đồng nghĩa với nhau hay không ? Nếu là đồng nghĩa thì tại sao Luật Quản lý thuế lại không quy định cụ thể từ quy mô để ta có thể dễ dàng xác định hơn, nhưng lại dùng từ là phạm vi kinh doanh rộng mà không giải thích rõ ràng nghĩa của cụm từ này. Họa chăng, ta chỉ đánh giá phạm vi kinh doanh rộng là dựa vào cơ sở vật chất bên ngoài và phạm vi hoat động ….
Nhưng trên phạm vi cả nước số lượng doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đa dạng và phạm vi kinh doanh rộng hiện đang tồn tại và hoạt động với số lượng lớn. Thế nên cơ quan có chức năng Thanh tra cần phải phối hợp với cơ quan đăng ký kinh doanh và các ngành có liên quan để thường xuyên kiểm tra, rà soát số lượng doanh nghiệp đang hoạt động, phát hiện kịp thời các trường hợp thực tế có kinh doanh nhưng không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý thuế. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các nguồn thu; tập trung rà soát việc kê khaidoanh thu và chi phí không trung thực, thành lập doanh nghiệp để kinh doanh trốn thuế, cố tình dây
dưa, chậm nộp thuế...; phát hiện các trường hợp kê khai không đúng, không đủ số thuế phải nộp để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời . 28
Qua đó có biện pháp xử lý đối với từng trường hợp vi phạm, ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp kinh doanh nhưng không làm tròn nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.