Đội thanhtra thuộc Chi Cục thuế

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 34)

Cơ cấu tổ chức

Căn cứ quy định mô hình tổ chức bộ máy tại khoản 1, khoản 2 Điều này và tình hình nhiệm vụ quản lý thuế của từng Chi cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế xem xét, quyết định cụ thể số lượng các Đội Kiểm tra, Đội thuế liên xã, phường hoặc ghép các bộ phận công tác giữa các Đội cho phù hợp, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý thuế được giao.

CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHI CỤC THUẾ

Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm dưới 300 tỷ đồng

a) Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

b) Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học;

c) Một số Đội Kiểm tra thuế; d) Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế

nợ thuế;

đ) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;

e) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ;

f) Đội Trước bạ và thu khác; g) Đội Quản lý thuế thu nhập cá

nhân;

h) Một số Đội thuế liên xã, phường.

Chi cục Thuế thực hiện thu thuế hàng năm từ 300 tỷ đồng

trở lên

a) Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

b) Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học;

c) Đội Thanh tra thuế;

d) Một số Đội Kiểm tra thuế; đ) Đội Quản lý nợ và Cưỡng

chế nợ thuế;

e) Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán;

f) Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân;

g) Đội Kiểm tra nội bộ;

h) Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ;

i) Đội Trước bạ và thu khác; k) Một số Đội thuế liên xã

Đối với các Chi cục Thuế có quy mô số thu từ 1000 tỷ đồng/năm trở lên, quản lý từ 5000 doanh nghiệp trở lên, Cục trưởng Cục Thuế xem xét, quyết định cho phù hợp với thực tế quản lý:

Tách Đội Kê khai - Kế toán thuế và Tin học thành Đội Kê khai - Kế toán thuế và Đội Tin học; tách Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán thành Đội Pháp chế và Đội Nghiệp vụ - Dự toán; tách Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ - Ấn chỉ thành Đội Hành chính – Nhân sự - Tài vụ và Đội Quản lý Ấn chỉ.

Đối với Chi cục Thuế miền núi, hải đảo có quy mô nhỏ, Cục trưởng Cục Thuế xem xét, quyết định số Đội ít hơn so với quy định nêu trên nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý chủ yếu: tuyên truyền - hỗ trợ, xử lý tờ khai, quản lý thu nợ, thanh tra, kiểm tra.

Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế quy định: “Thanh tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi Cục trưởng Chi cục Thuế”.27

Đội thanh tra thuộc Chi cục thuế cũng thanh tra thuế theo các trường hợp như Cục thuế nhưng Thanh tra Chi cục Thuế thực hiện thanh tra người nộp thuế theo địa bàn quản lý.

Nhìn chung thanh tra thuế đã phân định rõ nhiệm vụ của cơ quan thanh tra thuế các cấp theo hướng: Thanh tra Tổng cục Thuế tập trung nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, quy trình thanh tra, hỗ trợ thanh tra thuế tại các Cục Thuế có số lượng người nộp thuế lớn và trực tiếp thanh tra những người nộp thuế lớn, hoạt động kinh doanh phức tạp, có chi nhánh trên toàn quốc hoặc có các hoạt động giao dịch quốc tế. Thanh tra Cục Thuế thực hiện thanh tra người nộp thuế theo địa bàn quản lý và hướng dẫn, chỉ đạo và hổ trợ Thanh tra Chi cục Thuế tổ chức hoạt động kiểm tra trên địa bàn, cuối cùng, Thanh tra Chi cục Thuế thực hiện thanh tra người nộp thuế theo địa bàn quản lý.

Như vậy, các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận thanh tra thuế được quy định cụ thể ở các cấp từ Tổng Cục, Cục, đến Chi cục Thuế để đảm bảo chức năng thanh tra được thực hiện thống nhất trong toàn ngành thuế. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra chuyên ngành Thuế chỉ được giao cho Cơ quan thuế các cấp và thủ

27

Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/03/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế, điều 2, khoản 7.

trưởng Cơ quan thuế các cấp. Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của thanh tra thuế được gắn với thẩm quyền trong lĩnh vực thanh tra của thủ trưởng Cơ quan thuế các cấp.

Trong mỗi giai đoạn, chức năng, nhiệm vụ cụ thể của thanh tra thuế có thể khác nhau nhưng đều xoay quanh những nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu của bộ máy thanh tra thuế. Về cơ bản, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra thuế các cấp cũng có những điểm như thanh tra chuyên ngành, đó là: xây dựng kế hoạch thanh tra trình thủ trưởng cơ quan phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó; thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn-kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được cơ quan thanh tra cấp trên giao, thanh tra những vụ việc khác do cấp trên giao. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình.

Một phần của tài liệu đề tài quy định của pháp luật về thanh tra thuế (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)