Giáo dục trung học

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 63)

1884)

2.3.2.3. Giáo dục trung học

Theo nghị định ngày 26/12/1924, sau hai năm học ở bậc trung học, học sinh sẽ có một trình độ cao hơn phần thứ nhất của tú tài Pháp, nhưng lại chưa ngang hàng với tú tài toàn phần cho nên học sinh chưa được thi vào các trường cao đẳng bên Pháp. Theo qui chế này thì bằng tú tài “bản xứ” được nâng lên hơn tú tài phần thứ nhất, nhưng vẫn chưa bằng tú tài Pháp toàn phần. Như vậy vẫn có hiện tượng không bình đẳng giữa trung học Pháp với bản xứ và không có lợi cho nhà cầm quyền. Người ta cho rằng nếu tú tài “ bản xứ” chỉ có một phần và nhất là vì đó mà học sinh không được thi vào các trường cao đẳng đại học Pháp, thì kết quả của nó là người dân sẽ mất lòng tin, sẽ suy bì về sự phân biệt đối xử giữa các học sinh có bằng tú tài Pháp và “bản xứ”. Do vậy, ngày 23/12/1927, toàn quyền Đông Dương lại ký nghị định tăng thêm bậc trung học một năm nữa là 3 năm và học sinh sẽ được đi thi lấy bằng tú tài “bản xứ” phần thứ hai. Và tú tài bản xứ có giá trị tương đương tú tài Pháp. Gọi là “bản xứ” nhưng nội dung hầu như dập mẫu của chương trình Pháp. Tiếng Pháp là môn đứng đầu bảng của các môn xã hội.

59 Về nội dung chương trình học:

Ngay từ những năm thứ nhất mỗi tuần học sinh phải học 6 giờ về các môn lịch sử văn học Pháp và trích đoạn thơ các tác gia tiêu biểu từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đọc hợp tuyển thơ văn các tác gia thế kỷ XIX và đương đại cùng các nhà đạo đức học tiêu biểu của các thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX.

Năm thứ hai với 4 giờ mỗi tuần, ngoài các trích đoạn các nhà thơ, nhà văn, học sinh còn học đến các tác phẩm của các nhà sử học, các nhà phê bình, các nhà văn viết về khoa học, các nhà đạo đức học và các nhà viết kịch thế kỷ XIX.

Năm cuối bậc tuy chỉ còn 3 giờ mỗi tuần nhưng chương trình rất nặng, vì phải ôn lại hệ thống lịch sử văn học từ thời kỳ phục hưng (thế kỷ XV - XVI), các trường phái văn học từ thế kỷ XVIII đến đương đại. Về môn tập làm văn thì trong 3 năm, học sinh phải làm những bài nghị luận văn học về các tác phẩm đã học cũng như về những luân lý, đạo đức.

Trong khi phải học một chương trình tiếng Pháp nặng nề như vậy thì văn học Việt Nam và chữ Hán (vì hai môn này có liên hệ với nhau theo cấu tạo của chương trình) học sinh chỉ được học rất qua loa.

Triết học là môn học mới và khó, vì chẳng những phải giải thích những khái niệm rất trìu tượng mà lúc bấy giờ ngay tiếng Việt cũng ít khi nghe thấy, nhưng lại phải học bằng tiếng Pháp thì lại càng khó hơn nhiều.

Môn lịch sử thì sau khi đã ghi vào chương trình “Sự bành trướng của người da trắng” với những vấn đề như: công cuộc thực dân của người châu Âu, nguyên nhân, các hình thức, trực trị và bảo hộ. Sự di dân của người da trắng sang châu Mỹ, châu Đại Dương và Nam Phi. Sự hình thành các đế quốc lớn về thuộc đại cũng như ảnh hưởng uy tín của người Pháp... thì chương trình vẫn được lưu ý là: không cần phải mất thời gian cho học sinh những sự kiện, hoặc kết quả của cuộc đại cách mạng Pháp mà phải cho học sinh hiểu rõ

60

Gia Long được sự giúp đỡ của người Pháp đã giành lại và xây dựng nước Việt Nam như thế nào.

Môn địa lý thì sau khi học đại cương năm thứ nhất và năm thứ hai để có những kiến thức chung toàn cầu, năm thứ ba học sinh sẽ học kỹ từng vùng đất nước mình về mọi mặt: vị trí, hình thể, tài nguyên...

Ngoài ra họ còn bổ sung vào chương trình văn, sử, triết một số nội dung được gọi dưới một tên chung là môn “Cổ học Viễn Đông”. Tuy nhiên, việc đưa chương trình “Cổ học Viễn Đông” vào bậc trung học là một việc làm vội vàng thiếu tính toán, việc chuẩn bị cho một chương trình như vậy không dễ dàng. Lịch sử văn học cổ điển Việt Nam chưa được biên soạn thành giáo trình như vậy không dễ dàng, chưa có những đoạn trích các tác gia tiêu biểu. Giáo viên đã giảng cho học sinh một cách tùy tiện theo ý thích và hiểu biết của mình. Lịch sử Việt Nam cũng vậy, người ta đã giảng cho học sinh đi sâu vào từng chuyên đề nhưng việc hệ thống hóa thì lại không làm. Những việc trên chứng tỏ giáo viên chuyên cho từng môn học cũng không được chuẩn bị chu đáo. Đã thế học sinh còn phải tiếp thu một chương trình về khoa học tự nhiên với nhiều môn mà ngoài toán, lý, hóa ra còn có động vật học, thực vật học, địa chất học...Do đó, đưa môn “Cổ học Viễn Đông” càng làm cho chương trình học thêm nặng nề, khó học hơn cả bậc trung học Pháp.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 63)