Thực trạng giáo dục Pháp-Việt từ sau cuộc cải cách của Albert Sarraut

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 59)

1884)

2.3.2. Thực trạng giáo dục Pháp-Việt từ sau cuộc cải cách của Albert Sarraut

một nền giáo dục thống nhất cho cả ba kỳ về nội dung, tổ chức, phương pháp giảng dạy. Kết quả bước đầu tuy còn nhỏ bé, nhưng “mô hình Sarraut” đủ làm cơ sở cho những toàn quyền đi sau kế thừa và mở rộng.

2.3.2. Thực trạng giáo dục Pháp -Việt từ sau cuộc cải cách của Albert Sarraut Sarraut

2.3.2.1. Đầu tư cho giáo dục

Trong công điện ngày 31/5/1918 của Toàn quyền Đông Dương gửi Thống sứ Bắc Kỳ về việc chuẩn bị ngân sách cho các chương trình hoạt động chính trị và kinh tế 5 năm (1919 - 1924) có nhấn mạnh các lĩnh vực ưu tiên như sau: 1) Thúc đẩy kinh tế và nông nghiệp; 2) Giáo dục; 3) Y tế và vệ sinh; 4) Cảnh sát và an ninh. Như vậy, giáo dục nằm ở vị trí thứ hai trong chính sách ưu tiên của Pháp ở Đông Dương.

Chi phí cho giáo dục tăng, đặc biệt tăng mạnh kể từ ăm 1920. Trong vòng 7 năm (từ 1917 đến 1924), chi phí cho giáo dục nói chung ở Bắc Kỳ tăng hơn 3 lần, từ 621.357 đồng Đông Dương năm 1917 lên 2.121.897 năm 1924. So với tổng ngân sách chi cho Bắc Kỳ, tỉ lệ dành cho giáo dục khá cao, kể từ năm 1920, chi phí cho giáo dục hàng năm đều trêm 10% tổng ngân sách, đặc biệt năm 1924, tỉ lệ này là 15%. Tuy nhiên trong ngân sách chi cho giáo

55

dục thì số chi phi do nhân dân phải đóng khá nhiều. Theo như năm 1922 phần chi phí cho giáo dục cả nước là 3 triệu 118 ngàn đồng, trong đó có 1 triệu 691 ngàn là “học phí” do các làng xã nộp để xây dựng trường lớp và trả lương cho thầy giáo, chứ không phải như trong quy chế của Sarraut đã ghi là “kinh phí cho các trường tiểu học do ngân sách địa phương”.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)