Đặc điểm của giáo dục Pháp-Việt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 90)

1884)

3.1.Đặc điểm của giáo dục Pháp-Việt ở Việt Nam

Sau khi đã bình định được dân tộc ta về mặt quân sự, thực dân Pháp đã bắt tay vào công cuộc cai trị, áp bức bóc lột. Trong đó tiến hành trên cả lĩnh vực văn hóa giáo dục. Sau nhiều cuộc cải cách, nền giáo dục Pháp - Việt đã đi đến hoàn chỉnh. Chúng ta có thể rút ra được một số đặc điểm về nền giáo dục này như sau:

- Thứ nhất: Thực dân Pháp đã xây dựng hệ thống giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam trên cơ sở của nền giáo dục Nho giáo đã bám rễ sâu rộng. Tuy nhiên, nền giáo dục đó đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Pháp coi nền Nho học cũ ở Việt Nam là nơi đào tạo những người trung thành với chế độ vua quan phong kiến và không có ích cho việc đào tạo những người phục vụ trong bộ máy cai trị thực dân. Chính vì thế, ngay khi chiếm được Nam kỳ làm thuộc địa, thực dân Pháp đã ngay lập tức xóa bỏ hệ thống giáo dục cũ, từng bước xây dựng nên nền giáo dục Pháp - Việt. Và kết quả là năm 1864 kỳ thi hương cuối cùng được tổ chức ở Nam Kỳ, ở Bắc Kỳ là năm 1915, Trung Kỳ là 1918. Kỳ thi hội cuối cùng cũng kết thúc tại Huế năm 1919. Từ đó chấm dứt sự tồn tại của nền giáo dục Nho học, thực dân Pháp đi vào phát triển và hoàn thiện nền giáo dục Pháp- Việt.

- Thứ hai: Nền giáo dục Pháp - Việt là nền giáo dục phục vụ cho mục đích chính trị của thực dân Pháp. Chúng ta có thể thấy rằng, ngay từ khi tiến hành xây dựng nền giáo dục Pháp - Việt thì những nhà trường đầu tiên đã hoàn toàn phục vụ cho mục tiêu chính trị và quân sự. Nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp nhân viên và phiên dịch làm việc cho bộ máy hành chính với việc

86

coi giáo dục là công cụ đắc lực của chính quyền thực dân, bởi vì “ chỉ có chinh phục đất đai không đủ mà còn phải chinh phục cả tâm hồn nữa” và “giáo dục là một công cụ mạnh nhất và chắc chắn nhất trong tay kẻ chinh phục”. Pháp còn dựa vào giáo dục để đối phó với sự đấu tranh của nhân dân ta đòi có một nền giáo dục tiến bộ.

- Thứ ba: Nền giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam được thực dân Pháp mô phỏng theo hệ thống giáo dục lúc đó ở Pháp rồi điều chỉnh, thêm bớt cho phù hợp với mục đích và tình hình thực tế ở Việt Nam. Trong nền giáo dục này, chương trình học do nhà nước qui định có tính chất bắt buộc cho thầy và trò. Tiếng Pháp đã trở thành ngôn ngữ để thầy trò trao đổi với nhau trong lớp học, các sách giáo khoa đều viết bằng tiếng Pháp, chỉ trừ ba lớp tiểu học đầu là được dùng tiếng Việt. Sau đó tiếng Việt chỉ còn được học như một ngoại ngữ. Chữ Nho được học theo tinh thần tự nguyện, một tuần một giờ ở các lớp trên các bậc tiểu học nếu có thầy dạy. Tuy nhiên trong chương trình giáo dục Pháp -Việt thì sách giáo khoa thì hoàn toàn để cho các nhà sản xuất tư nhân mời nhà biên soạn (thường là các thầy giáo có kinh nghiệm). Sách giáo khoa chỉ dùng để tham khảo cho thầy và trò. Trong các trường Pháp - Việt , ở bậc tiểu học, sách giáo khoa do Nha học chính Đông Dương chủ trì tổ chức biên soạn và xuất bản, rồi bán rẻ cho học sinh. Còn từ bậc cao đẳng tiểu học trở lên thì dùng sách giáo khoa xuất bản cho học sinh ở Pháp.

-Thứ tư: Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được Pháp tiến hành xây dựng trên toàn nước Việt Nam nhưng qui mô rất nhỏ bé, không hướng đến quảng đại quần chúng: một phần là do chủ trương giáo dục của thực dân Pháp, một phần là do hoàn cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam lúc đó (dân số nước ta lúc đó vào khoảng 20 triệu người).

Vào trước và sau những năm 1940 của thế kỷ XX, qui mô đó đại thể như sau: Ở các huyện lỵ, có các lớp bậc sơ học. Ở các tỉnh lỵ và đôi khi ở

87

các huyện lỵ lớn có trường tiểu học. Ở các tỉnh lỵ lớn, có trường sơ học hay tiểu học cho nữ sinh. Như vậy, trung bình mỗi tỉnh có từ 2 đến 4 trường tiểu học; qui mô học sinh mỗi trường từ trên 100 học sinh đến vài trăm.

Ở một số tỉnh lỵ, thành phố lớn có trường cao đẳng tiểu học. Ở Bắc Kỳ có trường cao đẳng tiểu học tại Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn. Ở Trung Kỳ, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An (Vinh), Qui Nhơn có trường cao đẳng tiểu học qui mô từ trên 100 học sinh như ở Thanh Hóa, tới vài trăm học sinh như ở Huế. Nam Kỳ có tại Sài Gòn, Cần Thơ, Mỹ Tho. Tại Huế, Hà Nội, Sài Gòn có trường cao đẳng tiểu học riêng cho nữ sinh.

Về bậc học tú tài, chỉ có ở Hà Nội (trường Bưởi), Huế (trường Khải Định), Sài Gòn (trường Pestrus Ký, nay là trường Lê Hồng Phong); mỗi nơi có khoảng 100 đến 200 học sinh. Ngoài ra, còn có các lớp tú tài dành riêng cho con em người Pháp.

Ngoài hệ thống trường công, còn có các trường tư, chủ yếu do hội Thiên chúa được xây dựng ngay từ đầu Pháp đặt đô hộ ở Nam Kỳ. Về sau từ khoảng năm 1930 trở đi, một số tư nhân người Việt cũng mở trường tư. Các trường tư này có ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn và một số tỉnh lỵ lớn chủ yếu là ở bậc tiểu học; bậc cao đẳng tiểu học chỉ có ở ba đô thị trung tâm ở ba kỳ.

- Thứ năm : Nền giáo dục Pháp - Việt mà Pháp thi hành với mục đích và cách tổ chức như vậy đã tạo cho nền giáo dục này có ba tính chất đan xen nhau: tính chất thực dân, tính chất tư sản (vì mô phỏng cấu trúc, nội dung, phương pháp của nền giáo dục tư sản Pháp thời kỳ đó) và tính chất phong kiến (ca ngợi triều đình Huế, tay sai của thực dân, đồng thời còn làm tô đậm thêm một số quan niệm lạc hậu của tôn tị trật tự phong kiến).

Như vậy, chúng ta có thể thấy được rằng nền giáo dục Pháp - Việt mà Pháp thi hành xây dựng ở nước ta đã có những đặc điểm riêng biệt, nó khác hẳn với nền giáo dục Nho giáo trước đó. Điều này đã tạo nên những tác động không nhỏ đối với nền giáo dục của nước ta.

88

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 90)