1884)
3.2. Tác động hai mặt của nền giáo dục Pháp-Việt
Chúng ta có thể thấy rằng, trong suốt thời kỳ thuộc địa, bên cạnh những chính sách bóc lột cực kì tàn khốc về kinh tế, đàn áp dãn man về chính trị, thực dân Pháp đã thi hành một chính sách giáo dục nô dịch thuộc địa nhằm thực hiện âm mưu chính trị rất thâm độc, nhằm đồng hóa lâu dài đối với dân tộc ta. Song nhìn một cách tổng quát những chính sách về giáo dục này cũng đã mang lại những hệ quả tích cực và tiêu cựu đối với nền giáo dục nước ta. 3.2.1. Về mặt tích cực
Sự áp đặt mô hình giáo dục phương Tây của thực dân Pháp vào Việt Nam đã diễn ra trong bối cảnh nền giáo dục Nho giáo đang hồi suy tàn. Với một lối dạy học lạc hậu, nội dung phiến diện không đáp ứng được yêu cầu đổi mới để phù hợp với thời đại, thì nền giáo dục phương Tây đã đưa đến những yếu tố mới cho nền giáo dục.
Về hình thức: Khác với trường Nho giáo được tổ chức khá tự do, các trường Pháp - Việt được quản lý tập trung theo một chương trình thống nhất trên toàn Đông Dương. Điều này giúp cho việc thống nhất về ngôn ngữ và chương trình đào tạo khắp các vùng ở Việt Nam. Đó là việc tổ chức hệ thống trường học, cấp học, lớp học có hệ thống bài bản, với hình thức tổ chức dạy học tập trung. Học sinh được tổ chức học thành lớp có cùng độ tuổi, giống nhau về tâm sinh lý, cùng học một chương trình thống nhất. Nền giáo dục đa dạng về loại hình trường lớp, hệ thống giáo dục được tổ chức rộng khắp. Hệ thống các trường Nho học đã bị thu hẹp và đến năm 1919 thì ngừng hoạt động. Trong khi đó, chính quyền thực dân đã sử dụng mọi biện pháp để mở rộng và bành trướng hệ thống giáo dục Pháp - Việt, đưa hệ thống giáo dục Pháp - Việt lên hàng đầu và chiếm vai trò chi phối toàn bộ nền giáo dục nước ta.
Về qui mô số lượng: Chúng ta có thể thấy rằng, rõ ràng so với đầu thế kỉ XX, nền giáo dục Việt Nam trong những năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều sự thay đổi về hệ thống tổ chức, cơ cấu ngành nghề và nội dung đào
89
tạo. Mặc dù đây là một nền giáo dục thực dân, phục vụ các mục tiêu chính trị và kinh tế của chủ nghĩa thực dân, với chủ thể tiếp nhận là học sinh Việt Nam. Trong hơn 60 năm phát triển, giáo dục Pháp - Việt đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đây là kiểu trường học đông nhất về số lượng và đóng vai trò quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục. Về số lượng trường học và người đi học, đến niên khóa 1922-1923, tức là 5 năm thực hiện cải cách giáo dục lần thứ hai, ở Việt Nam đã có 3.039 trường tiểu học, 7 trường cao đẳng tiểu học và 2 trường trung học; số học sinh gồm 163.110 người. Từ niên khóa 1923-1925 đến 1930, số lượng học sinh tăng từ 187.000 người lên 434.335 người, trong đó có cả học sinh trường công và tư với các cấp từ vỡ lòng đến trung học.
Riêng số lượng sinh viên mặc dù chiếm một tỷ lệ nhỏ trong những người đi học nhưng số lượng cũng có tăng. Trong năm học 1922- 1923, tổng số sinh viên các trường cao đẳng là 436 người. Đông nhất là sinh viên các ngành Y - Dược (106) người và Công chính (104 người ), còn ngành sư phạm có số lượng sinh viên đứng gần cuối bảng gồm 41 người. Đến niên khóa 1929- 1930, lực lượng sinh viên tăng lên khoảng hơn một trăm, gồm 551 người.
Ngoài ra còn phải kể đến một bộ phận học sinh các trường chuyên nghiệp và kỹ nghệ thực hành. Tính đến năm học 1929 -1930, riêng Bắc Kỳ có 900 học sinh chuyên nghiệp và học nghề.
Cùng với học sinh, lực lượng giáo viên cũng tăng nhanh chóng so với hồi đầu thế kỉ. Theo thống kê của chính quyền Pháp, năm 1930 ở Việt Nam có 12.000 giáo viên các cấp.
Về nội dung giáo dục: Trường học Pháp - Việt chính là cầu nối giữa Nho học truyền thống với giáo dục Việt Nam hiện đại. Kể từ khi trường Pháp - Việt được thành lập, lối học chỉ trọng văn chương thơ phú của Nho Giáo nhường chỗ cho chương trình đưuọc phân bố từ thấp đến cao, từ đơn giản đến
90
phức tạp. Chương trình được xây dựng với nội dung giáo dục toàn diện không chỉ có khoa học xã hội mà cả khoa học tự nhiên, kĩ thuật, ngoại ngữ. Trong khoa học xã hội học sinh được học cả lịch sử, văn học thế giới, triết học đông tây, luân lý; trong khoa học tự nhiên có toán học, địa dư, kinh tế...; về sau học sinh còn được phân ban theo các ban khoa học, ban toán và ban triết học. Nội dung giáo dục không chỉ giới hạn trong sách “thánh hiền” mà hiểu biết của học sinh đã được mở rộng ra nhiều lĩnh vực, điều mà giáo dục Nho học trước đây không có. Những tri thức đó ngày nay có vẻ hết sức đơn giản, nhưng đối với các thế hệ thanh niên trí thức ở nước ta vào đầu thế kỷ XX lại hết sức mới mẻ và hấp dẫn, tạo cơ sở để cho họ từng bước thay đổi nhận thức, tạo lập cho họ một cái nhìn mới, một lối tư duy khách quan hơn về thế giới. Ngoài ra học sinh còn được chú trọng tới các môn học thực nghiệp. Điều đó có nghĩa trường học không chỉ dạy kiến thức mà còn hướng học sinh tới những vấn đề thiết thực của cuộc sống. Đi học không chỉ để làm quan mà còn còn có thể làm rất nhiều nghề nghiệp khác nhau. Như là công nhân, kĩ thuật, thương mại, nhân viên...Như vậy so với nền giáo dục phong kiến, thì cá nhân được phát triển năng lực đầy đủ hơn, toàn diện hơn để có thể phục vụ xã hội theo năng lực của mình.
Cùng với việc bắt buộc phải học chữ Pháp và chữ Quốc ngữ, các trường Pháp - Việt và cả các trường Nho giáo đã trang bị cho học sinh hai thứ ngôn ngữ hữu ích để mở rộng giao tiếp và hiểu biết của mình đối với các nền văn hóa thế giới. Việc đưa chữ quốc ngữ vào tiểu học đã giúp trẻ nhanh chóng biết đọc, biết viết hơn hẳn việc xưa kia học chữ Hán rất khó học, khó nhớ, giúp cho học sinh tiếp thu dễ dàng hơn một số kiến thức bổ ích, thiết thực phục vụ cho cuộc sống lúc đó. Và mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng bước đầu thông qua giáo dục, người Pháp cũng đã truyền bá được văn minh châu Âu vào Việt Nam. Cùng với sự du nhập của những yếu tố văn minh vật chất, lối
91
sống theo văn hoá phương Tây được hình thành ở những đô thị lớn. Những tư tưởng tiến bộ cũng được tiếp nhận phát huy.
Không chỉ có sự thay đổi về trí thức, ngay cả về phương pháp giáo dục và đào tạo trong các trường học thực dân cũng có nhiều đổi mới. Ngoài mục đích ngu dân, các nhà trường này còn rèn luyện cho học sinh thức chủ động và kỷ luật trong học tập, hình thành và phát triển khả năng tư duy khoa học, tập cho họ thói quen suy nghĩ và hành động một cách độc lập, tự chủ.
Đặc biệt một điểm khác với các nhà trường Nho giáo, trong nền giáo dục Pháp - Việt, phụ nữ được chính thức chấp nhận vào trường học, được công nhận ngang nam giới. Đây là một bước ngoặt lịch sử, đóng góp vào quá trình hiện đại hóa không chỉ ở mặt vật chất kỹ thuật mà còn ở nhận thức của người dân đối với các vấn đề xã hội.
Ngoài ra, trường hoc Pháp - Việt có vai trò làm biến đổi cơ cấu xã hội. Không phải ai khác chính những người đã tốt nghiệp các trường Pháp- Việt (đến năm 1945 tổng cộng có 400.000 người có bằng Pháp - Việt) đã tạo nên giai cấp tầng lớp trí thức mới cho xã hội Việt Nam. Họ làm nhiều nghề nghiệp khác nhau, từ giáo viên bậc thấp như sơ học, tiểu học đến trung học và một số ít tham gia giảng dạy đại học. Ngoài ra còn đảm nhiệm nhiều ngành nghề khác như luật sư, bác sĩ....Điều đặc biệt là mặc dù được đào tạo trong các trường học của Pháp, chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Pháp, nhưng tầng lớp trí thức Tân học ở Việt Nam lại có một nền tảng giáo dục truyền thống rất vững chắc. Họ vừa am hiểu văn hóa, ngôn ngữ Pháp nhưng lại rất tinh thông Nho học. Những trí thức Tân học này bắt đầu dịch thuật các tác phẩm chữ Hán, chữ Pháp ra chữ quốc ngữ để phổ biến trong nhân dân.Họ còn trực tiếp truyền bá tư tưởng khoa học và tư tưởng dân chủ phương Tây cho nhân dân thông qua các chuyến đi du học và từ nguồn sách báo từ nước ngoài. Cũng qua sách báo yêu nước và tiến bộ, nhiều trí thức, sinh viên, học sinh ở Việt
92
Nam đã nhận thức ra sự đối xử bất bình đẳng, miệt thị của người Pháp đối với dân bản xứ. Trừ một số cam tâm làm tay sai cho Pháp, còn phần lớn trí thức có lòng yêu nước và gắn bó với các phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân. Họ đã đóng góp một phần quan trọng trong phong trào giành độc lập dân tộc mà đỉnh cao là cách mạng tháng 8/1945. Những người trong số họ đã trở thành những nhà lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước như Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng...nhiều người giữ vị trí then chốt trong bộ máy Nhà nước như Tạ Quang Bửu, Vũ Đình Hòe.. hoặc là những chuyên gia, kỹ sư, bác sĩ...có đóng góp cho sự phát triển của đất nước. Họ đã tạo thành một giới trí thức được liên kết bởi một mục tiêu chung: đấu tranh giải phóng và gìn giữ phát triển văn hóa dân tộc. Cuộc đấu tranh này đã cố kết tầng lớp trí thức Việt Nam với sức mạnh dẻo dai, biến họ từ những người được đào tạo trong nhà trường thực dân thành một lực lượng chiến đấu bền bỉ để giành độc lập và bảo tồn dân tộc Việt Nam.
3.2.2. Về mặt tiêu cực
Trước hết, trường học luôn được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Toàn Quyền Đông Dương. Sự quản lý mang nặng mục tiêu chính trị này đã cản trở việc đầu tư mang tính khoa học để có thể xây dựng một nền giáo dục dành cho người Việt và phục vụ cho lợi ích của người Việt.
Ngay sau khi những tên lính viễn chinh làm xong nhiệm vụ xâm lăng thì thực dân Pháp đặc biệt quan tâm tới chính sách văn hóa giáo dục, xem giáo dục như là công cụ chắc chắn nhất để thực hiện mưu đồ “chinh phục tâm hồn” những người dân thuộc địa. Mục đích của chúng là đào tạo ra tay sai, đội ngũ công nhân chuyên nghiệp, thợ lành nghề phục vụ cho yêu cầu khai thác thuộc địa . Đồng thời thông qua nhà trường, phổ biến văn hóa giáo dục nô dịch phản động, thực hiện mưu đồ đồng hóa rất lâu dài đối với dân tộc ta, đặc biệt là việc đầu độc đồng hóa thế hệ trẻ. Như vậy việc mở trường học không
93
phải xuất phát từ thiện tâm khai hóa của thực dân Pháp mà xuất phát từ âm mưu nô dịch, đồng hóa, thi hành chính sách ngu dân và khai thác kinh tế, tài nguyên ở thuộc địa, từ nhu cầu đào tạo tay sai và âm mưu ru ngủ, đầu độc tinh thần của thế hệ trẻ.
Việc thi hành chính sách ngu dân còn thể hiện trong việc tổ chức giáo dục. Pháp đã hạn chế việc học tập, giới hạn quyền học tập ở mức thấp nhất đối với con em nhân dân lao động.
Sự hạn chế này, nhà cầm quyền đã tự nói trắng ra chứ không cần úp mở. Viên toàn quyền Đông Dương Pôn Đume đã thú nhận:
“Nhưng vì hiện nay, những phương tiện giáo dục của chúng ta không cho phép với tới quảng đại quần chúng, mà chỉ hạn chế những sự cố gắng của chúng ta cho một thiểu số, cho nên phải có sự lựa chọn kĩ càng thiểu số đó. Phải coi giáo dục như một thứ của quí không thể đem phân phát cho bất kỳ ai mà phải hạn chế sự ban ơn đó, cho những người được thừa hưởng xứng đáng. Hãy chọn những học sinh của chúng ta, trước hết trong đám con em những người cầm đầu, con em những bậc kì hào”. [5, tr. 57].
Như thế, ta thấy rằng trước hết Pháp dành đặc quyền, đặc lợi cho con em những kẻ giàu có, tư sản , địa chủ phong kiến và tầng lớp trên trong xã hội được vào học những loại trường trên.
Chính Toàn quyền Merlin trong bài diễn văn đọc tại phiên họp thường kì của hội đồng cai trị Đông Dương năm 1923 cũng đã nói rằng: “chỉ cung cấp cho nhân dân Việt Nam một sự giáo dục nhỏ giọt, phát triển theo chiều nằm, chứ không theo chiều đứng” [10,tr.161]. Vì vậy năm 1924 Merlin đưa ra cải cách giáo dục rất nguy hại. Tên thực dân cáo già viện lẽ rằng 9/ 10 học sinh nông thôn không đủ sức theo học đến bậc sơ học cho nên chính quyền thực dân chỉ cần mở những loại trường sơ học là đủ đối với đối tượng này. Ở
94
các vùng nông thôn chỉ cần mở những loại trường Âu học và Sơ học, càng lên cao càng hạn chế khắt khe.
Như vậy, mặc dù Pháp đã hạn chế việc học tập, giới hạn quyền học tập ở mức thấp nhất đối với con em nhân dân lao động ở các cuộc cải cách sau này có tăng so với thời kì đầu xâm lược. Nhưng tỷ lệ số học sinh đi học vẫn rất ít.Và theo số liệu trong “Đông Dương niên giám thống kê” năm 1936-1937:
+ Bậc sơ học: (Lớp vỡ lòng, lớp 1) bình quân 3 làng, dân số 3000 người có 1 trường sơ học với số học sinh 60 người. (2% dân số)
+ Bậc tiểu học: (Lớp 2,3,4) bình quân 34 làng, dân số 30.000 người có 1 trường tiểu học với 115 học sinh.(0,4 % dân số).
+ Bậc cao đẳng tiểu học: Cả Việt Nam năm học 1936- 1937 có 16 trường. Tỷ lệ học sinh cao đẳng tiểu học là 0, 02 % (trong số 1 vạn dân có 2 học sinh cao đẳng tiểu học).
+ Bậc trung học: năm 1936- 1937 đến trước ngày cách mạng tháng 8 thành công, trên toàn cõi Việt Nam chỉ có 3 trường trung học công, số học sinh là 369. Bình quân là 123 học sinh/ 1 trường và cứ có một triệu dân mới có 19 học sinh trung học. Tỷ lệ là 0,0019%. [5, tr. 59-60].
Những con số trên là bằng chứng hùng hồn nhất chứng minh thực chất chiêu bài khai hóa văn minh mà thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Trường công do Pháp mở ra đã hạn chế đến mức nhỏ giọt như vậy. Nhưng việc cho phép mở trường tư thục cũng rất khó. Ngay cả những trường đã có từ trước khi thực dân Pháp sang nay cũng bị tan rã vì “thuế má nặng nề, phu dịch thường xuyên” làm cho các gia đình giàu có cũng bị ra sút, nên không còn khả năng nuôi các thầy đồ để dạy cho con cái mình và cho con cái những người láng giềng như xưa nữa.
Qua đó ta thấy rằng phần lớn học sinh, nhất là học sinh các lớp cao (cao đẳng tiểu học, trung học) và sinh viên đại học đều là con em các gia đình giàu có hoặc có địa vị nhất định trong xã hội. Còn các gia đình nông dân nghèo
95
may mắn lắm cũng chỉ có khả năng cho con em theo học các trường chữ Hán hoặc chữ Quốc ngữ ở trường làng. Chính vì vậy, số trẻ em thất học vẫn chiếm tỉ lệ rất lớn, khoảng 7- 8 phần mười số người ở độ tuổi đi học.
Về nội dung dạy học : Trước hết ta có thể thấy rằng, mặc dù đã có sự toàn diện hơn so với thời kỳ phong kiến. Song các bộ môn vẫn nặng về lí thuyết, thiếu những tri thức gắn với thực tiễn Việt Nam, thiếu phần thực hành. Các bộ môn xã hội thì đều theo như sách dùng bên Pháp hoặc biên soạn lại để tăng cường tính chất nô dịch, phản dân tộc, phản khoa học.