GIÁO DỤC PHÁP VIỆT TỪ NĂM 1861 ĐẾN NĂM 1884

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 35)

6. Bố cục khóa luận

2.1. GIÁO DỤC PHÁP VIỆT TỪ NĂM 1861 ĐẾN NĂM 1884

2.1.1. Những trường học đầu tiên ở Nam Kỳ ( 1861-1867)

Ngày 1/9/1858, thực dân Pháp nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng xâm lược nước ta, bị quân và dân ta chống lại quyết liệt, quân Pháp đổi hướng tấn công quay vào Gia Định. Bốn năm sau, chúng buộc triều đình Huế ký hòa ước cắt đất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và sau 5 năm (1867) ba tỉnh miền Tây cũng bị thôn tính, toàn bộ Nam Kỳ bị đặt dưới quyền cai trị của các đô đốc. Đó là giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh xâm lược. Không đợi đến khi chiếm xong toàn bộ Nam Kỳ mà ngay sau khi lấy được Chí Hòa vào ngày 25/2/1861, ngày 21/9 năm ấy, đô đốc Chaner đã ký nghị định thành lập trường Bá Đa Lộc để dạy tiếng Pháp cho người Việt và dạy tiếng Việt cho người Pháp. Trường do tên cố đạo Cơ rốc, thông ngôn riêng của Sácne, làm hiệu trưởng. Học viên của trường này là những ngụy quân hoặc những tên Việt gian làm tay sai cho Pháp. Mục đích của trường rất rõ ràng: Đào tạo những thông ngôn dịch cho đội quân xâm lược và những thư ký làm việc trong các cơ quan hành chính.

Ngoài thông dịch viên, bọn chúng cũng cần những người trí thức để làm tay sai cho chúng trong các ngành kinh tế, chính trị, vệ sinh. Nhưng Pháp vấp phải một số khó khăn như:

- Thứ nhất là tuyệt đại đa số các sĩ phu, những người trí thức có uy tín trong nhân dân đều chống giặc, bất hợp tác với giặc. Họ tìm cách xa lánh chúng hoặc bỏ về làng mở trường dạy học, giáo dục tinh thần yêu nước, bài Pháp cho trẻ em.

31

- Thứ hai đó là thực dân Pháp và tay sai chỉ biết chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, trái lại nhân dân ta và sĩ phu lại chỉ biết chữ Nho. Muốn ra một thông báo chúng phải dịch từ chữ Quốc ngữ sang chữ nho.

Và một khi chữ nho còn được sử dụng và truyền bá, thì theo chúng, tinh thần quật khởi của nhân dân Nam Kì còn bùng lên không bao giờ tắt. Chữ nho chính là công cụ đắc lực được các sĩ phu sử dụng để truyền bá tư tưởng yêu nước và bài Pháp.

Trước tình hình đó, bọn thực dân Pháp chủ trương phổ biến sâu rộng chữ Quốc ngữ và chữ Pháp trong nhân dân ta. Chúng hy vọng với chữ Quốc ngữ và chữ Pháp, nhân dân ta sẽ hiểu người Pháp, “biết ơn” người Pháp, không chống đối người Pháp và như thế chúng có thể loại trừ chữ nho cùng ảnh hưởng của các sĩ phu trong dân chúng. Song đối với với nhân dân ta lúc đó kẻ nào học chữ Pháp là những kẻ vong tổ, phản quốc. Do đó nhân dân ta cũng như các sĩ phu đã ngăn cấm không cho con em mình theo học. Bọn thực dân Pháp gặp phải khó khăn là thiếu học sinh, nên chúng phải lấy cả lính bộ, lính thủy vào học.

Do sự phản kháng của nhân dân ta và các sĩ phu yêu nước, bọn thực dân Pháp buộc phải duy trì nền giáo dục Nho học cũ.Với việc làm này, chúng hy vọng sẽ lôi kéo được các sĩ phu về phía chúng, do đó bọn Pháp đã khôi phục lại chế độ khoa cử ngày trước ở các tỉnh đã chiếm được. Trong việc học hành, thi cử, bọn Pháp cũng không bắt buộc phải có chữ Pháp hay chữ Quốc ngữ. Nhưng dự định của Bôna (người kế tục Charner) không thực hiện được. Nó gặp phải sự phản đối của một số trong bọn thực dân vì nó sẽ “ khôi phục lại nền thống trị trên đất Nam Kỳ những trường học hoàn toàn chống đối lại nền thống trị của chúng ta” và “một điều chắc chắn rằng những kỳ thi sẽ làm cho chúng ta hết sức lúng túng, vì một thiểu số người Pháp không thể kiểm soát nổi việc học hành và xuất bản sách, và các thầy đồ sẽ lợi dụng cơ hội để

32

quấy rối dân chúng và kích động họ chống lại chúng ta” [1, tr. 37]. Không những thế các sĩ phu yêu nước cũng thấy rõ âm mưu của Pháp là muốn lợi dụng họ, nên các sĩ phu cũng tẩy chay, không hưởng ứng.

Ngày 16/7/1864 Pháp ra nghị định thành lập một số trường tiểu học ở các tỉnh để dạy chữ Quốc ngữ và dạy toán. Họ cho xuất bản cấp tốc ba cuốn sách giáo khoa, một về các mẫu chữ quốc ngữ, hai cuốn về số học và hình học sơ giản. Để thay thế cho các tập sách đọc mà họ chưa biên soạn, đồng thời để tuyên truyền cho chế độ thuộc địa mà họ đã phát đến tận tay các học sinh tờ “Nguyện san thuộc địa” hoặc tờ “Gia Định báo”. Các cơ quan cai trị cũng rất quan tâm đến công việc này, thanh tra nội chính trực tiếp đôn đốc việc tổ chức và dạy dỗ trong các trường học. Nhưng nhà trường vẫn không thu hút được học sinh vào

học. Do đó chúng lại chủ trương “kéo về các trường của chúng ta những trẻ em bản xứ ở các vùng lân cận bằng phần thưởng, các khuyến khích và bằng viễn cảnh những quyền lợi gắn liền với một nền giáo dục chắc chắn và thực dụng”.

Chúng đã dùng tiền để thưởng cho những học sinh biết đọc, biết viết. Năm 1866 chúng không những dùng tiền để làm phần thưởng cho học sinh mà còn tổ chức triển lãm để trưng bày các bài luận của học sinh. Ngoài ra bọn Pháp còn giúp đỡ tiền và tạo điều kiện cho việc thành lập các trường dòng, lợi dụng lòng mộ đạo của người công giáo, hòng thu hút họ vào trường để đào tạo thành thông ngôn, thư kí. Với những việc làm mua chuộc, dụ dỗ trên năm 1866 chúng đã mở được 47 trường với tổng số học sinh là 1238 người [ 13, tr. 188]

2.1.2 Những thay đổi về tổ chức giáo dục và nội dung giáo dục (1868- 1884)

Từ năm 1868 đến 1884 là thời kỳ thực dân Pháp mở rộng chiến tranh xâm lược ra toàn quốc. Pháp đã buộc triều đình Huế phải ký hòa ước (1884) công nhận quyền đô hộ của chúng trên toàn đất nước ta. Giai đoạn này, giáo

33

dục của họ cũng chỉ mở rộng được ở Nam Kỳ còn ở Bắc và Trung Kỳ là đất mới chiếm nên chưa tổ chức được gì.

Sau khi chiếm xong toàn bộ Nam Kỳ, đô đốc La- Grăngđie cho mở mỗi tỉnh lỵ một trường tiểu học do một số thông dịch viên làm thầy giáo. Chương trình chỉ có học đọc, học viết chữ quốc ngữ, giáo viên được trả mỗi ngày một franc và những học sinh biết đọc biết viết cũng được trả như vậy. Những người này được phép trở về làng của mình mở trường dạy học. Năm 1867, nhà cầm quyền tổ chức một kỳ thi chung cho các thuộc địa và phát phần thưởng ở trường trung học Bá Đa Lộc là trung tâm giáo dục ở Nam Kỳ hồi đó, đồng thời cũng tổ chức bồi dưỡng các giáo viên tập sự và giáo viên chính thức. Giáo viên được chia làm hai cấp: bậc một là những người có thể dịch Pháp sang tiếng Việt, mỗi năm 60 France và bậc hai mỗi năm 300 france cho những người có thể dịch tiếng Việt ra tiếng Pháp và làm 4 phép tính. Ngày 22/6/1868, một quyết định mới cho phép trường Bá Đa Lộc nhận những học sinh mới theo học dở dang ở trường trung học Pháp về vì thiếu ngân sách.

Cũng trong năm này đô đốc La- Grăngđie tổ chức một trường tiểu học cho con Pháp kiều (công chức và nhà buôn). Trường này ngoài hai bậc sơ đẳng tiểu học và cao đẳng tiểu học còn có một lớp đào tạo thông dịch người Pháp và người Việt, dạy theo chương trình trung học.

Bọn chúng đã gửi sang Pháp một số học sinh là con em của những tên tay sai trung thành. Năm 1867 chúng đã gửi sang Pháp 12 học sinh, La Grăngddie gửi thêm 15 học sinh và đô đốc Ô-ri- ê (Ohier) đã gửi tới 80 người sang Pháp học. Nhưng chúng lại rất sợ ảnh hưởng của nền văn hóa của chúng đối với những học sinh này. Bởi vậy chúng đã hạn chế gay gắt việc người Việt Nam sang Pháp du học, vì theo chúng “Con đường sang Pháp là con đường chống nước Pháp”. Do đó, chúng bắt buộc bất cứ người dân thuộc địa nào muốn sang Pháp du học “phải được toàn quyền” cho phép sau khi có ý

34

kiến của thù hiến xứ và giám đốc học chính và phải làm đầy đủ thủ tục hết sức phiền phức để chứng minh rằng đó là một người “trung thành với nước đại Pháp”. Nếu ai không làm đúng như vậy tức là muốn tự mở mang kiến thức bằng con đường riêng của mình đều bị ghép vào tội “âm mưu phiến loạn”. Bọn thực dân Pháp thực sự lúng túng ở Việt Nam. Năm 1867 chúng đã bãi bỏ khoa thi chữ nho ở Nam Kỳ.

Đứng trước tình thế khó khăn ở Việt Nam, bọn thực dân Pháp phải tìm phương án mới trong giáo dục.

Ngày 10/7/1871 chúng đã ra nghị định thành lập trường sư phạm thuộc địa để đào tạo giáo viên và nhân viên công sở, những tên tay sai đầu tiên về văn hóa. Học chữ Pháp là chính, chữ nho và chữ quốc ngữ là phụ. Những giáo viên tốt nghiệp trường này sẽ tỏa đi các trường tiểu học được thành lập ở các thị trấn. Pháp cấp học bổng cho học viên, thưởng tiền cho giáo viên. Với chính sách mua chuộc, dụ dỗ đó nên đến năm 1874 đã có một số đông làm nhiệm vụ giảng dạy ở hơn 20 trường tiểu học. Một số phần tử tri thức đã trở thành tay sai đắc lực, tuyên truyền cho mục đích “khai hóa” của Pháp như Trương Vĩnh Kí, Diệp Văn Cương và Nguyễn Văn Của...

Với phương án của Lurô năm 1873 thực dân Pháp cho mở trường Hậu Bổ nhằm đào tạo những tên thanh tra dân sự người Pháp, chính Lurô làm hiệu trưởng, với mưu đồ rất lớn đào tạo đội ngũ tay sai không những ở Nam Kỳ mà còn chuẩn bị cho việc xâm chiếm Bắc Kỳ, Trung Kỳ sau này nữa. Nhưng số học sinh không đủ vì “rất hiếm những người có điều kiện mong muốn” nên chúng phải tuyển cả hạ sĩ quan và lính tập vào học. Những sĩ quan người Pháp được tuyển vòa phải học tiếng Việt, chữ nho, môn hành chính bản xứ, một số kiến thức về kiến trúc và thực vật học. Kết quả sau 4 năm tồn tại, trường đã đào tạo được 50 thanh tra dân sự cho Nam Kỳ. Pháp còn lập ở Sài

35

Gòn trường nho sĩ để thu hút nhà nho đầu hàng, chuyên dạy chữ Hán và duy trì trường dạy chữ hán đã có từ trước.

Năm 1873, thực dân Pháp đã thay thế các trường học chữ nho bằng trường mới gọi là trường quốc ngữ, dạy chữ quốc ngữ, một ít chữ Pháp và một ít kiến thức khoa học nhằm nhanh chóng đồng hóa nhân dân Nam Kỳ, song chúng cũng bị thất bại vì nhân dân ta cho con em đi học rất ít. Trước tình hình đó, thống đốc Đuyprê cho thành lập ban học chính gồm những người Pháp thông hiểu tiếng Việt, chữ nho và thông hiểu tập quán của Việt Nam ở Nam Kỳ như Luyarô, Philátstrơ... để nghiên cứu việc giáo dục ở Nam Kỳ. Bọn này đưa ra nhiều đề nghị dịch và in nhiều sách quốc ngữ, in tự điển Pháp - Hán Việt, giảng dạy chữ nho, song song với chữ quốc ngữ, duy trì các trường Hán học. Trong các trường Pháp mở, học sinh theo học rất ít, còn ở nông thôn, các thầy đồ vẫn tiếp tục mở trường dạy con em học tập và thu hút được nhiều học sinh. Đây là một mối lo ngại đối với chúng. Trước tình hình đó, bon thực dân Pháp lại tìm cách chống lại nhân dân ta bằng cách ban hành một quy chế giáo dục vào tháng 11/1874. Đây là bản quy chế đầu tiên về giáo dục của thực dân Pháp.

Với bản quy chế 1874, chúng cấm các trường tư không được mở cửa nếu không được sự cho phéo của chính quyền. Các trường này phải đặt dưới sự kiểm soát của chúng, vì chúng sợ học sinh được các giáo viên dạy “làm loạn”. Nhưng thực chất ở các trường các thầy đồ, học sinh vẫn tiếp tục học theo lối cũ. Bọn thực dân Pháp rất lo ngại và tìm cách để kiểm soát các trường làng, song chúng lại rất lo sợ phản ứng mạnh mẽ của nhân dân, do đó chúng tìm mọi cách để mua chuộc dụ dỗ bằng cách: nếu thầy đồ nào dạy thêm chữ quốc ngữ sẽ thưởng thêm 200 Făng mỗi năm. Ngoài ra nhà trường còn được bọn chủ tỉnh “thăm viếng” luôn.

36

Bản quy chế năm 1874, chia nền giáo dục ra làm hai bậc tiểu học và trung học. Đối với bậc tiểu học, chúng bãi bỏ các trường dạy chữ quốc ngữ ở làng mà tập trung về 6 trường: Sài Gòn, Chợ Lớn, Mĩ Tho, Bến Tre, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Thời gian học là 3 năm, về chương trình: học đọc viết chữ quốc ngữ, chữ nho, chữ Pháp, số học. Cuối bậc tiểu học có một kì thi: Thi viết và thi vấn đáp.

Người đậu sẽ được học lên bậc trên, hay đi làm với số lượng là 360 Frăng/ năm. Bậc trung học dạy ở trường Satxơlu LôBa thay cho trường sư phạm trước đây. Thời gian học cũng 3 năm, dạy tiếng Pháp, chữ quốc ngữ, toán, địa lí, lịch sử (không dạy lịch sử Việt). Cuối bậc cũng tổ chức kì thi. Người đậu sẽ có thể đi dạy với số lương 600 Frăng/ năm, hay làm thư kí, thông ngôn 1000 Frăng/ năm. Chúng còn chủ trương dạy học chữ nho trong nhà trường và dùng học bổng để lôi kéo học sinh. Mặc dù bọn thực dân Pháp đã dùng mọi thủ đoạn để lừa bịp nhân dân ta, song kết quả không lấy gì làm tốt đẹp vì uy tín của nhà trường thực dân không tăng lên mà còn có chiều hướng giảm sút. Vì “chương trình năm 1874 còn kém rất xa so với chương trình ở các trường chữ nho”. Chúng bạc đãi giáo viên nên họ thường gửi đơn xin thôi nghề dạy học: “Các bức thư hàng ngày gửi tới tôi (thống đốc) trong đó họ xin thôi nghề giáo dục”. Còn “học sinh thì tôi (thống đốc) chắc rằng phần lớn là kẻ vô phúc do các làng thuê học và sự mất tín nhiệm hoàn toàn của chúng ta” [13,tr. 191]

Trong tình hình đó chúng lại phải dùng trò tiền thưởng cho học sinh mỗi tuần 25 xu và cho nghỉ một số ngày, nghĩa là chính chúng cũng phải thuê học sinh đi học.

Cuối cùng quy chế 1874 tỏ ra không có hiệu lực, chúng phải tìm ra một phương án mới khác với Lurô trước đây và thế là phương án mới được ra đời. Đó là bản quy chế do Laphông (Lafont) kí ngày 17/3/1879. Với bản quy chế này hệ thống giáo dục mới chia làm 3 cấp: cấp I, cấp II và cấp III.

37

+ Chương trình cấp I học trong 3 năm: học tiếng Pháp, bốn phép tính, chữ quốc ngữ, chỉ có yêu cầu đọc được thôi. Cuối năm thứ 3 có một kì thi lên cấp II.

+ Cấp II cũng học trong 3 năm: học tiếng Pháp, toán, chữ nho, chữ quốc ngữ, lịch sử và địa lí. Chữ nho và chữ quốc ngữ chỉ học hai ngày trong một tuần, còn các ngày còn lại học các môn khác bằng chữ Pháp. Cuối cấp II có một kì thi lên cấp III ai đậu được cấp bằng sơ học (Brevet élémentaire).

+ Cấp III học bốn năm, các môn học như cấp II nhưng đi sâu hơn. Hết cấp III có kì thi, tốt nghiệp được bằng cao học (Brevet supérieur).

- Về tổ chức, các trường vẫn đặt dưới quyền chỉ huy của giám đốc sở Nội vụ và bọn chủ tỉnh như bản quy chế năm 1874 đã quy định.

Nhưng nghị định Laphông không vượt quá khỏi lĩnh vực lí thuyết. Lơmi đờ Vile (Lemyre de Viler) không đồng ý với ý kiến của Laphông, hắn bãi bỏ gần như hòan toàn chữ nho. Một số giáo viên Pháp được đưa sang để dạy tiếng Pháp. Nghị định ngày 14/6/1880 được trường trung học Chasseloup Laubat dạy ba cấp, Mỹ Tho mở một thêm trường trung học, Chợ Lớn mở một trường cho Hoa Kiều và lai Hoa Kiều. Ngày 2/7/1880, ở

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp việt ở việt nam từ năm 1861 1945 (Trang 35)